4 đô thị lớn nhất của Bình Dương giãn cách theo chỉ thị 16
Số ca mắc COVID-19 đã vượt ngưỡng trên 1.000 người, các đô thị lớn nhất của Bình Dương và giáp với TP.HCM, Đồng Nai đều áp dụng chỉ thị 16.
Đại diện Liên đoàn Lao động thành phố Thủ Dầu Một tặng quà thăm hỏi một điểm cách ly COVID-19 – Ảnh: T.D.M.
Ngày 9-7, UBND thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương cho biết đã quyết định áp dụng giãn cách theo chỉ thị 16 trên toàn địa bàn thành phố, cho đến khi có thông báo mới.
Quyết định này được đưa ra sau khi có nhiều ca mắc mới trong cộng đồng ghi nhận tại Thủ Dầu Một, trong đó có khu vực phường Chánh Nghĩa và nhiều ca mắc là công nhân của nhà máy có trụ sở tại Thủ Dầu Một.
Như vậy, cả bốn đô thị lớn nhất của Bình Dương, giáp với TP.HCM và Đồng Nai đã giãn cách theo chỉ thị 16, gồm: Dĩ An, Thuận An, Tân Uyên (đã giãn cách trước đó) và Thủ Dầu Một.
Tới trưa 9-7, Bình Dương ghi nhận thêm 65 ca COVID-19, lũy kế đã có 1.118 ca mắc trong cộng đồng.
Bình Dương trưng dụng ký túc xá (khu A) Đại học Quốc gia TP.HCM tại thành phố Dĩ An, Trường đại học Quốc tế Miền Đông và Trường cao đẳng Y tế Bình Dương (thành phố Thủ Dầu Một) làm khu điều trị COVID-19.
Video đang HOT
70% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được yêu cầu làm việc ở nhà, không đến Trung tâm hành chính tập trung tỉnh Bình Dương, là tòa tháp đôi 22 tầng, nơi đặt trụ sở của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và hầu hết các sở, ngành.
Kẹt xe hàng km ở cửa ngõ TP.HCM ngày đầu thực hiện Chỉ thị 16
Ngày đầu TP.HCM thắt chặt kiểm soát người và xe cộ qua cửa ngõ theo Chỉ thị 16, tuyến quốc lộ 1K - Bình Dương xảy ra kẹt xe kéo dài từ 7h sáng.
Sáng 9/7 cửa ngõ TP.HCM qua quốc lộ 1K (đoạn giáp tỉnh Bình Dương) kẹt xe nối dài hàng km. Hôm nay là ngày đầu TP.HCM áp dụng lệnh phong tỏa toàn địa bàn cùng nhiều quy định giám sát người và phương tiện lưu thông.
Theo ghi nhận của Zing , quá trình lực lượng chức năng kiểm tra giấy xét nghiệm, giấy thông hành diễn ra nhanh chóng, khoảng 1-2 phút mỗi trường hợp. Tuy nhiên, lưu lượng xe đổ về đông khiến tuyến đường xảy ra ùn ứ kéo dài.
Từ ngày 9/7, người dân ra vào TP.HCM phải xuất trình giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SAR-CoV-2 (có giá trị 5 ngày).
Tài xế Trần Văn Triều cho biết anh mất hơn 6 giờ để chờ làm thủ tục xét nghiệm, lấy mẫu tầm soát Covid-19 tại bệnh viện. "Sau đó, tôi phải chờ thêm một giờ để qua khỏi chốt chặn", tài xế Triều nói.
Những người không có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm nCoV được cảnh sát hướng dẫn quay đầu xe.
Chị Ngô Thị Kim Hương (công nhân, ngụ tại Bình Dương) cho biết không thể qua chốt kiểm soát vì thiếu giấy chứng nhận kết quả âm tính nCoV. "Tôi không biết làm thế nào vì ở lại TP.HCM thì không có người thân, không có nhà, còn về Bình Dương thì không được", chị Hương nói.
Tài xế lưu thông qua chốt kiểm soát phải đáp ứng đủ 5 bước khai báo y tế điện tử, xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy công tác, và xuất trình giấy xét nghiệm âm tính, thực hiện quy định 5K tại chỗ.
Các đơn vị trực chốt chuẩn bị sẵn nhiều bản in mã QR để các tài xế khai báo.
Anh Trương Việt Toàn, phụ xe tải vận chuyển hàng hóa, cho biết đã chuẩn bị giấy tờ, thủ tục thông hành đầy đủ nên khi qua chốt không mấy khó khăn.
Lúc 11h, dòng xe đổ về cửa ngõ thành phố qua quốc lộ 1K vẫn rất đông. Người dân chen chúc từng mét đường để đến vị trí khai báo.
Tối 8/7, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM có công văn hướng dẫn những loại xe được lưu thông đi, đến TP.HCM trong 15 ngày, kể từ 9/7. Thông qua mã QR được cấp theo danh sách các đơn vị đăng ký, thống nhất trước đó, thành phố sẽ tạo "luồng xanh" để các phương tiện di chuyển. 12 chốt kiểm soát cũng được thiết lập tại 12 khu vực cửa ngõ TP.HCM nhằm kiểm tra, giám sát người và phương tiện ra, vào địa bàn.
"Nếu không vét triệt để F0 cũ, hết 15 ngày giãn cách dịch sẽ bùng trở lại" Nếu không vét triệt để F0 thì khi hết giãn cách, dịch sẽ tiếp tục bùng phát trở lại - bác sĩ Trương Hữu Khanh nhấn mạnh. Giãn cách không chỉ ngoài đường, phải đến được ngõ ngách, tổ, ấp "Giãn cách xã hội cần phải được thực hiện triệt để theo đúng quy định, đặc biệt là ở những khu vực nguy...