4 lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ Vĩnh Long bị kỷ luật
Bốn lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ tỉnh Vĩnh Long bị kỷ luật do có khuyết điểm vi phạm trong lãnh đạo, điều hành và thực hiện nguồn kinh phí ngân sách cấp tại đơn vị và các nguồn quỹ hội.
Ngày 15-5, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Vĩnh Long đã có buổi họp báo thông tin về việc thi hành kỷ luật bốn lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ tỉnh.
Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thi hành kỷ luật bằng hình thức cách tất cả chức vụ trong Đảng đối với ông Lê Đông Nhạc – Bí thư Chi bộ cơ sở nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020, Phó Chủ tịch thường trực Hội Chữ thập đỏ nhiệm kỳ 2011-2016, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ nhiệm kỳ 2016-2021.
Ông Nhạc bị kỷ luật do có khuyết điểm, vi phạm trong lãnh đạo, điều hành và thực hiện nguồn kinh phí ngân sách cấp tại đơn vị và các nguồn quỹ hội; vi phạm quy chế làm việc của chỉ thị; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế dân chủ trong hoạt động cơ quan.
Ngoài ra, ông Nhạc đã không chấp hành nghiêm kết luận của đoàn kiểm tra Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Vĩnh Long họp báo thông tin về việc kỷ luật bốn lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Ảnh: HẢI DƯƠNG
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thị Kiều Linh – Chi ủy viên Chi bộ cơ sở Hội Chữ thập đỏ tỉnh Vĩnh Long nhiệm kỳ 2015-2020, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021) bị kỷ luật cảnh cáo.
Ngoài ra còn có bà Trần Thị Tuyết Mai – nguyên Chi ủy viên Chi bộ Hội Chữ thập đỏ tỉnh nhiệm kỳ 2010-2015, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021 và ông Trần Văn Minh – Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016, 2016-2021 cũng bị kỷ luật cảnh cáo.
Bà Mai và ông Minh được xác định đã có khuyết điểm, vi phạm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nguồn kinh phí ngân sách cấp tại đơn vị và các nguồn quỹ hội và chấp hành không nghiêm kết luận của Đoàn kiểm tra Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
Bên cạnh đó, tỉnh Vĩnh Long đã đề nghị Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam xem xét, thi hành kỷ luật về chính quyền đối với bốn vị này.
Lan tỏa tinh thần nhân đạo
"Dù bạn là ai, khi bạn cần - Chúng tôi có mặt!" là chủ đề của Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế năm nay (ngày 8/5).
Trong suốt chặng đường gần 160 năm hoạt động, Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế luôn giữ vững cam kết hỗ trợ nhân đạo kịp thời và không có sự phân biệt đối xử cho các cộng đồng dễ bị tổn thương.
Một hoạt động của Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế. Ảnh tư liệu: EPA/TTXVN
Xuất phát từ ý tưởng của thương gia Thụy Sĩ Henry Dunant, Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) được thành lập năm 1863, đánh dấu mốc quan trọng cho sự ra đời của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế. Năm 1948, Lễ kỷ niệm Ngày Chữ thập đỏ quốc tế đầu tiên được tổ chức. Ngày 8/5 được chọn là ngày tổ chức lễ kỷ niệm để ghi nhớ công lao của người sáng lập ICRC, ông Henry Dunant. Năm 1984, Ngày Chữ thập đỏ quốc tế được đổi tên thành Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế.
ến nay đã có 192 Hội Chữ thập đỏ/Trăng lưỡi liềm đỏ quốc gia trên thế giới là thành viên của phong trào, mỗi năm trợ giúp hơn 160 triệu người thông qua các hoạt động nhân đạo khắp các châu lục. Các hình thức trợ giúp của hội rất đa dạng, từ hỗ trợ y tế khẩn cấp, cứu trợ lương thực trong lúc khủng hoảng như chiến tranh, khủng bố, dịch bệnh hoặc thiên tai, cho đến giúp đỡ những người già cô đơn, những nạn nhân của nạn buôn người và nô lệ thời hiện đại, người di cư...
Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế là dịp để những người làm công tác nhân đạo trên khắp thế giới nhắc lại truyền thống lịch sử lâu đời, vai trò, sứ mệnh của phong trào, đồng thời thu hút thêm nhiều người tham gia vào mạng lưới nhân đạo lớn nhất toàn cầu này. Bên cạnh đó, những giá trị nhân đạo cũng được lan tỏa mạng mẽ trong cộng đồng, từ đó kết nối những hoạt động nhân đạo trên quy mô toàn thế giới.
