4 giai đoạn chính trong hành trình chuyển đổi số của doanh nghiệp
Từ cải thiện trải nghiệm khách hàng đến tạo ra các nguồn doanh thu mới, có nhiều lý do để các doanh nghiệp nên bắt tay vào hành trình chuyển đổi kỹ thuật số…
Chuyển đổi số thành công đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, (Ảnh: Internet)
Trước hết, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đã có nhiều đổi mới khi ứng dụng số hóa trong hồ sơ bệnh nhân, khám bệnh từ xa, in 3D… Các tổ chức chăm sóc sức khỏe đang sử dụng các phân tích nâng cao để hiểu rõ hành vi và xu hướng của bệnh nhân. Họ cũng sử dụng các phân tích dự đoán để xác định những bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh nhằm sớm can thiệp và ngăn ngừa các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, bán lẻ truyền thống cũng đang chịu những áp lực từ cạnh tranh trực tuyến và sự phát triển của thương mại điện tử. Để cạnh tranh với những gã khổng lồ như Amazon, các nhà bán lẻ đều chuyển sang sử dụng các công nghệ số như đặt hàng và giao hàng đa kênh hay sử dụng chatbot. Ngoài ra, họ cũng phân tích dữ liệu để cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm cho khách hàng và cải thiện quản lý hàng tồn kho.
Theo Business News, ngân hàng là một trong những ngành được quản lý chặt chẽ nhất trong không gian kỹ thuật số. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản các ngân hàng số hóa hoạt động của họ. Các ngân hàng đang sử dụng các giải pháp ngân hàng di động và fintech nhằm cho phép khách hàng giao dịch mọi lúc, mọi nơi đồng thời sử dụng phân tích dữ liệu để phát hiện hành vi gian lận và rửa tiền. Ngoài ra, các ngân hàng đang bắt đầu sử dụng trí tuệ nhân tạo cho các nhiệm vụ như các dịch vụ khách hàng và quy trình phê duyệt khoản vay.
Được biết, các công ty sản xuất cũng đang tăng cường sử dụng các công nghệ kỹ thuật số như in 3D, robot và thực tế ảo để phát triển và tạo mẫu sản phẩm. Họ cũng sử dụng các cảm biến IoT để theo dõi tài sản trong thời gian thực và các máy hỗ trợ AI cho các nhiệm vụ của dây chuyền lắp ráp. Hơn nữa, các nhà sản xuất đang bắt đầu sử dụng dữ liệu lớn để quản lý chuỗi cung ứng và dự báo nhu cầu.
Khi công nghệ số được tích hợp vào tất cả các lĩnh vực kinh doanh, đưa đến những thay đổi cơ bản trong cách thức hoạt động của doanh nghiệp và cách thức mang lại giá trị cho khách hàng. Đó cũng là lúc các doanh nghiệp cần thực hiện hành trình chuyển đổi kỹ thuật số để không bị bỏ lại phía sau. Trên con đường đó, có bốn giai đoạn chính mà doanh nghiệp cần phải trải qua:
XÁC ĐỊNH TƯƠNG LAI KỸ THUẬT SỐ
Video đang HOT
Số hóa doanh nghiệp cần có sự đồng lòng của toàn bộ nhân sự, (Ảnh: Internet)
Trong giai đoạn này, các doanh nghiệp nên xác định những mục tiêu muốn đạt được khi chuyển đổi số đồng thời phát triển một lộ trình rõ ràng về cách đạt được điều đó. Điều quan trọng là cần tạo ra sự ủng hộ từ tất cả các cấp của tổ chức, từ C-suite (nhân sự cấp cao) đến những nhân viên tuyến đầu. Vì nếu không có sự ủng hộ của toàn thể doanh nghiệp, các sáng kiến số hóa sẽ rất dễ gặp thất bại.
