4 hành động “dại dột” có thể khiến nhà đầu tư mất hết khoản đầu tư Bitcoin
Nếu như những nhà đầu tư sở hữu nhiều Bitcoin liên tục khoe đồng tiền mã hóa này trên mạng xã hội và ngoài đời thực, nhiều kẻ gian sẽ nhăm nhe số Bitcoin mà họ có được, họ có thể sẽ mất toàn bộ khối tài sản đó.
Khoe số Bitcoin mình có
Nếu như những người sở hữu nhiều Bitcoin liên tục khoe đồng tiền mã hóa này trên mạng xã hội và ngoài đời thực, nhiều kẻ gian sẽ nhăm nhe số Bitcoin mà họ có được, họ có thể sẽ mất toàn bộ khối tài sản đó.
Ông Mark Risher, Giám đốc Quản lý sản phẩm tại Google, cho rằng hiện nay, với sự nổi lên của phương tiện truyền thông mạng xã hội, những kẻ trộm có cơ hội rất tốt để “nghiên cứu” kỹ đối tượng trước khi tấn công số Bitcoin mà nhà đầu tư có được.
Anh Peter Saddington, chủ kênh YouTube Decentralized TV, đã học được một bài học đắt giá. Anh nhớ lại trải nghiệm của mình vào cuối năm 2017: “Bạn cần phải cẩn thận với việc khoe khoang trên YouTube. Trong những ngày tháng đầu tiên làm YouTube, tôi từng khoe lịch sử giao dịch của mình, và tôi thấy rằng đó không phải là một hành động khôn ngoan”.
Tệ hại hơn, theo báo The Times, có một cậu bé ở hạt West Yorkshire, Anh đã từng bị bắt cóc bởi vì cậu đã khoe lợi nhuận từ khoản đầu tư Bitcoin của mình. Những kẻ bắt cóc đã đòi bố mẹ cậu số tiền lên đến 10.000 GBP (tương đương khoảng 300 triệu VND) để chuộc con trai mình về.
Trong thuở sơ khai của Bitcoin, việc mất đi những đồng tiền mã hóa này rất đơn giản, bởi nhiều sàn giao dịch không uy tín không thể đảm bảo được sự an toàn cho khoản đầu tư của người tham gia. Nếu như nhà đầu tư giữ đồng tiền mã hóa của mình trên một chiếc ví điện tử của những sàn này, việc nhà đầu tư bị hack ví chỉ là vấn đề của thời gian.
Đây là điều đã từng xảy ra với sàn Mt. Gox – một sàn giao dịch Bitcoin có trụ sở tại Tokyo đã từng có thời điểm xử lý hơn 70% tất cả giao dịch đồng tiền mã hóa này trên toàn thế giới – khi sàn này đã bị hack mất 460 triệu USD, để rồi dẫn đến phá sản trong năm 2014.
Thị trường giao dịch đã phát triển nhiều trong những năm gần đây, đì kèm với đó là sự tiến bộ của bảo mật với công nghệ xác thực 2 yếu tố (2FA), bằng chứng dự trữ (proof-of-reserves) và bằng chứng lưu ký (proof-of-custody). Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn cần cẩn trọng, bởi khi tin tưởng giao chìa khóa (PV: chìa khóa để mở ví) cho bên thứ ba, mọi chuyện đều có thể xảy ra.
Quên mật khẩu
Video đang HOT
Trong trường hợp nhà đầu tư muốn giữ số Bitcoin ngoại tuyến (offline), việc mất toàn bộ số Bitcoin sẽ hoàn toàn là do nhà đầu tư. Nhiều người đã dễ dàng mất đi toàn bộ số tiền mã hóa của mình bởi vì họ quên mật khẩu để sử dụng chìa khóa. Vì vậy, nhà đầu tư cần sử dụng giấy bút ghi lại mật khẩu và cất vào một nơi an toàn.
Một ví dụ điển hình cho trường hợp quên mật khẩu chính là anh Stefan Thomas, CEO của công ty dịch vụ streaming Coil. Anh từng được thưởng hơn 7.000 Bitcoin vào năm 2011 khi đã đăng một video trên nền tảng YouTube để chia sẻ về khái niệm tiền điện tử. Tuy nhiên, khi có nhu cầu rút số tiền ra vào giữa năm 2021, anh đã quên mật khẩu. Giá trị số tiền Bitcoin ở thời điểm đó là hơn 220 triệu USD.
