4 khác biệt trong gia đình Việt xưa và nay
Ngày nay, vì đủ kiểu lý do, bữa cơm tối đầm ấm, quây quần giữa các thành viên ngày càng bị xao nhãng.
1. Quy mô gia đình
Ngày càng ít gia đình có nhiều thế hệ sống chung với nhau.
Trước đây, trong một gia đình thường có sự xuất hiện của ông bà, bố mẹ, con cái. “Tứ đại đồng đường” là chuyện rất bình thường ở mỗi ngôi nhà Việt. Điều kiện khó khăn, việc “thoát ly” ra khỏi tổ ấm dường như rất ít, con cái lớn lên, cưới vợ gả chồng rồi sinh con vẫn cố gắng để ở bên, phụng dưỡng cha mẹ. Ngược lại, việc sống cùng người già giúp các cặp vợ chồng trẻ giữ được nề nếp, thói quen, gia phong của gia đình, đồng thời biết kính trên, nhường dưới.
Xã hội ngày nay, những cặp vợ chồng trẻ tuổi thích sự tự do, muốn thể hiện được cái tôi và khả năng độc lập cao, có điều kiện kinh tế. Những lý do đó khiến nhiều người quyết định sống riêng, gây dựng một gia đình nhỏ chỉ có hai thế hệ. Không những thế, người phụ nữ ngày càng bình đẳng, không chấp nhận hy sinh nên khó lòng sống hài hòa với nhà chồng. Lựa chọn sống riêng vì thế ngày càng nhiều.
2. Bữa cơm
Video đang HOT
Bữa cơm quây quần đầy đủ thành viên luôn là niềm hạnh phúc với những người già.
Với các gia đình xưa, bữa cơm luôn được chú trọng. Trong giai đoạn đói kém, nhiều nhà chỉ ăn một bữa cơm, nhưng tất cả các thành viên đều có mặt đông đủ, để chia sẻ và gặp mặt nhau sau một ngày làm việc. Nhiều người lớn tuổi chưa quên được cảnh một gia đình thôn quê khoảng nhá nhem tối, trải chiếu ra ngoài hiên, quây quần bên mâm cơm, trò chuyện và tận hưởng không gian thoáng đãng cuối ngày.
Cuộc sống của một gia đình hiện đại ngày nay là sáng đưa con đến lớp, bố mẹ đi làm, chiều về đón con rồi đi chợ nấu cơm. Tuy nhiên, bữa cơm tối duy nhất của cả nhà đôi khi không có mặt đông đủ các thành viên. Khi thì bố hoặc mẹ bận làm thêm giờ, lúc thì con phải đi học thêm… Bữa cơm thường được ăn nhanh chóng để mỗi người một việc, chuẩn bị sẵn sàng cho ngày hôm sau, khoảng thời gian tận hưởng và chia sẻ cùng nhau dường như rất ít.
3. Nề nếp sinh hoạt
Khi sống trong gia đình tứ đại đồng đường, mọi nề nếp, gia phong đều được người già giữ gìn và duy trì. Các cụ luôn dùng những câu răn dạy của người xưa để giúp con cháu giữ được nề nếp như “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, “kính trên, nhường dưới”… Chính nhờ có các cụ mà con cháu biết nhìn nhau mà sống. Hơn nữa, cuộc sống xưa đơn giản, chưa có sự can thiệp của các công nghệ hiện đại, con người ít có sự lựa chọn.
Nhịp sống công nghiệp ngày nay, các cặp vợ chồng trẻ có nhiều sự tự do hơn khi sống riêng. Khi không thích nấu nướng, họ có thể chọn ăn ngoài hàng hoặc gọi đồ ăn về nhà. Với những gia đình chưa có con, chỉ có hai người thì sự thoải mái càng lớn hơn. Đôi khi, căn bếp cả tuần không “đỏ lửa” và các cặp vợ chồng cũng không lấy đó làm lo lắng.
Các cặp vợ chồng trẻ sống riêng thường thoải mái hơn trong việc duy trì nề nếp sinh hoạt, ăn uống…
4. Sự khác biệt giữa hai thế hệ
Giữa một phía quyết giữ bằng được mọi giá trị truyền thống và một bên ra sức phá bỏ, luôn luôn xảy ra những mâu thuẫn. Người già luôn đem những câu chuyện ngày xa xưa ra làm chuẩn mực để dạy dỗ thế hệ trẻ, còn người trẻ thì cho đó là lạc hậu, cổ lỗ sĩ, không biết tiếp nhận cái mới. Tiếng nói chung giữa hai thế hệ ngày càng ít đi.
Gia đình, dù ở thế hệ nào, cũng đều hướng tới giá trị hạnh phúc của mỗi con người sống trong đó. Dù hiện đại hay truyền thống, thì bố mẹ cũng luôn hy sinh và làm mọi thứ để con cái được hạnh phúc.
Theo Ngoisao
Cưới nhầm người?
Càng chung sống em càng nhận ra rằng chồng không còn yêu mình như trước.
Sau ba năm yêu nhau, em lập gia đình, giờ đã có một con trai hai tuổi. Gia đình em có thể tạm gọi là hạnh phúc. Chồng em cũng lo làm việc, lo cho gia đình về vật chất.