XEM XÉT LẠI MÔ HÌNH KINH DOANH
Giai đoạn thứ hai của số hóa doanh nghiệp là suy nghĩ lại về mô hình kinh doanh. Điều này có nghĩa là cách công nghệ sẽ tác động thế nào để tạo ra nguồn doanh thu mới, tiếp cận thị trường mới và cải thiện trải nghiệm của khách hàng trong tương lai. Một điều quan trọng nữa là phải xem xét những thay đổi mới sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mô hình kinh doanh hiện tại. Ví dụ: một công ty chuyển sang bán hàng trực tuyến cần suy nghĩ lại về các cửa hàng truyền thống hoặc khách hàng của mình hay một công ty đang số hóa dữ liệu có thể cần xem xét lại chính sách bảo mật của mình.
TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ MỚI
Sau khi doanh nghiệp biết mình muốn đạt được điều gì và xây dựng kế hoạch số hóa để đạt được điều đó, đây cũng là lúc bắt đầu triển khai công nghệ mới. Điều này thường đòi hỏi một khoản đầu tư lớn, cả về tiền bạc và nguồn lực. Nhưng điều quan trọng cần nhớ là công nghệ chỉ là một phần của phương trìnhchuyển đổi số đòi hỏi rất nhiều những thay đổi về quy trình và con người.
Một ví dụ là một công ty áp dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) vào các chiến dịch tiếp thị của mình. AI có thể được sử dụng để thu thập dữ liệu khách hàng, dữ liệu này sẽ được phân tích để xác định thông điệp tiếp thị nào hiệu quả nhất. Nhưng để điều này hoạt động, công ty cũng cần phải chuyển đổi các quy trình tiếp thị của mình và trao quyền cho đội ngũ tiếp thị những kỹ năng họ cần để sử dụng AI một cách hiệu quả.
ĐO LƯỜNG HIỆU SUẤT
Bước cuối cùng của số hóa doanh nghiệp là đo lường hiệu suất. Điều này bao gồm theo dõi các chỉ số hiệu suất chính ( KPI) và xác định xem sáng kiến có thực sự hữu ích trong việc đạt được mục tiêu hay không đồng thời phải tiếp tục phát triển những thay đổi công nghệ để luôn đi trước các đối thủ cạnh tranh.
Một ví dụ về điều này là một công ty sử dụng phân tích để theo dõi KPI lưu lượng truy cập trang web, tỷ lệ chuyển đổi hoặc mức độ tương tác trên mạng xã hội. Nếu các KPI này tăng lên, thì đó là dấu hiệu tốt cho thấy sáng kiến chuyển đổi kỹ thuật số đang thực sự hoạt động hiệu quả. Nếu chúng đang đi xuống, có lẽ đã đến lúc thực hiện một số điều chỉnh.
Đổi mới liên tục là chìa khóa thành công trong thế giới công nghệ kỹ thuật số luôn thay đổi. Và số hóa là quá trình không hề dễ dàng, điều này đòi hỏi những thay đổi đáng kể trong cách thức hoạt động của các doanh nghiệp ở mọi cấp độ.
Khi được thực hiện đúng cách, chuyển đổi kỹ thuật số sẽ có những tác động không nhỏ đến tăng trưởng của các doanh nghiệp bằng cách thúc đẩy hiệu suất và tạo ra lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là mặc dù chuyển đổi kỹ thuật số thành công đòi hỏi phải lập kế hoạch và thực hiện cẩn thận, nhưng không có giải pháp nào là phù hợp cho tất cả.
Hai 'ông lớn' ngành công nghệ thông tin 'bắt tay' hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số
NTC và LTC-NET thống nhất hợp tác toàn diện trong giai đoạn mới với trọng tâm đẩy mạnh giải pháp hạ tầng CNTT, giải pháp phần cứng, tích hợp hệ thống để hỗ trợ cho tổ chức, doanh nghiệp chuyển đổi số thành công.
Vừa qua Công ty TNHH Tin Học Viễn Thông Nhất Tiến Chung (NTC) cùng Công ty CP Điện nhẹ Viễn thông và Tin học Bưu điện (LTC-Net) đã tổ chức Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa hai bên.
Tại lễ ký kết, LTC-Net và NTC cùng đưa ra quan điểm chung ở bối cảnh ngành CNTT và viễn thông tại Việt Nam với thách thức chưa từng có về kỷ nguyên hoạt động dựa trên nền tảng số, hai bên nhận ra các tiềm năng, cơ hội lớn để hợp tác phát triển các giải pháp hạ tầng CNTT cho tập khách hàng của mình.
