4 đứ.a tr.ẻ lạc trong rừng Amazon: Ở bên người mẹ bị thương 4 ngày trước khi bà bảo ‘đi đi’

Theo dõi VGT trên

4 đứ.a tr.ẻ sống sót sau 40 ngày đi lạc trong rừng Amazon sau ta.i nạ.n máy bay rơiColombia đã ở bên người mẹ bị thương nhiều ngày trước khi đi sâu vào rừng.

Hãng tin AP ngày 11-6 cho biết 4 đứ.a tr.ẻ sống sót sau 40 ngày đi lạc trong rừng Amazon sau ta.i nạ.n máy bay rơi ở Colombia đã ở bên người mẹ bị thương nhiều ngày trước khi đi sâu vào rừng.

Các em Lesly Jacobombaire Mucutuy (13 tuổ.i), Soleiny Jacobombaire Mucutuy (9 tuổ.i), Tien Ranoque Mucutuy (4 tuổ.i) và em bé Cristin Ranoque Mucutuy (11 tháng tuổ.i) sống sót sau vụ rơi máy bay hôm 1-5. Bà Magdalena Mucutuy Valencia – mẹ của các em, phi công Hernando Murcia Morales và 1 hành khách khác đã thiệ.t mạn.g sau vụ ta.i nạ.n.

Ông Manuel Ranoque – người thân của 4 đứ.a tr.ẻ – cho biết bé Lesly nói với ông rằng mẹ của chúng đã sống khoảng 4 ngày sau khi máy bay rơi. Ông Ranoque cho hay trước khi qua đời, người mẹ đã nói với các con mình: “Đi đi”.

Hiện 4 đứ.a tr.ẻ đang trong quá trình hồi phục. Các em đã kể cho người thân nghe những chi tiết mới về hành trình sống sót kỳ diệu của mình.

Lũ trẻ được bác sĩ yêu cầu ở lại bệnh viện ít nhất 2 tuần để theo dõi và điều trị. Theo những người thân trong gia đình, một số em đã có dấu hiệu khỏe lại và xin được đi ra ngoài chơi.

4 đứ.a tr.ẻ lạc trong rừng Amazon: Ở bên người mẹ bị thương 4 ngày trước khi bà bảo đi đi - Hình 1

Tổng thống Colombia – ông Gustavo Petro đến thăm 4 đứ.a tr.ẻ sống sót sau 40 ngày bị lạc trong rừng Amazon. Ảnh: AP

Ông Fidencio Valencia – chú của lũ trẻ – cho biết một số em đã ăn được trở lại. Một bé kể lại các em đã trốn trong những thân cây để tự bảo vệ mình khỏi những loài động vật nguy hiểm trong rừng.

“Ít nhất thì bọn trẻ đã ăn được trở lại. Dù chỉ ăn được một chút, nhưng các con đã ăn lại” – ông nói. Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Colombia – ông Iván Velásquez cho biết những đứ.a tr.ẻ đang được bù nước và chưa thể ăn được thức ăn thông thường.

Ông Dairo Juvenal Mucutuy – một người chú khác của bọn trẻ – cho hay một bé nói muốn đi chơi.

Video đang HOT

“Chú ơi, cháu muốn mang giày, cháu muốn đi bộ, nhưng chân cháu đau” – ông Mucutuy thuật lại lời đứ.a b.é.

Trước đó, sau khi được giải cứu vào ngày 9-6, 4 đứ.a tr.ẻ đã được lực lượng cứu hộ dùng trực thăng đưa đến một bệnh viện quân y ở thủ đô Bogota. Tổng thống Colombia – Gustavo Petro và nhiều quan chức chính phủ cũng đã đến thăm các em.

Cuộc chiến "giải cứu" rừng Amazon: Hy vọng mang tên Lula

Một loạt ngân hàng Brazil vừa cam kết không cấp tín dụng cho những công ty chế biến thịt thu mua gia súc từ các khu vực bị phá rừng trái phép.

Đây là động thái mới nhất trong hàng loạt nỗ lực chính phủ tổng thống Lula đang tiến hành nhằm cứu rừng Amazon khỏi sự tàn phá vô tội vạ.