Vào dịp này hằng năm, nhiều hoạt động và chương trình như hiến máu nhân đạo, hội chợ, các sự kiện văn hóa... được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò của phong trào và gây quỹ giúp đỡ những người đang rơi vào khủng hoảng trên khắp thế giới. Tuy nhiên, nhiều hoạt động kỷ niệm năm nay đã bị hủy hoặc chuyển sang hình thức trực tuyến trong bối cảnh nhiều chính phủ trên thế giới đang áp đặt biện pháp phong tỏa hoặc giãn cách xã hội để phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Với chủ đề "Dù bạn là ai, khi bạn cần - Chúng tôi có mặt!", Hiệp hội muốn mang đến thông điệp rằng các cán bộ, nhân viên và tình nguyện viên của phong trào luôn có mặt mọi lúc, mọi nơi, không phân biệt đối xử, sẵn sàng giúp đỡ những đối tượng dễ bị tổn thương, hướng tới mục tiêu "Vì mọi người, ở mọi nơi". Vai trò tiên phong trong công tác hỗ trợ nhân đạo của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế được khẳng định mạnh mẽ hơn bao giờ hết trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang lây lan đe dọa đến cuộc sống của hàng triệu người dân, đặc biệt là những người đang rơi vào cảnh cùng cực tại các khu vực xung đột.
Tại những nước bị chiến tranh tàn phá, hệ thống y tế vốn yếu kém nay lại càng chật vật khi phải đối mặt với virus corona chủng mới SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Dịch bệnh bùng phát tại những khu vực có hệ thống y tế yếu kém, thiếu vệ sinh, nước sạch... gây rủi ro lớn cho các cộng đồng cũng như nguy cơ dẫn đến một cuộc khủng hoảng nhân đạo mới.
Nhờ khả năng tiếp cận những vùng xung đột mà nhiều tổ chức khác khó có thể làm được, ICRC hỗ trợ công tác đối phó với dịch bệnh tại nhiều quốc gia bị chiến tranh tàn phá, cũng như giúp thúc đẩy hoạt động của các hội Chữ thập đỏ/Trăng lưỡi liềm đỏ quốc gia. Tại Afghanistan và Myanmar, công tác hỗ trợ của ICRC chú trọng vào các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và sẵn sàng ứng phó với dịch COVID-19. Cơ quan có trụ sở tại Geneva (Thụy Sĩ) cũng lập kế hoạch ứng phó nhanh gồm các biện pháp cách ly, cải thiện vệ sinh cá nhân và môi trường, cũng như cung cấp các thiết bị bảo hộ.
Tại Burkina Faso, ICRC đang triển khai nhiều điểm phát thanh tuyên truyền thông tin về dịch COVID-19 và cách phòng ngừa bệnh. Song song với đó, ICRC tiếp tục đảm bảo cho các khu vực bị ảnh hưởng của xung đột được tiếp cận nước sạch và xà phòng, đồng thời phân phát xà phòng và gel sát khuẩn đến các trạm giam. Tại CHDC Congo, các nhân viên và tình nguyện viên của ICRC đang hỗ trợ các bệnh viện xây dựng các khu cách ly, đào tạo đội ngũ y tế và triển khai các biện pháp phòng chống dịch.
Tại El Salvador và Mexico, ICRC phối hợp với Hội Chữ thập đỏ nước sở tại để phân phát nước sạch, xà phòng, các dụng cụ vệ sinh và cung cấp thông tin về dịch COVID-19 nhằm ngăn dịch bệnh lây lan.
Tại Iraq, mạng lưới nhân đạo này quyên tặng xà phòng, dịch sát khuẩn, thiết bị bảo hộ như găng tay, kính, áo bảo hộ, nhiệt kế đến 13 trại giam với 22.000 tù nhân. Tại Gaza, ICRC tổ chức tặng 500 đệm và 1.000 chăn để giúp đỡ những người đang cách ly. Ủy ban cũng dành tặng 43 nhiệt kế cho các cơ quan y tế tại vùng lãnh thổ này để giúp tiến hành khám sàng lọc các trường hợp bệnh nghi ngờ.
Với 7 nguyên tắc cơ bản "nhân đạo, vô tư, trung lập, độc lập, thống nhất, tự nguyện và toàn cầu", Hiệp hội vẫn đang hoạt động vì các cộng đồng dễ bị tổn thương bởi chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai, nghèo đói... trên khắp thế giới. Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế một lần nữa tôn vinh đông đảo các cá nhân, hội viên và tình nguyện viên của mạng lưới nhân đạo với khoảng 80 triệu người này, giúp lan tỏa những hành động có ý nghĩa và thu hút đông đảo các tầng lớp tham gia phong trào. Bước chân của đội quân nhân viên, tình nguyện viên ICRC đang xuất hiện ở bất kỳ nơi đâu xảy ra khủng hoảng, tô đậm thêm ý nghĩa và giá trị của phong trào nhân đạo.
Những "sứ giả" nhân ái Tham gia hoạt động với tinh thần "Vì mọi người, ở mọi nơi", "Dù bạn là ai, khi bạn cần - Chúng tôi có mặt", đội ngũ cán bộ, hội viên, tình nguyện viên chữ thập đỏ trên địa bàn Hà Nội đã trở thành những "sứ giả" nhân ái. Người thì góp tiền của, công sức để tiếp thêm động lực cho...