NTC với kinh nghiệm 17 năm tham gia thị trường cung cấp thiết bị máy chủ và hạ tầng Data Center đã và đang đồng hành với xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ đó bằng việc bắt tay với các nhà cung cấp lớn.
Cụ thể, NTC hiện là đối tác cấp cao nhất - Elite Partner - của NVIDIA cho các giải pháp hạ tầng trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo (AI) và Điện toán hiệu suất cao (HPC) tại thị trường Việt Nam.
Ngoài ra, NTC còn là đối tác lâu đời với các nhà cung cấp máy chủ, mạng và thiết bị lưu trữ như Dell Technologies, HPE, Supermicro, QNAP, Infortrend, LeadTek, ASUS và các hãng giải pháp phần mềm như NAKIVO, VMWare, RedHat...
Công ty Cổ phần Điện nhẹ viễn thông và Tin học Bưu điện (LTC-NET) là đơn vị thành viên của Công ty cổ phần Điện nhẹ Viễn Thông (LTC) thuộc Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT).
LTC-NET tập trung phát triển các giải pháp tổng thể về hạ tầng CNTT làm nền tảng cho chuyển đổi số quốc gia như: nhóm giải pháp điện nhẹ viễn thông, tích hợp hệ thống, thiết kế xây dựng hạ tầng phòng máy chủ, trung tâm dữ liệu (Datacenter).
Theo định hướng, LTC-NET đã ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với NTC để cung cấp các giải pháp thiết bị đầu cuối dựa trên nền tảng hạ tầng Internet, phát triển các giải pháp máy chủ tính toán, giải pháp lưu trữ, giải pháp mạng và bảo mật cho tổ chức-doanh nghiệp với thông tin sản phẩm ở website hethongmaychu.vn.
NTC đã có truyền thống hợp tác với đơn vị thành viên của VNPT từ năm 2009 cùng các chương trình hỗ trợ cho khối khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ; khối khách hàng Game; khối khách hàng doanh nghiệp lớn, sở ban ngành trực thuộc UBND Tỉnh/Thành phố.
Nhân sự hai bên đã từng triển khai các chương trình hỗ trợ khách hàng tại Datacenter như "VNN- Server - Tặng máy chủ - Trao giải pháp", thuê máy chủ "Dedicated LifeCom VNN Server", dịch vụ hỗ trợ phần cứng tại Datacenter.
Theo chương trình Chuyển đổi số quốc gia được Thủ tướng chính phủ ký vào 22/04/2022 nhằm mục tiêu kép vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực tiến tới toàn cầu; NTC và LTC-NET thống nhất hợp tác toàn diện trong giai đoạn mới với trọng tâm đẩy mạnh giải pháp hạ tầng CNTT, giải pháp phần cứng, tích hợp hệ thống để hỗ trợ cho tổ chức - doanh nghiệp chuyển đổi số thành công.
Ông Phạm Phú Thịnh, Giám đốc LTC-NET cho biết, trên cơ sở các thỏa thuận mang tính nguyên tắc và định hướng, LTC và NTC sẽ xây dựng các chương trình hành động, phương án triển khai nhằm đáp ứng cho nhu cầu của các đối tượng khách hàng mục tiêu như: khối khách hàng vận hành Game, nội dung số, báo điện tử; khối khách hàng nhà máy, khu công nghiệp; khối sở ban ngành địa phương.
Hai bên cùng khẳng định mối quan hệ hợp tác chiến lược, lâu dài và toàn diện nhằm đem đến lợi ích tốt nhất cho khách hàng.
Chuyển đổi số ngành ngân hàng: Thích ứng và phát triển bền vững Chuyển đổi số của hệ thống ngân hàng và tại mỗi ngân hàng gắn mật thiết với 3 yếu tố là kinh tế, môi trường và trách nhiệm xã hội. Việc chuyển đổi số mang đến những trải nghiệm mới cho người dùng và có ảnh hưởng tích cực đáng kể đối với hoạt động của các chủ thể tham gia cung ứng...