4 hiểu lầm về khám phụ khoa
Không ít người cho rằng, chỉ phụ nữ đã kết hôn mới cần đi khám vùng kín. Đây là cách hiểu sai lầm.
1. Khám phụ khoa rất xấu hổ, tránh được thì nên tránh
Phần lớn phụ nữ nhận định, việc đi khám phụ khoa thật kỳ quặc và xấu hổ. Lý do là vì ngoài việc phải để lộ toàn bộ vùng kín, chị em còn phải trả lời một số câu hỏi nhạy cảm ngoài ý muốn của bác sĩ. Thậm chí, không cẩn thận còn bị tổn thương vùng kín. Thực tế, khám phụ khoa hoàn toàn không đáng sợ như mọi người tưởng tượng.
Khám phụ khoa thực sự rất tốt trong việc phòng và điều trị bệnh (nếu có). Vì phần lớn bệnh phụ khoa giai đoạn đầu không có dấu hiệu hay triệu chứng đặc biệt. Những người đợi đến khi bệnh nặng mới đi khám bác sĩ, đồng nghĩa với việc họ đã để mất đi cơ hội điều trị tốt nhất.
Ảnh minh họa: jxgdw
2. Khám phụ khoa quá tẻ nhạt
Video đang HOT
Khám phụ khoa không hề tẻ nhạt. Tùy theo sự khác biệt về độ tuổi, di truyền, bệnh sử và môi trường sống, mỗi phụ nữ sẽ có những hạng mục kiểm tra không giống nhau. Hơn nữa, hiện có rất nhiều bệnh viện trang bị phòng khám hiện đại, đảm bảo sự riêng tư kín đáo cho bệnh nhân, tạo sự thân thiện lại tiết kiệm thời gian khám. Hãy bớt ra một buổi chiều để đảm bảo vùng kín của bạn luôn khỏe mạnh và được chăm sóc tốt nhất.
3. Khám phụ khoa không có vấn đề gì thì nên vứt bỏ giấy kết quả đi
Kết quả kiểm tra tốt nhất nên bảo lưu, không được vứt bỏ. Đến đến lần khám sau, bạn hãy mang nó đi để đối chiếu xem có gì bất thường hay bị phát sinh biến cố ngoài ý muốn.
4. Chỉ phụ nữ đã kết hôn mới đi khám phụ khoa
Phụ nữ chưa kết hôn đi khám sẽ bị cho là đã làm chuyện sai trái, khó chấp nhận? Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Nếu đã đủ 20 tuổi, bạn nên đi khám phụ khoa hàng năm để đảm bảo bộ phận sinh dục được chăm sóc tốt nhất có thể.
Theo VNE
Bài thuốc trị đau bụng khi "đèn đỏ"
Y học cổ truyền có những bài thuốc quý chữa đau bụng kinh khi "đèn đỏ".
Đau bụng kinh là một bênh ly phu khoa thương găp. Y học cổ truyền gọi đau bụng kinh là thống kinh.
Nguyên nhân gây bệnh là do cảm nhiễm phong hàn, hàn tà vào mạch xung nhâm mà dẫn đến huyết hư, hành kinh không lợi hoặc do sinh hoạt tình dục không điều độ; ăn uống không đầy đủ, lao động quá sức gây tổn thương khí huyết. Sau đây là một số bài thuốc trị theo từng thể.
Hồng hoa.
Thống kinh do huyết ứ
Chị em thấy đau bụng trước kỳ kinh, có thể đau quặn, vùng bụng dưới căng đầy, chất lưỡi đỏ, đau đầu, mạch hồng. Phép trị là điều kinh, tán ứ, chỉ thống. Dùng một trong các bài:
Bài 1: ích mẫu 16g, nga truật 12g, hồng hoa 10g, sinh địa 12g, quy vĩ 16g, tô mộc 20g, kê huyết đằng 16g, vỏ quế 8g, trạch lan 16g, xuyên khung 10g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang (uống ấm).
Bài 2: hồng hoa 10g, tô mộc 20g, nga truật 12g, bạch đồng nữ 16g, uất kim 10g, hà thủ ô 16g, vỏ quế 8g, thiên niên kiện 10g, tam thất 10g, hương phụ 10g, thổ phục linh 16g, đan sâm 12g, nam tục đoạn 16g. Sắc uống ngày 1 thang (uống ấm).
Thống kinh do khí trệ
Chị em thường đau bụng, đầy bụng ấm ách, ợ hơi, cảm giác bí kết, chậm kinh, ăn uống kém, đau lan ra hai bên sườn, người mệt mỏi, có thể phù nhẹ. Phép trị là điều kinh, khai trệ, giảm đau, thuận khí. Dùng bài: nga truật 12g, hoài sơn 16g, bạch đồng nữ 16g, bán hạ 10g, hậu phác 12g, trần bì 10g, kê huyết đằng 16g, ngũ gia bì 12g, bạch truật 16g, ích mẫu 12g, sinh khương 4g, xa tiền 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
Thống kinh do hàn tà ngưng trệ
Chị em có biểu hiện đau bụng lâm râm, chân tay lạnh, kinh đến muộn, niêm mạc nhợt nhạt, da bụng dày, thường bị rối loạn tiêu hóa, đau nhức các khớp, ăn uống kém, hay bị lợm giọng. Phép trị là ôn kinh tán hàn, thuận khí. Dùng một trong các bài:
Bài 1: tế tân 10g, hương phụ 10g, quế vỏ 10g, thiên niên kiện 10g, sinh khương 10g, thục sao khô 12g, hạt sen 10g, bạch truật 12g, đan sâm 6g, hoàng kỳ 10g, xuyên khung 10g, nga truật 10g, trần bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang (uống ấm).
Bài 2: bài thuốc chườm: xuyên khung 24g, lá ngải diệp 70g. Xuyên khung tán vụn, trộn đều với lá ngải, sao rượu. Dùng khăn vải gói thuốc lại, chườm lên bụng. Công dụng: ôn kinh, tán hàn, khai trệ, thông huyết mạch (thông kinh nguyệt), phù hợp cho những trường hợp đau bụng bế kinh, hàn ngưng, huyết ứ...
Theo VNE
Khí hư bất thường, dùng nước chè vệ sinh có hết bệnh? Khi khí hư bất thường, bạn nên thăm khám bác sỹ. Việc rửa bằng nước chè chỉ có tác dụng bên ngoài thôi. Chào bác sỹ, 2 tháng gần đây em ra khi hư rất bất thường. Tháng đầu thì nhiều trông giống như lòng trắng trứng. Em lo lắng nên đã ăn rau đắng, vệ sinh bằng nước chè, dung dịch nước...