Những nỗ lực mới nhất...

Quy định trên nằm trong bộ tiêu chuẩn phát triển bền vững do FEBRABAN, liên đoàn ngân hàng Brazil, ban hành hôm 31/5. Theo đó, để có được tín dụng từ các ngân hàng, những công ty chế biến thịt sẽ phải đảm bảo rằng họ không mua gia súc - trực tiếp hoặc gián tiếp - ở các khu vực phá rừng bất hợp pháp.

Cuộc chiến giải cứu rừng Amazon: Hy vọng mang tên Lula - Hình 1
Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva quyết dẹp bỏ nạn phá rừng trái phép tại Brazil. Ảnh: Reuters

Ngoài ra, các cơ sở giế.t mổ còn phải áp dụng hệ thống theo dõi để giám sát toàn bộ chuỗi cung ứng của mình ở khu vực Amazon và bang Maranhao trước tháng 12/2025. Yêu cầu này áp dụng cho cả nhà cung cấp trực tiếp và gián tiếp.

21 ngân hàng Brazil, bao gồm những tên tuổ.i lớn như Itau Unibanco, Banco do Brasil, Bradesco, Santander và Caixa Economica Federal..., đã ký vào cam kết. FEBRABAN cho biết động thái này cũng sẽ đáp ứng quy định mới của Liên minh Châu Âu (EU) nhằm bảo vệ rừng nhiệt đới. Hồi tháng 12, EU yêu cầu các nhà xuất khẩu vào khối phải chứng minh những mặt hàng nông nghiệp, bao gồm thịt bò, đậu nành và cà phê... không góp phần vào nạn phá rừng.

Hiện tại, hai tập đoàn chế biến thịt hàng đầu của Brazil là JBS SA và Marfrig Global Foods SA đã cam kết ngừng mua gia súc từ các nhà cung cấp gián tiếp có liên quan đến nạn phá rừng bất hợp pháp tại Amazon, kể từ năm 2025. Nhiều công ty tương tự cũng tuyên bố sẽ không mua hàng trực tiếp từ các khu vực bị chặt phá trái phép.

Cuộc chiến giải cứu rừng Amazon: Hy vọng mang tên Lula - Hình 2
Hoạt động khai thác gỗ diễn ra với tốc độ chóng mặt khiến Amazon ngày càng bị thu hẹp. Ảnh: Reuters

ABIEC, tổ chức đại diện cho các nhà xuất khẩu thịt bò Brazil, đã bày tỏ sự thất vọng về quy định này khi lưu ý rằng các chủ đất không phải đối mặt với các yêu cầu tương tự khi tiếp cận các gói tài chính. "Điều quan trọng là các ngân hàng phải áp dụng những yêu cầu về môi trường giống nhau đối với tất cả các chủ tài khoản, bao gồm cả chủ sở hữu ở các khu vực nông thôn", ABIEC tuyên bố trong một email gửi tới báo chí.

Tuy nhiên, tinh thần chung của ABIEC vẫn sẽ là hợp tác. ABIEC cho biết tới nay, họ đã từ chối hơn 20.000 chủ trang trại bán gia súc cho các công ty thành viên của hiệp hội do những cơ sở chăn nuôi này có vi phạm về môi trường.

Phá rừng tràn lan

Sự tàn phá và suy thoái của Amazon - rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới đã xảy ra liên tục. Trải dài trên 8 quốc gia, Amazon bao phủ hơn 3 triệu km2 với khoảng một nửa trong số đó nằm ở Brazil, cũng là trung tâm của sự tàn phá.

Báo Guardian (Anh) cho biết, các vệ tinh của chính phủ Brazil ghi nhận một phần rừng Amazon có diện tích kỷ lục 322 km2 đã bị "xóa sổ" vào tháng 2 năm nay. Con số này tăng 62% so với năm ngoái và là diện tích rừng bị phá lớn nhất trong một tháng kể từ khi nhà chức trách Brazil bắt đầu thống kê.

