4 lầm tưởng tai hại về smartphone, ai cũng đang mắc phải
Có những “mẹo” hay những lời “nghe nói” về những chiếc smartphone mà chúng ta luôn tin tưởng và kể lại cho người khác. Nhưng thực chất những điều đó không hề chính xác.
Smartphone đang ngày càng trở nên phổ biến và gắn liền với cuộc sống thường ngày của chúng ta, tuy nhiên có những nhầm tưởng về chúng mà có thể bạn chưa biết.
Giảm độ sáng màn hình ở mức thấp sẽ giúp ích cho thị lực của bạn
Bạn tin rằng việc để độ sáng màn hình tối hơn sẽ tốt cho mắt vào ban đêm, thậm chí là cả ban ngày. Nhưng nó không hoàn toàn đúng!
Các chuyên gia về mắt cho rằng khi bạn giảm độ sáng màn hình sẽ khiến mắt của bạn phải căng lên. Điều này bắt buộc mắt phải làm việc gấp đôi công suất nên dễ dẫn đến các hiện tượng mỏi mắt hay đau đầu.
Sạc điện thoại qua đêm sẽ làm chai pin
Các dòng smartphone bây giờ thường sử dụng pin lithium-ion hiện đại vì vậy bạn có thể thoải mái sạc điện thoại qua đêm mà không lo chai pin. Pin lithium-ion được thiết kế ngừng sạc khi pin đầy. Vì vậy, đừng sợ việc pin bạn sẽ bị chai vì sạc qua đêm mà canh giờ dậy rút điện thoại nữa nhé!
Bên cạnh đó, không nên để điện thoại kiệt pin mới sạc, vì pin lithium-ion có chu kỳ sạc giới hạn. Một chu kỳ được tính từ 0% đến 100% dung lượng pin nên nếu bạn sạc pin từ 90% đến 100% thì sẽ không được tính là một chu kỳ. Ngoài ra, theo các chuyên gia, pin của bạn sẽ hoạt động tốt và có tuổi thọ lâu hơn nếu bạn duy trì mức pin từ 40% đến 80%.
Đóng các ứng dụng sau khi dùng để tiết kiệm năng lượng của điện thoại
Vấn đề này nghe có vẻ rất hợp lý và bạn tin rằng càng có nhiều ứng dụng đang chạy nền thì điện thoại của bạn càng tiêu tốn nhiều năng lượng, nhưng sự thật không phải vậy. Trên thực tế, Apple đã từng tuyên bố rằng việc đóng ứng dụng để “tiết kiệm pin” không những không giúp ích mà thậm chí còn khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.
Video đang HOT
Sự thật là các ứng dụng chạy nền sẽ không tiêu thụ quá nhiều điện năng như khi bạn sử dụng nó và việc bạn đóng chúng rồi khởi chạy lại từ đầu khi sử dụng gây tiêu tốn rất nhiều điện năng.
“Ủ” điện thoại vào gạo hay “sấy” điện thoại khi bị vào nước
Đặt điện thoại vào gạo khi máy bị “ngâm nước” có vẻ đáng tin cậy vì gạo thực sự có khả năng hút ẩm. Nhưng trên thực tế, đã có rất nhiều trường hợp các hạt gạo nhỏ sẽ rơi vào cổng sạc hay lỗ loa làm tắc nghẽn các bộ phận của điện thoại.
Cùng với đó việc sử dụng máy sấy tóc cũng là một ý tưởng kém thông minh. Nó có thể làm khô điện thoại của bạn nhưng nó sẽ khiến điện thoại bị nóng lên, dễ gây ra những vấn đề chập điện hay cháy các vi mạch.
Nguồn ảnh: Internet
Không ngờ 99% mọi người đều mắc phải 10 sai lầm tai hại này khi sạc điện thoại
Dưới đây là những sai lầm khi sạc điện thoại bạn nên bỏ ngay.
1. Bạn luôn cắm sạc
Đây chính là một trong những nguyên nhân gây tốn điện. Thêm vào đó, máy biến áp giải phóng nhiệt, khi tích tụ lâu có thể bắt lửa, chập cháy gây hỏa hoạn. Nếu không sử dụng, bạn hãy rút bộ sạc ra khỏi ổ cắm.
