4 kíp bác sĩ thay phiên phẫu thuật cho nam công nhân gặp nạn
Bệnh nhân 42 tuổi (Bắc Giang) được đưa đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trong tình trạng nguy kịch.
Anh gặp tai nạn lao động ngày 16/2, bị một thanh sắt lớn hơn ray đường tàu đập vào vùng ngang hông.
Tiến sĩ Nguyễn Lâm Bình, Phó chủ nghiệm khoa Chấn thương chỉnh hình tổng hợp cho biết, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mạch nhanh, mất máu nhiều, sốc mất máu, chấn thương nặng vùng xương chậu, bất lực vận động cả 2 chân.
Kết quả chụp X-quang, bệnh nhân bị gãy khung xương chậu, gãy liên mấu chuyển xương đùi 2 bên, chân trái gãy thành 3 đoạn, rách dập động mạch đù phải. Chân phải của bệnh nhân không có máu nuôi dưỡng.
Bệnh nhân còn bị đứt niệu đạo, tổn thương bàng quang, trực tràng, xuất huyết rất nhiều.
Bốn ê kíp bác sĩ của 4 khoa đã lập tức có mặt và họp trực tiếp tại phòng cấp cứu. Họ thống nhất phương pháp xử lý và quyết định thứ tự các kíp can thiệp. Bệnh nhân được đưa vào phòng mổ ngay.
Video đang HOT
Sức khoẻ bệnh nhân hiện ổn định sau phẫu thuật. Ảnh: Lê Nga.
Sau khi bệnh nhân được gây mê, ê kíp các bác sĩ chấn thương và mạch máu đã phối hợp can thiệp trước để xử lý được tình trạng mất máu, đồng thời cứu được chân phải của bệnh nhân. Sau đó, đến lượt các bác sĩ khoa Ngoại bụng và tiết niệu tiếp tục xử lý các tổn thương và đặt hậu môn nhân tạo cho bệnh nhân. Tiếp theo, bác sĩ khoa chấn thương quay trở lại để xử lý đôi chân gãy của bệnh nhân.
Ca phẫu thuật diễn ra trong 6 giờ, các bác sĩ liên tục thay nhau và phối hợp xử lý các tổn thương cho bệnh nhân. Ca mổ thành công, bệnh nhân được chuyển về khoa hồi sức tích cực, hiện tình trạng ổn định, thể trạng tốt.
Tiến sĩ Bình cho biết bệnh nhân này bị đa chấn thương phức tạp, liên quan đến nhiều bộ phận. Các bác sĩ đã phải hội chẩn nhanh trên điện thoại và đưa ra phương pháp xử lý ngay lập tức. Từ lúc nhập viện đến khi vào phòng mổ chỉ mất 30 phút.
Thói quen làm việc nhóm của các bác sĩ Bệnh viện trung ương Quân đội 108 đã phát huy hiệu quả trong việc khám chữa bệnh. Các bác sĩ của các khoa liên quan đã lập các nhóm nhỏ trên Zalo, Viber, Facebook để cùng nhau trao đổi chuyên môn và hướng xử lý nếu có ca bệnh cần xử lý. Việc này giúp rút ngắn thời gian, mang lại cơ hội sống cao, khả năng phục hồi nhanh cho bệnh nhân.
Theo VNE
Cần Thơ: Cứu sống bệnh nhân vỡ gan phức tạp mà không cần phẫu thuật
Nam thanh niên (21 tuổi) ở Cần Thơ bị tai nạn giao thông vỡ gan phức tạp, đa chấn thương nặng vừa được các bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cứu sống bằng cách can thiệp nút mạch.
Bác sĩ Trần Huỳnh Đào đang thăm khám cho bệnh nhân S. chiều 26/2
Ngày 23/2, bệnh nhân H.N.S. bị tai nạn giao thông nhập viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ trong tình trạng nguy kịch, sốc mất máu, lơ mơ, sưng nề vùng mặt, hai mắt, đau bụng dữ dội vùng hạ sườn phải.
Ngay lập tức bệnh nhân được thăm khám, siêu âm và chụp CTScan. Bác sĩ chẩn đoán, bệnh nhân sốc mất máu nặng, vỡ gan độ 4, máu tràn ổ bụng nhiều, gãy xương cẳng tay, đa chấn thương...Bệnh nhân được hồi sức tích cực. Bác sĩ hội chẩn khẩn và chỉ định can thiệp chụp và nút mạch, cầm máu do bị vỡ gan cho bệnh nhân.
Đến khoảng 2h sáng 24/2, bác sĩ Trần Công Khánh - Phó trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh cùng ê kíp bác sĩ đã tiến hành can thiệp cấp cứu cho bệnh nhân.
Bác sĩ Khánh cho biết, chụp và nút mạch cầm máu là thủ thuật hiện đại, sử dụng máy kỹ thuật số xóa nền DSA, bệnh nhân chỉ phải gây tê.
Nói về ca can thiệp cho bệnh nhân S., chiều 26/2, bác sĩ chuyên khoa 2 Phạm Thanh Phong - Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, gan là cơ quan có nhiều mạch máu nên thường ra máu nhanh khi bị chấn thương. Nếu bác sĩ không can thiệp kịp thời, tính mạng người bệnh bị đe dọa do mất máu cấp. Trong trường hợp bệnh nhân bị đa chấn thương như trên, việc can thiệp nút mạch sẽ tránh được cuộc mổ lớn, không phải gây mê. Thời gian thủ thuật ngắn, cầm máu được tức thì.
Cũng theo bác sĩ Phong, thực hiện thủ thuật này, không chỉ tránh được những rủi ro biến chứng cho bệnh nhân khi phẫu thuật mà còn hạn chế tối đa xâm lấn, giúp tổn thương ở gan mau phục hồi để bệnh nhân nhanh chóng được xử lý những tổn thương khác.
Bác sĩ Trần Huỳnh Đào, trưởng khoa Gây mê Hồi sức, bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết: Hiện tại bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, tỉnh táo, mạch, huyết áp ổn định, tình trạng xuất huyết không còn. Nhưng vẫn phải theo dõi tại khoa và điều trị các tổn thương khác.
Phạm Tâm
Theo Dân trí
Cứu sống nạn nhân bị chém đứt xương sườn, mất 3 lít máu Nam thanh niên nhập viện trong tình trạng sốc mất máu, nguy kịch tính mạng sau khi bị chém trọng thương. Nhát dao chí mạng xé toạc cơ thắt lưng, đứt xương sườn khiến 3 lít máu tràn vào lồng ngực nạn nhân. Đó là trường hợp nạn nhân Q.T. (22 tuổi, ngụ tại huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). Được biết,...