Cuộc chiến giải cứu rừng Amazon: Hy vọng mang tên Lula - Hình 3
Môi trường sống của nhiều cộng đồng thiểu số bản địa ở Amazon bị ảnh hưởng nặng nề vì nạn phá rừng. Ảnh: Reuters

Còn theo một cuộc điều tra khác cũng được Guardian tiến hành, hơn 800 triệu cây đã bị đốn hạ tại Amazon chỉ trong 6 năm để phục vụ nhu cầu thịt bò Brazil. Cuộc điều tra là một phần của dự án "Forbidden Stories' Bruno and Dom" nhằm tiếp tục công việc của Bruno Pereira - một chuyên gia về người bản địa Brazil, và Dom Phillips - một nhà báo từng là cộng tác viên lâu năm của tờ Guardian. Cả hai đã b.ị giế.t ở Amazon năm ngoái và người ta tin rằng, thủ phạm chính là những kẻ phá rừng.

Nạn phá rừng trên khắp Brazil đã tăng vọt từ năm 2019 đến năm 2022 dưới thời tổng thống lúc bấy giờ là Jair Bolsonaro. Dù việc chăn nuôi gia súc là nguyên nhân số 1 nhưng các hoạt động khai thác gỗ và khai khoáng cũng diễn ra với tốc độ chóng mặt, góp phần làm tổn thương nghiêm trọng rừng Amazon.

"Từ mỏ quặng sắt lớn nhất thế giới đến ngành công nghiệp chăn nuôi giế.t mổ hơn 6 triệu gia súc mỗi năm", dự án điều tra giữa Guardian và Forbidden Stories phân tích. "Vùng đất đa dạng sinh học nhất thế giới, nơi được xem như "lá phổi của hành tinh" giờ đây cũng là vùng đất của những công xưởng. Các doanh nghiệp là nguồn tăng trưởng kinh tế và việc làm cho cộng đồng. Nhưng họ đang hoạt động trong một môi trường đặc biệt - khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới và một bể chứa carbon quan trọng của hành tinh - và điều này tạo ra những thách thức khó lường".

Sử dụng hồ sơ các công ty, dữ liệu tài chính và nghiên cứu khoa học, những nhà phân tích của Guardian ước tính được giá trị hàng hóa khổng lồ "đi ra" từ Amazon, bao gồm từ khai thác vàng, quặng sắt và bauxite, chăn nuôi gia súc, trồng đậu nành, sản xuất bột giấy và khai thác gỗ... từ đó phác thảo bức tranh u ám về khu rừng đang kêu cứu.

Một ví dụ sống động là công ty khai khoáng Vale của Brazil. Kể từ năm 2010 đến nay, chỉ riêng Vale đã khai thác hơn 4 tỷ tấn quặng sắt từ mỏ Carajas, ở bang Para (phía bắc Brazil), trị giá 220 tỷ USD. Khu mỏ sắt lớn nhất thế giới này lọt giữa Rừng quốc gia Carajas, khu bảo tồn sinh học nằm ở phía đông nam rừng Amazon. Para cũng là quê hương của Alunorte, nhà máy luyện nhôm lớn nhất thế giới bên ngoài Trung Quốc, tạo ra doanh thu khoảng 15,3 tỷ USD kể từ năm 2014.

Lĩnh vực khai mỏ cho đến nay vẫn là hoạt động sinh lợi nhất về mặt tài chính của Amazon và điều đáng nói, tất cả những dự án khai khoáng ấy đều hợp pháp. Mauricio Angelo, người sáng lập Tổ chức Mining Observatory, cho biết diện tích khai thác công nghiệp hợp pháp ở Brazil đã tăng gấp 7 lần kể từ năm 1985. Theo ông Angelo, việc mở rộng này, bao gồm cả xây dựng cơ sở hạ tầng (đường sá, nhà máy thủy điện, cảng, đường sắt) mang lại những rủi ro lớn về môi trường và đ.e dọ.a tới sự tồn vong của các dân tộc thiểu số trong khu vực.