2. Bạn sạc pin đầy 100%
Mỗi lần sạc pin điện thoại đầy 100% sẽ rút ngắn tuổi thọ của pin. Điều này là do mỗi loại pin có chu kỳ sạc khác nhau và nếu bạn luôn sạc đầy 100%, các chu kỳ này sẽ kết thúc sớm hơn.
Nguyên tắc chung là nên sạc đầy pin mỗi tháng một lần và giữ pin từ 20% đến 80%.
3. Bạn để pin cạn kiệt rồi mới sạc lại
Để pin xuống 0% không tốt chút nào. Pin Lithium-ion hoạt động theo chu kỳ sạc. Vì vậy, nếu bạn để pin cạn kiệt, bạn sẽ phá hủy tuổi thọ pin.
4. Bạn sạc điện thoại qua đêm
Nếu bạn sạc điện thoại suốt đêm, bạn không chỉ lãng phí điện mà còn sạc pin nhiều hơn mức cần thiết. Điều này cũng sẽ làm hỏng chu kỳ sạc của pin.
5. Bạn sử dụng điện thoại trong khi sạc
Sử dụng điện thoại trong khi sạc sẽ khiến pin điện thoại bị quá tải. Nếu ai đó đang gọi cho bạn, bạn có thể rút điện thoại ra (và rút bộ sạc ra khỏi ổ cắm) và sau đó sạc lại sau khi bạn nghe điện thoại xong.
6. Bạn sạc điện thoại khi mức pin trên 20%
Liên tục sạc điện thoại khi còn pin là sai lầm, vì nó có thể khiến điện thoại nhanh hết pin hơn. Cách tốt nhất là chỉ sạc pin khi thực sự cần thiết: lý tưởng là khi pin dưới 20%, nhưng trên ít nhất 5%.
7. Bạn để nguyên ốp điện thoại trong khi sạc
Một trong những kẻ thù chính của pin là nhiệt. Để nguyên ốp điện thoại trong khi sạc sẽ khiến pin và các thành phần bên trong khác của điện thoại nóng lên. Trước khi sạc điện thoại, hãy tháo ốp máy ra để cho pin "thở".
8. Bạn sử dụng bộ sạc chung và giá rẻ
Mỗi điện thoại đều có bộ sạc tương thích do đó không nên thay thế bằng một thương hiệu khác hoặc một dòng máy khác. Nếu bạn không sử dụng bộ sạc phù hợp, năng truyền vào pin có thể quá nhiều hoặc quá ít, gây nóng pin và khiến hiệu quả sạc pin giảm đi. Bộ sạc tốt nhất cho điện thoại là sạc đi kèm với máy khi mua. Nếu làm hỏng, bạn nên mua một chiếc cùng thương hiệu.
9. Bạn sử dụng các ứng dụng pin không xác định khiến pin bị căng
Các ứng dụng miễn phí có thể theo dõi hiệu suất của pin, nhưng bạn nên cẩn thận với những ứng dụng đó. Các ứng dụng được phát triển bởi các nguồn không xác định và không được các nhà sản xuất điện thoại thông minh đánh giá có thể khiến pin bị căng và gây tốn pin.
Trước khi sử dụng một ứng dụng, bạn phải xác minh rõ nguồn gốc để xem nó có đáng tin cậy không.
10. Bạn sạc điện thoại từ máy tính xách tay
Máy tính xách tay thường được sử dụng để sạc điện thoại, nhưng mất nhiều thời gian hơn so với sử dụng ổ cắm thông thường và nó không kích hoạt được tính năng sạc nhanh trên một số dòng máy.
Nếu bạn muốn sạc pin nhanh hơn và hiệu quả, bạn hãy sử dụng ổ cắm bình thường.
10 cách dùng điện thoại tưởng đúng mà sai Có rất nhiều lý thuyết về cách sử dụng điện thoại thoạt đầu nghe có vẻ có lý, nhưng hóa ra chỉ là thành quả của trí tưởng tượng. Cài đặt độ sáng ở mức thấp tốt cho thị lực Nhiều người tin để chế độ sáng ban đêm trên điện thoại khi đang là ban ngày sẽ giúp mắt không phải làm...