Không truyền lại Bitcoin cho thế hệ sau
Đây là hành động khiến những nhà đầu tư dài hạn làm mất đi số Bitcoin mình có được. Nếu như nhà đầu tư không có kế hoạch để lại đồng tiền mã hóa này cho thế hệ sau, tài sản này cũng sẽ mất đi theo người chủ. Đây là một phần lý do khiến tổng cộng 3,7 triệu Bitcoin (tức khoảng 18% lượng Bitcoin) trên toàn thế giới đã mất đi mãi mãi.
Không chỉ giới tài phiệt, nhiều người dân thường Nga cũng mua Bitcoin
Dữ liệu cho thấy những người dân Nga bình thường đang mua tiền điện tử nhiều không kém giới tài phiệt vì lo ngại giá trị đồng ruble sụt giảm mạnh.
Có rất nhiều đồn đoán rằng giới tinh hoa Nga đang sử dụng Bitcoin để tránh né các lệnh trừng phạt, nhưng thực tế thì người dân thường Nga cũng đang làm vậy nhằm bảo vệ khoản tiết kiệm. Ảnh: FT
Theo tờ The Conversation, lo ngại giới tài phiệt Nga sẽ né tránh các lệnh trừng phạt kinh tế bằng cách chuyển tài sản sang tiền điện tử, Thượng nghị sĩ Mỹ Elizabeth Warren đã giới thiệu một dự luật nhằm ngăn chặn các giao dịch tiền điện tử của Nga.
Bà Warren cảnh báo tại phiên điều trần của một ủy ban Thượng viện: Không ai cho rằng Nga có thể né tránh mọi lệnh trừng phạt bằng cách chuyển toàn bộ tài sản sang tiền điện tử. Nhưng với những nhà tài phiệt Nga đang tìm cách tránh né, một hoặc hai tỷ [USD] tài sản của họ, thì tiền điện tử có vẻ là một lựa chọn khá tốt".
Dự luật không tìm cách áp đặt lệnh cấm toàn diện đối với tất cả các giao dịch tiền điện tử của Nga, nhưng sẽ cho phép chính phủ quyền cấm các công ty Mỹ xử lý các giao dịch tiền điện tử liên quan đến các tài khoản Nga thuộc diện bị trừng phạt, và áp dụng các biện pháp trừng phạt lên các giao dịch tiền điện tử nước ngoài làm ăn với cá nhân, công ty và cơ quan chính phủ Nga bị trừng phạt.
Vấn đề đặt ra là liệu điều đó có cần thiết không, vì dù có các bằng chứng cho thấy các giao dịch tiền điện tử của Nga đã tăng lên về cả số lượng và giá trị trong tháng qua, nhưng quy mô cho thấy người mua là những người Nga bình thường đang tìm cách bảo vệ khoản tiết kiệm của mình khi giá trị đồng ruble sụt giảm.
Người Nga đổ xô đi rút tiền mặt từ máy ATM trong những ngày đầu cuộc xung đột tại Ukraine. Ảnh: AFP
Các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga đương nhiên đang gây tổn hại với toàn bộ nền kinh tế Nga. Tuy nhiên, mục tiêu cụ thể của chúng là tấn công giới tài phiệt ủng hộ Tổng thống Vladimir Putin. Nền tảng của chiến lược đó là ngăn những cá nhân này sử dụng hoặc di chuyển tài sản, bằng cách đóng băng các tài sản của họ ở nước ngoài và chặn các giao dịch tài chính.
Tuy nhiên hoạt động vẫn tiếp diễn của các sàn giao dịch tiền điện tử tại Nga, như Binance, Yobit và Local Bitcoin, đã khiến giới chức Mỹ không khỏi lo lắng.
Ngay trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, Bộ Tài chính Mỹ đã cảnh báo tiền điện tử có thể làm suy yếu các lệnh trừng phạt đã áp đặt đối với Moskva liên quan đến sự kiện sáp nhập Crimea năm 2014.
Mua Bitcoin để "cứu" đồng ruble rớt giá
Biểu đồ dưới đây cho thấy lý do tại sao người Nga bình thường có lý do chính đáng để mua tiền điện tử.
Biểu đồ giá trị đồng ruble Nga so với USD.
Sau khi Nga mở chiến dịch tại Ukraine ngày 24/2, đồng ruble đã giảm giá tới 40% so với đôla Mỹ, từ 76 ruble mua được 1 USD, xuống 132 ruble/USD. Vào ngày 22/3, 1 USD trị giá khoảng 109 ruble.
Biểu đồ tiếp theo cho thấy giá trị giao dịch Bitcoin của các tài khoản Nga bằng đồng ruble.
Bitcoin không phải loại tiền điện tử duy nhất mà người Nga có thể mua, nhưng cho đến nay nó là loại được giao dịch nhiều nhất và tin cậy nhất trong tất cả các dịch vụ tiền điện tử, vì vậy nó là một tài sản ủy nhiệm hữu ích cho thị trường.