Trong khi đó, một báo cáo do Hội đồng Khoa học về Amazon (SPA) công bố hồi năm 2021 cho biết, khoảng 17% diện tích rừng Amazon - tức là rộng gấp 2 lần nước Đức - đã được chuyển đổi thành là các trang trại gia súc, những khu mỏ hoặc cánh đồng canh tác rộng lớn trong nửa thế kỷ qua.

Theo Carlos Nobre, nhà khoa học khí hậu nổi tiếng người Brazil, nếu nạn phá rừng đạt 20 đến 25% diện tích của Amazon, "những dòng sông bay" - những đám mây mưa tái tạo độ ẩm của chính khu rừng - sẽ yếu đi đủ để khu rừng không thể tự duy trì sự sống. Khi đó, hầu hết lưu vực sông Amazon ở miền nam Brazil, nơi tạo ra 70% GDP của đất nước, sẽ trở thành những xavan (trảng cỏ), chỉ trong vài thập kỷ.

Gió đang đảo chiều

Vận may của Amazon phụ thuộc vào những chính phủ nắm quyền. Từ năm 2004 đến năm 2012, Tổng thống Brazil, Luiz Inacio Lula da Silva, và chính quyền kế nhiệm do bà Dilma Rousseff lãnh đạo, đã có nhiều nỗ lực chống lại nạn phá rừng. Ghi nhận từ Tổ chức Amazon Monitoring cho thấy, hoạt động phá rừng tại Brazil giảm 84% trong giai đoạn từ 2010 đến 2014, một thành tích đáng ngưỡng mộ ngay cả khi so sánh với bất kỳ quốc gia nào khác.

Cuộc chiến giải cứu rừng Amazon: Hy vọng mang tên Lula - Hình 4
Bãi khai thác vàng trái phép mọc lên như nấm tại Amazon. Ảnh: EURACTIV

Nhưng sau đó, tiến trình đã bị đảo ngược dưới sự thời Tổng thống cực hữu Jair Bolsonaro. Việc khai thác tài nguyên và trồng trọt trên đất rừng một cách bất hợp pháp đã gia tăng chóng mặt khi nguồn ngân sách cho các cơ quan môi trường bị cắt giảm và nhiều biện pháp bảo vệ bị dỡ bỏ. Chỉ trong 3 năm ông Bolsonaro lãnh đạo đất nước, một diện tích rừng lớn hơn cả nước Bỉ đã bị chuyển đổi thành đất nông nghiệp hay những khu mỏ.

Khi trở lại nắm quyền vào tháng 1 năm nay, Tổng thống Lula đã hứa sẽ chấm dứt nạn phá rừng ở Amazon. Một trong các quyết định đầu tiên ở nhiệm kỳ mới của ông Lula là khôi phục quyền hạn của Viện Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên tái tạo Brazil (Ibama). Đây là cơ quan bảo vệ môi trường chuyên trách của chính phủ, để chống lại nạn phá rừng bất hợp pháp, nhưng đã bị làm suy yếu dưới thời ông Bolsonaro.

Tổng thống Lula cũng hủy bỏ một chính sách khuyến khích khai khoáng trên các vùng đất được bảo vệ của người bản địa do người tiề.n nhiệm ban hành. Bên cạnh đó, ông đã giải phóng Quỹ Amazon trị giá hàng tỷ USD do Na Uy và Đức tài trợ để hỗ trợ các dự án bền vững, củng cố cam kết chấm dứt nạn phá rừng ở Amazon.

Tất nhiên, hành trình "giải cứu Amazon" còn nhiều chông gai, minh chứng là diện tích rừng bị tàn phá vẫn tăng lên vào tháng 2 và tháng 3 so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng có thể lạc quan rằng "gió sẽ đảo chiều", bởi cuộc chiến chống biến đổi khí hậu - đặc biệt là chống nạn phá rừng - đang được xem là ưu tiên cao nhất đối với chính phủ của Tổng thống Lula.

