4 kinh nghiệm quý khi ăn vải để không gây nóng, không ngộ độc
Quả vải là loại trái cây phổ biến trong mùa hè. Tuy nhiên, loại quả này lại có tính nóng, dễ gây nguy hiểm cho cơ thể nếu ăn quá nhiều.
Vì thế, khi ăn vải, bạn nên lưu ý những nguyên tắc sau để không bị nóng trong người và ngộ độc.
- Ăn cả lớp màng trắng
Khi ăn vải nếu ăn cả lớp màng trắng (là lớp màng mà bóc vỏ ngoài ra chúng ta nhìn thấy bọc bên ngoài cơm vải) sẽ không bị sinh hỏa. Lớp màng trắng đó có hơi chát, khi ăn đến cơm vải ta sẽ cảm thấy cơm vải càng ngọt hơn. Sau khi ăn vải xong nên ăn luôn cả phần trắng trên đầu hạt vải, như vậy cũng có thể phòng tránh được sinh hỏa.
- Trước khi ăn vải uống chút nước muối
Trước khi ăn vải có thể uống chút nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh, hoặc canh bí đao, chè đậu xanh…. hoặc cũng có thể ăn 20-30g thịt nạc hoặc uống nước canh xương…. như vậy có tác dụng phòng trừ sinh hỏa.
Hoặc là nên ăn vải sau khi ăn cơm, lúc này trong cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn nên ăn cũng không lo bị nóng.
Video đang HOT
- Một lúc không nên ăn quá nhiều
Chú ý khi ăn vải một lần không nên ăn quá 10 quả, ăn nhiều sẽ làm gan sinh hỏa, lưỡi họng đau rát, nghiêm trọng hơn còn dẫn đến buồn nôn, chân tay mỏi rã rời, hoa mắt chóng mặt…. Đặc biệt là trẻ nhỏ chỉ nên ăn 3-4 quả 1 lần, ăn nhiều sẽ bị nhiệt. Những người thể chất âm hư, táo, nhiệt càng không nên ăn nhiều, đồng thời những người bị bệnh tiểu đường cũng cần cẩn trọng khi ăn vải.
Xử lý khi bị ngộ độc
Trong cùi vải có nhiều đường glucoza, nếu ta ăn nhiều 1 lúc sẽ khiến 1 lượng lớn đường glucoza vào máu, vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan, khiến cơ thể tiết insulline tăng lên để làm hạ nồng độ đường trong máu xuống, gây phản ứng đường máu thấp còn gọi là triệu trứng “say vải”. Khi gặp triệu trứng này, chúng ta nên uống 1 cốc nước đường sẽ giúp cải thiện tình hình.
Theo Trí Thức Trẻ
Vải thiều đa dưỡng chất
Vải thiều đang vào mùa và được bày bán trên khắp phố. Với hàm lượng dưỡng chất phong phú và đa dạng, vải thiều không chỉ là loại hoa quả thơm ngon mà còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.
Tốt cho người bị cảm, sốt
Cũng giống như cam, chanh, quýt... quả vải cũng chứa rất nhiều vitamin C. Chỉ cần ăn 200-300gr vải thiều, bạn có thể hấp thụ được 100% nhu cầu vitamin C hàng ngày. Vitamin C là một trong những dưỡng chất tốt cho làn da, xương và các mô.
Theo các chuyên gia, nhờ có hàm lượng cao vitamin C nên vải thiều rất có ích cho những người bị cảm lạnh, sốt và đau cổ họng. Vải thiều còn giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn đúng cách để cơ thể hấp thu được các chất dinh dưỡng tốt nhất. Ăn loại quả này còn được cho là có khả năng giảm đau, ngăn ngừa chảy máu, chữa lành vết thương và kích thích sản sinh collagen.
Phòng ngừa khuyết tật ở thai nhi
Quả vải cũng là nguồn thực phẩm cung cấp dồi dào vitamin B, riboflavin, niacin, vitamin B6 và axít folic.
Vitamin nhóm B là thành phần quan trọng giúp cho sự hình thành của các tế bào máu đỏ diễn ra tốt đẹp.
Ngoài ra, việc hấp thụ đầy đủ vitamin B sẽ giúp cho cơ thể tạo ra các tế bào mới và phòng ngừa khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai, đặc biệt là những người bị tiểu đường thai kỳ không nên ăn quá nhiều vải, vì chúng có lượng đường cao.
Kiểm soát huyết áp
Không chỉ vậy, quả vải cũng rất giàu kali. Dưỡng chất này có tác dụng giúp cơ thể bài tiết natri dư thừa, từ đó kiểm soát huyết áp duy trì ở mức ổn định nhất. Một chén vải thiều có thể cung cấp khoảng từ 325 mg - 4700 mg kali mà cơ thể cần mỗi ngày .
Chống lão hóa, ngừa ung thư
Polyphenol có trong quả vải là một trong những chất chống ôxy hóa mạnh có tác dụng chống lại quá trình lão hóa, phòng ngừa ung thư và bệnh tim.
Một nghiên cứu được công bố trên "Tạp chí Dinh Dưỡng" năm 2006 phát hiện ra rằng, vải thiều có nồng độ polyphenol cao nhất, đứng vị trí thứ hai trong số các loại trái cây đã được thử nghiệm.
Ngoài ra, quả vải cũng chứa rất nhiều chất xơ, cung cấp ít calo nên sẽ là món ăn lý tưởng cho các bạn ăn kiêng và muốn giảm cân. Với những lợi ích tuyệt vời như thế, bạn nên thường xuyên ăn vải để thu lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Theo Phunuonline
9 thực phẩm kỵ ăn chung với mật ong Mật ong rất tốt cho sức khỏe nhưng cũng có thể gây hại nếu dùng sai cách. Mật ong ngọt thơm, vừa là thực phẩm vừa là dược phẩm. Ảnh: zastavki. Mật ong vừa là thực phẩm vừa là dược phẩm, nó có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, khi kết hợp với một số thực...