Dữ liệu này từ Coin Dance, một công ty cung cấp dịch vụ và thống kê Bitcoin hàng đầu, cho thấy kể từ khi cuộc chiến bắt đầu ngày 24/2, cho đến ngày 22/3, chi tiêu mua Bitcoin bằng đồng ruble đã tăng 260%.
Biểu đồ khối lượng giao dịch từ các tài khoản tiền ruble của Nga (theo tuần).
Đây là mức tăng ấn tượng, nhưng sẽ ít ấn tượng hơn khi tính đến sự mất giá của đồng ruble. Giá trị hàng tuần của đồng ruble được chuyển đổi thành Bitcoin là khoảng 28 triệu USD trong tuần trước, so với khoảng 14 triệu USD vào giữa tháng 2, tương đương mức tăng 100%.
Xét trên toàn cầu thì đây vẫn là một tỷ lệ rất nhỏ tiền được chuyển thành Bitcoin. Theo nhà cung cấp dữ liệu tiền điện tử Kaiko, mỗi tuần có từ 20 tỷ -40 tỷ USD được chi cho Bitcoin. Vì vậy, giao dịch Bitcoin - ruble chỉ chiếm không đầy 0,14%.
Quy mô giao dịch nhỏ
Điều quan trọng là phải xem xét số lượng tài khoản và quy mô trung bình của các giao dịch.
ADVERTISING
Theo Glassnode, một dịch vụ dữ liệu tiền điện tử khác, số lượng tài khoản Bitcoin của Nga đã tăng từ 39,9 triệu lên 40,7 triệu kể từ ngày 24/2 (trong khi dân số Nga là khoảng 144 triệu người). Quy mô trung bình hàng ngày của mỗi giao dịch ruble-Bitcoin - theo dữ liệu từ sàn giao dịch lớn nhất ở Nga, Binance - đã tăng lên 580 USD vào giữa tháng 2, trong khi tại Mỹ là 2.198 USD cùng thời điểm.
Khả năng đưa một lượng lớn ruble thông qua các sàn giao dịch tiền điện tử hoạt động ở Nga cũng bị hạn chế nhiều do tính thanh khoản tương đối thấp trong giao dịch tiền điện tử của Nga.
Logo của Binance, sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất tại Nga.
Tính thanh khoản thể hiện mức độ dễ dàng mà một tài sản hoặc chứng khoán - trong trường hợp này là Bitcoin - có thể được chuyển đổi thành tiền mặt mà không ảnh hưởng tới giá thị trường của nó.
Khi một thị trường có nhiều người mua và người bán hơn, thì việc hoàn thành một giao dịch trở nên dễ dàng hơn (tính thanh khoản cao) và càng ít tác động đến tỷ giá trao đổi. Với ít người mua và người bán thì thanh khoản sẽ thấp hơn.
Một thước đo tính thanh khoản của các sàn giao dịch Bitcoin của Nga là tổng giá trị của các lệnh giao dịch do người mua và người bán thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào. Con số này là khoảng 200.000 USD ở Nga so với 22 triệu USD đối với các sàn giao dịch tiền điện tử có trụ sở tại Mỹ, tức một khối lượng lớn hơn 110 lần.
Những thống kê này cho thấy bất kỳ ai muốn giao dịch khối lượng lớn Bitcoin với đồng ruble sẽ gặp khó khăn.
Do vậy, nhiều bằng chứng cho thấy hầu hết sự gia tăng trong giao dịch tiền điện tử của Nga đang bị chi phối bởi các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Có khả năng giới tài phiệt Nga đang sử dụng hàng trăm hoặc hàng nghìn tài khoản để thực hiện nhiều giao dịch quy mô nhỏ. Nhưng nhiều khả năng hơn là khối tài sản của họ chủ yếu được đầu tư thông qua các công ty vỏ bọc tài sản ở những nơi như Monaco, Quần đảo Virgin, Ireland, thậm chí là thành phố Delaware của Mỹ.
Giá Bitcoin hôm nay (ngày 11-11) lập kỷ lục, vượt ngưỡng 69.000 USD/coin Giá bitcoin đã tăng khoảng 2.500 USD (4%) trong phiên giao dịch ngày 10-11, chỉ trong vòng 45 phút sau khi Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo hàng tháng về chỉ số giá tiêu dùng. Ảnh minh họa: TTXVN Trong phiên giao dịch ngày 10-11, đồng tiền số lớn nhất thế giới bitcoin đã có thời điểm xác lập mức cao...