Trong phát biểu mới đây, ông Lula tuyên bố sẽ tiếp tục tăng cường nhân lực cho cơ quan chấp pháp để xử lý và trừng phạt các hoạt động khai thác vàng, khai thác gỗ và trồng trọt trái phép tại Amazon. Ông cũng sẽ thành lập một bộ dành cho người bản địa để những cộng đồng bị ảnh hưởng nhiều nhất "có cơ hội nói lên tiếng nói của riêng họ".

Trên bình diện quốc tế, ông Lula đang vận động để Hội nghị khí hậu COP30 diễn ra năm 2025 được tổ chức ở Brazil, ngay tại khu vực Amazon, nhằm giúp thế giới thực sự hiểu được tầm quan trọng của khu rừng với hành tinh này. Và khi Brazil chủ trì cuộc họp G20 vào năm 2024, khí hậu cũng sẽ là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự. Những lời hứa về tài chính khí hậu trị giá 100 tỷ USD cần được làm rõ bởi ông Lula cho rằng, các quốc gia giàu có phải thực hiện những cam kết của họ từ COP15 tại Copenhagen.

"Sẽ không có an ninh khí hậu cho thế giới nếu không có một Amazon được bảo vệ. Brazil sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để không còn nạn phá rừng và suy thoái quần xã sinh vật", Tổng thống Lula nhấn mạnh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bão "thần tốc nhất lịch sử" đã đổ bộ, diễn biến trùng khớp với dự đoán bà Vanga?
21:55:03 27/09/2024
Chernobyl hiện ra sao sau khi con người rời bỏ do thảm họa hạt nhân?
20:04:13 29/09/2024
Ứng viên tổng thống Mỹ bám đuổi sít sao ở các bang chiến trường
10:54:59 28/09/2024
Ông Trump gặp Tổng thống Zelensky, cam kết chấm dứt xung đột Ukraine
11:21:31 28/09/2024
Mỹ: Ít nhất 44 người t.ử von.g do bão Helene
15:08:01 28/09/2024
Iran: Mọi phong trào kháng chiến tại Trung Đông hợp sức, Israel sẽ hối tiếc
22:08:53 28/09/2024
ISW: Bất cập khi lực lượng tinh nhuệ nhất của an ninh Nga chiến đấu tại Kursk
18:22:13 28/09/2024
Sập mỏ vàng ở Indonesia, 15 người thiệ.t mạn.g
07:43:40 28/09/2024

Tin đang nóng

Vụ cô giáo xin tiề.n mua laptop: Sở GD&ĐT vào cuộc, 1 câu nói gây ám ảnh
17:57:30 29/09/2024
Bức ảnh và 2 chi tiết làm rầm rộ chuyện Diệu Nhi đang bầu lần 2 khi đi xem các Anh Trai
16:04:35 29/09/2024
Rộ ảnh chụp cận bữa tiệc của Diddy, 1 chi tiết gây kinh sợ, CĐM réo Katy Perry
18:26:23 29/09/2024
Triệu Lệ Dĩnh lên ngôi Thị hậu, Dương Mịch ngồi trên đống lửa, quyết làm liều
16:51:56 29/09/2024
Ngay lúc này: Khu du lịch Đại Nam ra thông báo khẩn vì nhiều đoạn đường tắc cứng, người dân đội nắng đi bộ cả 2km
15:14:57 29/09/2024
Người soán ngôi Sơn Tùng nói gì trong concert mà khiến 20.000 khán giả "phát điên"?
20:04:23 29/09/2024
Người phụ nữ ở Hậu Giang 10 năm trồng cỏ làm cảnh từ hạt thanh long
14:58:51 29/09/2024
Kỳ Duyên gặp biến trước thềm "xuất khẩu" fan lo sốt vó, có liên quan Minh Triệu?
16:25:20 29/09/2024

Tin mới nhất

Đồng tiề.n chung BRICS sẽ được bảo đảm bằng vàng

21:09:03 29/09/2024
Trong những năm qua, nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS - hiện bao gồm 10 quốc gia sau đợt kết nạp 5 thành viên mới hồi đầu năm - đã nỗ lực phát triển một đồng tiề.n chung.