Anh vẫn yêu vợ con, ngày hai bữa cơm nhà, mỗi tuần chở vợ con đi chơi một hoặc hai lần. Thế nhưng, càng sống chung, em càng thấy như mình đã yêu một người mà cưới nhầm một người khác. Khi đang yêu và khi về sống chung, chồng em như hai con người khác nhau. Anh không còn như ngày xưa, ít quan tâm đến đời sống tinh thần, tình cảm của em. Xong công việc là anh đi đánh cờ tướng, tán gẫu với bạn bè, rất ít ở nhà với vợ con.
Em là người sống thiên về tình cảm, trong khi anh sống đơn giản, nghĩ sao làm vậy, nghĩ gì nói nấy, nên vợ chồng thỉnh thoảng lại tranh cãi. Em góp ý nhiều lần anh vẫn thế. Nhiều lúc em cảm thấy thật cô đơn trong chính ngôi nhà mình, ngay bên cạnh người mình yêu thương. Đôi khi em thầm so sánh anh với những người từng theo đuổi em, biết là không nên nhưng vẫn không giữ được lòng mình. Em sợ rằng những gì em đang cảm nhận có thể là mầm mống của đổ vỡ, khi em gặp một ai đó hiểu mình hơn. Chị giúp em một lối thoát.
Nga (Q.7)
Em cảm thấy anh không còn quan tâm, chia sẻ cùng em như ngày mới yêu (Ảnh minh họa)
Trả lời:
Em Nga mến,
Thật ra, em chẳng cưới "nhầm" ai đâu, vẫn chỉ là một người đó thôi! Em không phải trường hợp cá biệt, nhiều người vợ trẻ cũng rơi vào tâm trạng như em sau một thời gian kết hôn. Mười ông chồng trẻ, chắc đã phải đến bảy, tám ông thay đổi tương tự chồng em sau khi cưới được vợ. Trước khi cưới, họ là người đi chinh phục nên luôn phải chăm sóc, chiều chuộng, đón đưa. Tuy nhiên, sau khi cưới - cũng đồng nghĩa với việc chinh phục đã thành công, thường là họ buông tay, bớt quan tâm hơn. Chim đã vào lồng, cá đã cắn câu rồi, còn chạy đâu được, nhọc công thêm chi nữa. Khi đó, họ trở lại "nguyên hình" với những gì vốn có trước đây; đặt mối quan tâm vào những vấn đề khác mà họ đã tạm gác lại khi đang bận phải chinh phục.
Em nên nghĩ theo một hướng tích cực và hãy vui lên thay vì buồn bã, so đo như vậy. Trong cuộc sống chung, chồng em không có tật xấu nghiêm trọng nào, cũng chẳng bê tha, cờ bạc rượu chè; lại biết lo cho gia đình, vợ con, em còn đòi hỏi gì hơn? Ham cờ tướng, thích tán gẫu với bạn bè sau giờ làm việc đâu phải là những "tật" không thể chấp nhận được. Không cái này cũng cái khác, ông chồng nào mà chẳng có thú vui riêng; đừng buộc các ông chồng lúc nào cũng phải quanh quẩn với vợ con, đó là chuyện "bất khả". Cái tính đơn giản nghĩ sao nói vậy của anh ấy, hẳn em đã thấy từ trước, cứ từ từ mà chỉnh, theo thời gian chồng em chắc cũng bớt được năm ba phần, đừng quá bực dọc, nặng nề với nó. Cũng đừng so sánh anh ấy với những người từng theo đuổi em. Họ tốt vậy, đẹp vậy cũng là vì họ đang theo đuổi em, bao cái xấu đều cất giấu kỹ, có để lộ ra đâu. Chung sống thật sự mà xem, biết đâu họ chẳng bằng một góc chồng em bây giờ.
Nhìn vấn đề bằng con mắt đó, em sẽ thấy nhẹ nhàng, thanh thản hơn nhiều. Còn về những mong muốn của em, hãy tìm cách gợi ý, mở đường cho chồng. Em cần gì, muốn gì, có khi chồng em không biết hoặc vì "lười" mà không muốn biết, thì hãy "nói" cho anh ấy biết. Có vô số cách nói, đâu nhất thiết phải bằng lời. Cũng có muôn vàn thái độ để bày tỏ, sao lại giận dỗi, buồn phiền. Chắc chắn một người biết lo cho gia đình như chồng em sẽ sẵn lòng làm vui lòng vợ khi nhận được tín hiệu từ vợ mình. Một mặt, em không nên quá "dị ứng" mà cần cảm thông với chuyện bạn bè của chồng; mặt khác em tìm cách giữ chân chồng bên mình nhiều hơn, ví dụ như bày ra những chuyện ở nhà mà vợ chồng cùng quan tâm, chia sẻ; khuyến khích chồng dành thời gian chơi với con nhiều hơn... Chịu khó tìm kiếm một chút, em sẽ không thiếu cách lôi kéo sự quan tâm của anh ấy. Hãy chung tay cùng chồng vun đắp hôn nhân, đừng vì một chút lơ là của chồng mà buồn phiền, chán nản.
Theo Eva
Dấu hiệu bạn đang "mê mệt" vì tình Tình yêu có thể mang lại cho bạn rất nhiều cảm xúc khác nhau. Dưới đây là vài dấu hiệu cho thấy bạn đang "mê mệt" vì tình. 1. Nếu bạn yêu một ai đó, bạn sẽ muốn được làm cùng công ty với người đó. Như thế, hai người sẽ có được nhiều thời gian dành cho nhau hơn. 2. Khi thực...