4 điều quyết định túi tiền bạn nên biết
Nếu bạn đang muốn kiếm nhiều tiền hơn, nhất định đừng quên trau dồi 4 yếu tố này.
Bạn giàu hay bạn nghèo, có tiền hay không, điều đó phụ thuộc vào chính bản thân bạn. Nhà văn nổi tiếng Oscar Wilde từng nói: “Tôi từng nghĩ rằng tiền là thứ quan trọng nhất trên thế giới, bây giờ già rồi, tôi mới phát hiện ra rằng, đúng là như vậy”. Tiền là thứ không thể thiếu trong cuộc sống, hầu hết chúng ta đều đang chăm chỉ, nỗ lực làm việc để kiếm tiền. Mỗi người đều cố gắng kiếm nhiều tiền hơn với mục đích riêng, có người kiếm tiền để thoát nghèo, tạo cảm giác an toàn, có người muốn tận hưởng cuộc sống, có người vì phấn đấu để cuộc sống của bản thân, gia đình trong hiện tại và tương lại trở nên tốt đẹp, dễ dàng hơn.
Vậy, khả năng kiếm tiền của một người sẽ được quyết định bởi yếu tố nào? Trên thực tế, nó chủ yếu phụ thuộc vào 4 điều sau đây, nói cách khác, nếu một người muốn làm giàu thì 4 yếu tố này rất quan trọng.
1. Mối quan hệ
Những người thực sự giàu có và quyền lực có rất nhiều mối quan hệ. Thành công của họ không phải ngẫu nhiên mà có, thành quả đó được tích lũy từ nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có “mối quan hệ”. Xây dựng mối quan hệ quyền lực là nền tảng cho sự thành công và tạo ra sự giàu có. Các kết nối, mối quan hệ còn “quý hơn vàng”, nó rất quan trọng và hữu ích.
Nếu biết cách tạo dựng và nắm giữ mối quan hệ chất lượng, bạn có thể dễ dàng đạt được thành tựu và giàu có hơn. Bởi các mối quan hệ cho phép bạn nhận trợ giúp khi bạn cần.
Ảnh minh họa.
Trong khi nghiên cứu về thói quen của những người giàu có, tác giả Thomas C. Corley đã phỏng vấn 233 người giàu có trong 5 năm, ông đã đưa ra được số liệu: 88% người giàu tin rằng xây dựng mối quan hệ quyền lực là yếu tố chính làm nên sự giàu có của họ. Hay Andrew Carnegie, ông vua thép của Mỹ cũng công nhận rằng: “Tri thức của các chuyên gia chỉ chiếm 15% trong thành công của họ, 85% còn lại phụ thuộc vào các mối quan hệ xã hội”.
Trên thực tế, các mối quan hệ, kết nối chất lượng được tích lũy từng chút một bởi chính bạn. Cũng giống như “gió tầng nào gặp mây tầng đó”, muốn có những mối quan hệ chất lượng, giao lưu với người giỏi, bạn cũng phải là người có năng lực tương xứng. Mạng lưới kết giao càng rộng thì năng lực, kiến thức của bạn càng được trau dồi; năng lực càng tốt thì mạng lưới của bạn càng lớn.
Khi bạn trau dồi năng lực của bản thân để trở nên đủ mạnh mẽ, bạn sẽ không phải lo lắng về việc thiếu các mối quan hệ chất lượng.
2. May mắn
Người có cuộc sống tốt là người gặp nhiều may mắn, họ không phải lo lắng quá nhiều về tiền bạc hay các vấn đề trong cuộc sống. Họ không cần phải làm việc mệt mỏi cả đời, họ dễ dàng hơn trong việc làm những gì mình muốn và đạt được mục tiêu.
Video đang HOT
Những người như vậy thường hạnh phúc hơn, bởi vì họ có thể sống thoải mái mỗi ngày mà không phải lo lắng. Ngược lại, những người kém may mắn, họ luôn chật vật với cuộc sống và không có thời gian để tận hưởng. Những người như vậy sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó khăn và thậm chí cảm thấy rằng họ chẳng đạt được gì cả.
Ảnh minh họa.
Nhưng, may mắn đến từ đâu? Thực chất, sự may mắn không tự nhiên mà có, vận may chính là do bản thân bạn quyết định, do bạn lựa chọn. Bạn có thể trở thành người may mắn chỉ khi bạn thật sự chăm chỉ và cố gắng. Bạn càng cố gắng bao nhiêu, may mắn càng đến bấy nhiêu.
3. Quý nhân giúp đỡ
Có nhiều người đến lúc hoạn nạn khó khăn sẽ có quý nhân giúp đỡ. Đôi khi chúng ta luôn phàn nàn rằng số phận thật bất công với mình, thực ra là do chúng ta không nắm bắt cơ hội, không tìm được đúng người. Trong cuộc sống của mình, điều quan trọng nhất là chọn đúng việc và đúng người đồng hành. Khi bạn chọn đúng việc và đúng người, bạn sẽ thuận lợi hơn trong việc “tiến lên phía trước”.
Nếu bạn gặp may mắn và được người tốt giúp đỡ, công việc, cuộc sống của bạn sẽ trở nên thuận lợi hơn, bạn cũng có thể kiếm được nhiều tiền hơn. Để thu hút được nhiều người giúp đỡ, trước tiên bạn phải là người ôn hòa, không tự cao tự đại. Nếu một người luôn tự cho mình là đúng, họ sẽ khó hòa hợp với người khác và không được người khác đánh giá cao.
Ảnh minh họa.
Khi đối xử với người khác, hãy khiêm tốn và kính trọng hơn; lắng nghe và thấu hiểu hơn; khoan dung và chấp nhận hơn.Trong cuộc đời, nếu bạn gặp được người sẵn sàng lắng nghe ý kiến và khuyên bảo bạn thì đó là phúc của bạn. Khi bạn gặp một người như vậy, bạn phải trân trọng họ.
4. Sự kiên trì
Người xưa có câu: “Chịu được khổ thì mới có thể trở thành người trên vạn người”. Những người giàu có, thành công hầu như đều đã từng trải qua những giai đoạn phải “chịu khổ” như vậy. Họ phải chịu đựng những điều mà không mấy ai chịu được. Trước những khó khăn, họ kiên trì vượt qua chứ không lựa chọn lùi bước, nhờ đó mà họ có thể đạt được những thành quả xứng đáng, có được nhiều của cải, thành tựu.
Quá trình đi đến đích có nhiều gian nan, trở ngại, đôi lúc bạn sẽ nghi ngờ liệu lựa chọn của mình có đúng không, năng lực của mình có đủ hay không. