4 học sinh trả lại sổ tiết kiệm 160 triệu đồng
Nhặt được ví có hai sổ tiết kiệm trị giá 160 triệu đồng, nhóm học sinh trường THCS Nguyễn Trãi ( Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã báo lãnh đạo nhà trường, đồng thời gọi điện cho chủ nhân tới nhận.
Sáng 27/11, các em Trần Xuân Phương, Nguyễn Phương Nam, Lê Trọng Tấn, Lê Đức Dũng (lớp 8, trường THCS Nguyễn Trãi, huyện Nghi Xuân) trên đường đi học thì nhặt được chiếc ví ven đường. Mở ra, bên trong có có hai sổ tiết kiệm trị giá 160 triệu đồng cùng nhiều giấy tờ tùy thân quan trọng.
Tìm trong ví, 4 học sinh thấy số điện thoại của chị Dương Thị Thảo (trú xã Xuân Trường). Sau khi báo cáo sự việc lên lãnh đạo nhà trường, các em liền gọi điện xác minh và hẹn chị Thảo tới trường nhận lại tài sản.
Nhóm học sinh Phương, Nam, Tấn, Dũng. Ảnh: Đặng Thiện Chân
Nhận lại hai cuốn sổ tiết kiệm trị giá 160 triệu đồng cùng nhiều giấy tờ tùy thân, chị Thảo bày tỏ cảm kích trước nghĩa cử cao đẹp của nhóm nam sinh.
Thầy Đặng Đình Thọ, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, từ lâu ban giám hiệu luôn giáo dục ý thức cho học sinh là khi nhặt được của rơi nên tìm người trả lại.
“Sau khi trả lại sổ tiết kiệm, chủ nhân ngỏ ý bồi dưỡng một ít quà nhưng các em từ chối và cười bảo chỉ cần trường cộng điểm thi đua cho lớp là được. Chúng tôi sẽ tuyên dương nhóm học sinh trước toàn trường vào buổi chào cờ đầu tuần”, thầy Thọ nói.
Video đang HOT
Đức Hùng
Theo VNE
Hàng ngàn nông dân nghèo sập bẫy từ thiện
Tin vào Trung tâm Hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới, nhiều nông dân vay mượn người thân để góp tiền, mong hưởng lãi lớn mà không biết đã bị lừa
Sáng 10-11, tại trụ sở Trung tâm Hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới (gọi tắt là Trung tâm HTNN) ở Hà Nội vẫn có nhiều người đến làm đơn xin tự nguyện đóng góp.
Lừa người nghèo để... ủng hộ người nghèo
Mang tiếng là trung tâm nhưng nơi đây chỉ là một căn phòng trên tầng 3 của một tòa nhà ở đường Thụy Khê, quận Tây Hồ, TP Hà Nội. Trung tâm này trực thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam.
Làm việc với phóng viên ngày 10-11, ông Trần Đức Trung, Chủ tịch HĐQT Trung tâm HTNN, cho biết sau 3 năm hoạt động, trung tâm đã phát triển ở hơn 20 tỉnh, thành. Đến nay, đã có 30.000 - 40.000 thành viên tham gia chương trình "Trái tim Việt Nam" do trung tâm kêu gọi với số tiền huy động hơn 20 tỉ đồng. Trong đó, khoảng 10% do các nhà hảo tâm đóng góp, 20% do các đơn vị thuộc trung tâm kinh doanh đem lại, 70% do sự hỗ trợ từ các thành viên tham gia chương trình.
Trụ sở mới của Trung tâm Hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới ở TP Thanh Hóa Ảnh: TUẤN MINH
Vậy các thành viên tham gia đóng góp số tiền khoảng 70% là ai? Cùng ngày, phóng viên Báo Người Lao Động đã nhận được phản ánh của chính quyền nhiều xã ở tỉnh Thanh Hóa - địa phương có nhiều người tham gia chương trình nhất - về những khuất tất của Trung tâm HTNN.
Ông Nguyễn Ngọc Tình - Chủ tịch UBND xã Thiệu Long, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa - cho biết Trung tâm HTNN kêu gọi nếu tham gia, 1 cá nhân đóng 1 suất 1,2 triệu đồng, sau 1 năm sẽ được hưởng 5,2 triệu đồng. Từ suất thứ hai trở đi chỉ phải đóng 700.000 đồng nhưng vẫn được tính là 1 suất. Từ những lời hứa hẹn đó, nhiều người dân trong xã, đa số là hộ nghèo, thậm chí có hộ đang hưởng trợ cấp xã hội, đã góp trâu bò, lúa gạo, vay mượn người thân để tham gia chương trình. Đã có 46 người đóng từ 1,2 triệu đến 10,3 triệu đồng cho trung tâm với tổng số tiền hơn 194 triệu đồng.
Trong khi đó, ông Trung nhấn mạnh: Chương trình "Trái tim Việt Nam" có tiêu chí rất nhân văn là giúp nông dân có thể làm giàu, thoát nghèo... (?!). Theo tuyên truyền ở các địa phương, người dân cứ nộp 1,2 triệu, sau 1 năm được hưởng 5,2 triệu đồng; nộp 7,5 triệu, sau một năm hưởng trên 50 triệu đồng. Nộp tiền càng nhiều thì càng được lãi cao là chủ trương của Trung tâm HTNN. Ông Trung giải thích đây là cách quản lý theo mạng lưới, không phải kiểu kinh doanh đa cấp bởi trung tâm không bán sản phẩm nào và các lớp đào tạo học viên đều miễn phí. Tuy nhiên, sau đó, lãnh đạo Trung tâm HTNN lại buột miệng khoe số lượng thành viên phát triển nhanh tại Thanh Hóa là do "họ quen làm đa cấp" (?).
Lo mất 100 tỉ đồng viện trợ vì báo chí?
Bà Lê Thị Hằng, Tổng Giám đốc Trung tâm HTNN, cho biết chương trình đã tiến hành xây được 50 nhà tình nghĩa, mỗi căn trị giá 50 triệu đồng; hỗ trợ sổ tiết kiệm trị giá 5,7 triệu đồng/hộ khó khăn. Ngoài ra, trung tâm đã chi hơn 14 tỉ đồng để hỗ trợ nông dân nghèo, đó là chưa tính giá trị hiện vật như phân vi sinh, sữa, thực phẩm chức năng...
Về vấn đề này, ông Hách Văn Thắng - Bí thư Đảng ủy xã Thiệu Thành, huyện Thiệu Hóa - khẳng định: Đầu tháng 10-2015, trung tâm đến UBND xã Thiệu Thành để tổ chức hỗ trợ từ thiện cho người dân. Họ hứa sẽ tặng 300 lít phân vi sinh, 1 nhà tình nghĩa trị giá 52 triệu đồng, 10 sổ tiết kiệm (5,2 triệu đồng/sổ). Tuy nhiên, tại buổi trao tặng, họ chỉ trao 300 lít phân bón, còn những phần quà khác chỉ trao bảng biểu tượng trưng. Đến nay, 10 sổ tiết kiệm không có bảo lãnh tiền gửi tại ngân hàng nào. Sổ chỉ là một bìa giấy ghi dòng chữ 5,2 triệu đồng, có chữ ký người đại diện và đóng dấu của trung tâm. Người dân chưa nhận được đồng nào ngoài cuốn sổ ghi giá trị số tiền.
Để khẳng định thêm độ hoành tráng của Trung tâm HTNN, bà Lê Thị Hằng khoe: "Trung tâm đang xin nguồn từ quốc tế xây dựng giúp hạ tầng, đường làng, ngõ xóm giúp nông dân. Có nguồn tài trợ quốc tế trị giá 100 tỉ đồng nhưng tình hình bị nói xấu như thế này có khi sẽ khó xin". Khi chúng tôi truy nguồn quốc tế nào thì bà Hằng tỏ vẻ bí hiểm: "Là tổ chức quốc tế muốn giúp đỡ thôi".
Về việc một số người phản ánh khi muốn "đòi" lại số tiền này thì Trung tâm HTNG từ chối, ông Trung nói "tất cả là do bịa đặt". "Chưa có bất kỳ thành viên chính thức nào của trung tâm khiếu nại về việc này. Khi nộp thì mọi người đều đã được đọc kỹ đơn tự nguyện xin tham gia nên nếu khó khăn, trung tâm sẽ xem xét tùy hoàn cảnh để hỗ trợ... Trung ương Hội Nông dân đánh giá cao và muốn sát cánh cùng "chiến đấu" với chúng tôi nhưng vừa rồi bị báo chí "đánh" nên họ đang chờ đợi" - ông phân trần.
Mời công an vào cuộc
Ông Nguyễn Ngọc Tình, Chủ tịch UBND xã Thiệu Long, cho biết khi về địa phương, người của Trung tâm HTNN đã thuê phó chủ tịch Hội Nông dân xã đi kêu gọi người dân góp vốn, hưởng lãi cao... Nhận thấy việc làm này không phù hợp với pháp luật và ảnh hưởng tới quyền lợi của người dân, lãnh đạo xã đã chỉ đạo công an mời các cộng tác viên liên quan tới làm việc, yêu cầu dừng ngay việc này; đồng thời thông báo rộng rãi tới người dân được biết để tránh rủi ro về sau.
Hội Nông dân huyện Thiệu Hóa đã có văn bản gửi các chi hội nông dân cơ sở với nội dung cảnh báo: "Có một số cán bộ chủ chốt là chủ tịch, phó chủ tịch hội nông dân cấp cơ sở tham gia làm cộng tác viên với Trung tâm HTNN, đi vận động nông dân tham gia gửi tiền vào trung tâm này để lấy lãi suất cao. Hội Nông dân huyện Thiệu Hóa khẳng định đây là việc làm trái pháp luật và sẽ gây thiệt hại cho cán bộ, hội viên nông dân trong huyện khi bị vỡ nợ. Đồng thời, nghiêm cấm hội viên tham gia làm cộng tác viên huy động tiền của nhân dân".
Ông Hoàng Viết Chọn, Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa, xác nhận đây không phải là chủ trương trong tỉnh Thanh Hóa. "Chúng tôi cũng đã chỉ đạo công an huyện dẹp ngay từ đầu khi thấy có vấn đề. Sau đó, huyện đã thông báo đến các xã cảnh giác việc này" - ông Chọn khẳng định.
Sau khi bị lực lượng chức năng huyện Thiệu Hóa vào cuộc làm rõ, trụ sở của trung tâm này đã chuyển về số 447 Nguyễn Trãi, phường Tân Sơn, TP Thanh Hóa.
NGUYỄN QUYẾT - TUẤN MINH
Theo_Người lao động
Tài xế taxi trả lại 7.000 USD, ba sổ tiết kiệm cho khách nước ngoài Du khách quốc tịch Hy Lạp đã nhận lại túi xách bên trong có 7.000 USD, 1.000 won cùng 3 quyển sổ tiết kiệm để quên trên taxi ở Hà Nội. Đại diện công an phường và tài xế taxi trao trả tài sản cho du khách. Ảnh: Sơn Dương Sáng 6/11, tại trụ sở công an phường Cầu Diễn (Nam Từ Liêm,...