Không ngừng nỗ lực cứu Trung Đông khỏi một cuộc chiến toàn diện

21:08:50 29/09/2024
Trong những ngày qua, cộng đồng quốc tế vẫn tiếp tục những nỗ lực không ngừng nghỉ để hạ nhiệt căng thẳng giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Lebanon, vốn đang đẩy Trung Đông đến gần hơn với một cuộc chiến toàn diện.

ADB dự báo kinh tế Mông Cổ tăng trưởng bền vững đến năm 2025

13:30:37 29/09/2024
Tuy nhiên, rủi ro cho tăng trưởng có thể đến như suy giảm nhu cầu từ Trung Quốc, chậm mở rộng mỏ Oyu Tolgoi và gián đoạn nguồn cung do căng thẳng địa chính trị và khí hậu.

Tỷ phú Mark Zuckerberg gia nhập 'câu lạc bộ 200 tỷ USD'

13:28:42 29/09/2024
Ngày 25/9, sau sự kiện Meta Connect 2024, cổ phiếu Meta tăng 0,9% và đóng cửa phiên giao dịch ở mức cao kỷ lục là 568,31 USD/cổ phiếu. Tuy nhiên, đến ngày 29/9, cổ phiếu này giảm xuống còn 567,36 USD/cổ phiếu

Hãng tin AFP bị tấ.n côn.g mạng

07:55:04 29/09/2024
Trong khi đang phân tích và xử lý sự cố, hãng khẳng định phòng tin tức của AFP và tất cả các dịch vụ của hãng vẫn tiếp tục đưa tin trên toàn thế giới.

Giao tranh buộc trên 50.000 người tại Liban di tản sang Syria

07:29:29 29/09/2024
Theo UNHCR, tổng số người phải rời bỏ nhà cửa ở Liban hiện đã lên tới 211.319 người, trong đó số người di dời kể từ khi Israel tăng cường các cuộc không kích vào ngày 23/9 là 118.000 người.

Số người thiệ.t mạn.g do lũ lụt tại Nepal tăng lên 59 người

07:21:36 29/09/2024
Mùa mưa năm nay tại Nepal bắt đầu từ ngày 10/6 và đang sắp kết thúc. Trong giai đoạn này, Nepal đã ghi nhận lượng mưa cao hơn trung bình.

Rơi trực thăng tại Pakistan, 6 người thiệ.t mạn.g

07:09:01 29/09/2024
Tổng cộng trên trực thăng có 14 người, bao gồm 2 phi công người Nga. Vụ ta.i nạ.n đã làm 6 hành khách t.ử von.g tại chỗ, 8 người bị thương nặng.

Trọng trách để 'Nhật Bản trở lại'

07:06:30 29/09/2024
Giáo sư chính trị của Đại học Tokyo Yu Uchiyama nhận định ông Ishiba có thể sẽ thể hiện tốt trong cuộc đối đầu sắp tới tại quốc hội với lãnh đạo phe đối lập.

Lật tàu ngoài khơi Tây Ban Nha khiến 9 người thiệ.t mạn.g, 48 người mất tích

07:02:06 29/09/2024
Vào thời điểm vụ việc xảy ra trên tàu có 84 người. Sau khi nhận được cuộc gọi khẩn cấp từ ngoài khơi đảo El Hierro, lực lượng cứu hộ đã giải cứu được 27 người.

Lũ lụt và lở đất khiến 28 người thiệ.t mạn.g và mất tích ở Nepal

06:30:59 29/09/2024
Lở đất đã chặn một số đường cao tốc khiến hàng trăm du khách bị mắc kẹt. Tất cả các chuyến bay nội địa từ Kathmandu đã bị hủy từ tối 27/9. Cục Khí tượng Thủy văn dự báo mưa lớn sẽ kéo dài đến ngày 29/9.

Giảm mạnh thuế, Ấn Độ tăng xuất khẩu gạo

06:28:31 29/09/2024
Gạo đồ là loại gạo mà phần thóc được ngâm trong nước nóng rồi mới được gia công chế biến. Không chỉ gạo đồ, thuế xuất khẩu đối với gạo lứt cũng được giảm xuống còn 10%. Quyết định này có hiệu lực ngay lập tức.

Có thể bạn quan tâm

Dân mạng phát sốt vì điệu múa lạnh gáy nhất, nhan sắc 2 nữ chính xứng đáng "phong thần"

Hậu trường phim

20:48:04 29/09/2024
Điệu múa quỷ thần của Rima Thanh Vy và Lâm Thanh Mỹ trong phim điện ảnh Cám đang được cư dân mạng nhắc đến nhiều.

Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt

Tin nổi bật

20:10:46 29/09/2024
18 giờ tối nay, tại khu vực Trường đua Khu du lịch Đại Nam, chương trình nghệ thuật sân khấu hóa, hoạt động thể thao đặc sắc và giao lưu với CEO Nguyễn Phương Hằng đã được diễn ra.

Erik gặp sự cố... rơi quần ngay khi đang biểu diễn trên sân khấu

Nhạc việt

20:09:15 29/09/2024
Dù đi diễn nhiều năm và gặp không ít sự cố trên sân khấu nhưng tình huống diễn ra vào tối 28/9 vừa qua chắc hẳn là sự kiện lịch sử khó quên đối với Erik.

Son Heung Min chưa chắc chơi trận đại chiến gặp Manchester United

Sao thể thao

20:04:01 29/09/2024
Đội trưởng Son Heung Min chưa chắc tham gia trận đại chiến gặp Manchester United, thuộc khuôn khổ giải Ngoại hạng Anh.

"Bố bỉm sữa" Hyun Bin dưới ống kính người qua đường

Sao châu á

19:48:18 29/09/2024
Xuất hiện trước ống kính team qua đường , Hyun Bin diện một bộ đồ thể thao với áo phông 3 lỗ kết hợp quần short khỏe khoắc, khoe cơ bắp săn chắc.

Người phụ nữ 36 tuổ.i gánh hậu quả nặng nề sau khi xăm vùng kín ở spa

Sức khỏe

19:48:00 29/09/2024
Sau khi đi xăm hồng quầng vú ở spa gần nhà, người phụ nữ bị tai biến nặng nề ở vị trí xăm, phải vào viện cầu cứu.

Phụ huynh phản ánh con bị bắt nạt sau khi tố cô giáo xúc phạm học sinh ở Ninh Bình: Hiệu trưởng nói gì?

Netizen

19:44:00 29/09/2024
Vụ việc cô giáo N.T.V. (giáo viên chủ nhiệm lớp 4B, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP.Ninh Bình) có lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận.

Bà Nguyễn Phương Hằng trở lại Đại Nam; nhân vật bí ẩn vụ Trương Mỹ Lan

Pháp luật

19:39:44 29/09/2024
Sự trở lại của bà Nguyễn Phương Hằng, doanh nghiệp đứng sau vụ bắ.n dây chun gây náo động mạng xã hội, tình huống gây chú ý tại vụ xét xử Trương Mỹ Lanlà những tin tức gây chú ý tuần qua.

Bữa tối nhẹ nhàng, ngon miệng với 3 món cực kỳ đơn giản

Ẩm thực

19:39:04 29/09/2024
Trong những ngày bận rộn, một bữa tối đơn giản nhưng ngon miệng có thể mang lại niềm vui và sự ấm áp cho cả gia đình.

Chú chó Chopper gây sốt vì chinh phục 7 đỉnh núi khó trèo ở Việt Nam

Lạ vui

19:34:02 29/09/2024
Nguyễn Thị Hà Mai là người đam mê leo núi. Mỗi lần đi leo núi, chị phải mang Chopper đi gửi. Lúc về, chị Mai thấy cún cưng của mình có dấu hiệu stress và đôi lần còn bị nhiễm chéo bệnh từ các bạn chó khác.

Ngày 30 tháng 9 năm 2024 là ngày tốt hay xấu? Xem ngày âm lịch 30/9/2024

Trắc nghiệm

17:55:46 29/09/2024
Xem lịch âm ngày 30/9/2024 (Thứ 2), lịch vạn niên ngày 30/9/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...