4 kiểu người hướng nội phổ biến
Nhắc đến người hướng nội, nhiều người thường cho rằng đó là người nhút nhát, sống khép mình và ít nói.
Tuy nhiên, không phải tất cả những người hướng nội đều giống nhau.
Người hướng nội thường là người ưu tiên cho môi trường yên tĩnh, sống nội tâm, dễ mất năng lượng với những tương tác xã hội, cô đơn nhưng đồng thời cũng là người nhạy cảm, sáng tạo và có óc nghệ thuật.
Theo bác sĩ tâm thần Carl Jung, hướng nội là một thuật ngữ rất rộng và nó không giới hạn ở 1 kiểu. Có 4 kiểu hướng nội: hướng nội xã hội, hướng nội suy nghĩ, hướng nội lo lắng và hướng nội kiềm chế. Tùy thuộc vào bạn thuộc loại nào, điều đó sẽ nói lên rất nhiều điều về con người bạn, tính cách của bạn và cách bạn nhìn thế giới này.
1. Hướng nội xã hội
Người hướng nội xã hội vừa là người hướng ngoại nhất, vừa là người kín đáo nhất trong 4 kiểu hướng nội. Những người này không cảm thấy ngại ngùng hay lo lắng về môi trường xã hội, mà thậm chí có phần thích thú với việc tương tác, giao tiếp. Tuy nhiên, họ sẽ cảm thấy kiệt quệ về mặt cảm xúc và tinh thần nếu ở ngoài quá lâu.
Người hướng nội xã hội cũng thích có một vài người bạn thân và thích có một nhóm nhỏ. Nhiều người khi mới tiếp xúc với họ có thể nhầm tưởng họ là người hướng ngoại nếu thấy họ đang đi chơi cùng bạn thân. Tuy nhiên, những người hướng nội xã hội sẽ không chia sẻ nhiều về bản thân với bất kỳ ai khác ngoài bạn thân nhất của họ.
Video đang HOT
2. Hướng nội suy nghĩ
Những người hướng nội suy nghĩ thường dành khá nhiều thời gian ở một mình để suy nghĩ. Họ thường chìm đắm trong thế giới của riêng mình. Những người thuộc kiểu hướng nội này thường hay mơ mộng và có phần xa cách với người khác.
Họ sống nội tâm, sáng tạo, nhạy cảm nhưng gặp khó khăn trong việc kết nối với người khác. Họ thích dành thời gian để nghĩ ngợi và không muốn tốn năng lượng của mình để giải thích điều đó với người khác.
3. Hướng nội lo lắng
Những người thuộc kiểu hướng nội lo lắng là người khá nhút nhát, rụt rè. Họ luôn cảm thấy cô đơn ngay cả khi ở bên cạnh những người thân thiết nhất của mình. Những người này cực kỳ không thoải mái với các tình huống xã hội bất ngờ.
Họ thường suy nghĩ về hành vi của bản thân, phát lại những cuộc gặp gỡ xã hội trong đầu và nghĩ về những gì họ đã nói hoặc làm và những gì họ có thể làm khác đi. Những người này thường thu mình lại, tìm kiếm sự cô độc vì họ cảm thấy xấu hổ, tự ti về bản thân.
4. Hướng nội kiềm chế
Những người hướng nội kiềm chế là kiểu người hay suy nghĩ và không thích sự thay đổi. Họ thường luôn đặt ra kế hoạch trước khi bắt đầu làm một điều gì đó. Những người này thích thư giãn một mình, say sưa với các chương trình truyền hình yêu thích, đọc một quyển sách hoặc tập yoga. Họ tìm kiếm sự thoải mái trong những thói quen thường ngày.
Những người này có xu hướng suy nghĩ quá nhiều, thường dành một khoảng thời gian đáng kể để cân nhắc và đưa ra quyết định trước khi làm bất cứ điều gì.
Sau màn ra mắt ăn điểm của chàng rể, mẹ nằng nặc bắt tôi chia tay với lý do không thể chối cãi
Chàng rể tương lai về, mẹ gọi tôi vào nói chuyện và bắt tôi chia tay. Mẹ không đồng ý cho chúng tôi đến với nhau.
Từ trước đến giờ tôi chẳng tin vào duyên số. Tôi thực tế, không mơ mộng và chẳng có thiện cảm với những người đàn ông nói giỏi, hứa giỏi. Tôi yêu ít nhưng đủ trải nghiệm và không mắc bẫy những gã trai không tử tế. Như duyên đến, Quang không may va phải tôi, khiến tôi gãy tay. Là vào viện chăm rồi quan tâm hỏi han tôi những ngày sau đó, dần dần chúng tôi thành đôi.
Với tôi, Quang là người đàn ông điềm tĩnh, ít nói, chu đáo và tình cảm. Lần đầu tiếp xúc thường mọi người không có thiện cảm với anh, nhưng càng quen anh càng khiến người ta dễ chịu, quý mến. Anh tâm sự với tôi từng trải qua 2 mối tình sâu đậm nhưng chẳng đến đâu vì người phản bội, người thì chê anh không có tương lai. Vậy là kết thúc, Quang không níu giữ ai cả nhưng trong đôi mắt anh vẫn hiện rõ sự thất vọng.
Gia đình tôi cũng gọi là có điều kiện, tôi làm lương tháng tầm 20 triệu nên chẳng quan trọng việc bạn trai phải giàu, miễn anh có chí tiến thủ, chịu khó làm ăn là được. Quang kể gia đình anh chỉ kinh doanh quán phở ăn sáng nhỏ, anh làm IT lương cũng tạm ổn, nhưng phải phụ mẹ nuôi đứa em đang học Đại học nên không có.
Quang tâm sự về gia đình một cách tự hào, anh thương bố mẹ và em gái lắm. Anh không giấu tôi việc bố mẹ anh không hoà thuận, ông thường hay nặng lời với vợ. Chính vì thế Quang càng thương và bảo vệ mẹ, anh không muốn bất cứ ai làm tổn thương mẹ nữa. Tôi hiểu điều đó và thấy tin tưởng vào người đàn ông luôn hướng về gia đình như anh.
Sau 2 năm tìm hiểu và yêu nhau, chúng tôi quyết định cưới. Tôi đưa anh về ra mắt gia đình và chờ bố mẹ đồng ý. Bố tôi dễ tính chỉ cần tôi thích là được, ông không khó khăn gì nhưng mẹ thì khác. Mẹ rất quan trọng và cẩn thận trước quyết định này. Mẹ để ý anh rất kỹ. Thật may anh khéo tay, vào bếp cùng tôi lo cơm nước và không ngại rửa bát dọn dẹp.
Bố tôi khen anh hết lời vì chu đáo, lễ phép và thương vợ. Còn mẹ thì vẫn tỏ vẻ nghi ngờ hỏi về gia cảnh nhà anh, những vấn đề sau hôn nhân. Quang thành thật trả lời mọi câu hỏi của anh và không ngại bảo chúng tôi ăn hỏi, anh sẽ đưa lương cho tôi giữ. Mẹ tôi chỉ cười nhẹ và bảo anh về nhà chờ, khiến chúng tôi hồi hộp vô cùng.
Chàng rể tương lai về, mẹ gọi tôi vào nói chuyện và bắt tôi chia tay. Mẹ không đồng ý cho chúng tôi đến với nhau. Tôi phản đối quyết định đó vì Quang có điểm gì chê đâu. Mẹ thở dài bảo tôi: "Mẹ hỏi rất kỹ, nó khẳng định sau cưới sẽ ở chung với bố mẹ không ra ngoài ở riêng. Mà mẹ chồng - nàng dâu sống chung một nhà sao được. Chỉ khổ con thôi".
Tôi cho rằng đó là điều bình thường, rất nhiều nàng dâu vẫn ở chung với bố mẹ chồng đó thôi. Điều này tôi không đồng ý. Mẹ trách tôi nông cạn và bảo tôi nhìn tấm gương của mẹ, của chị gái tôi, rồi bạn bè, họ hàng... đã ai hạnh phúc, sướng khi ở chung hay là sớm muộn ly hôn vì mẹ chồng, trong khi đó Quang rất bênh mẹ.
Hai mẹ con tôi căng thẳng với nhau, tôi cũng nghĩ lại lời mẹ nói và thấy bà nội với mẹ chẳng thể ở với nhau, không ít lần tôi thấy mẹ khóc. Nhưng chia tay người đàn ông như Quang vì điều này liệu có đáng? Tôi không biết nói với anh thế nào và làm thế nào nữa?
(Xin giấu tên)
Đến nhà chị dâu cũ, tôi sững người khi thấy tấm ảnh cưới treo trong phòng khách Tôi đi theo cháu trai về nhà, thăm chị dâu cũ đã 2 năm rồi chưa gặp. Ảnh minh họa Thứ 2 vừa rồi, tôi có tham gia một đoàn từ thiện lên vùng núi. Đoàn của tôi chuyển đến trường sách vở, quần áo cho mùa đông để ủng hộ các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở đây. Thật...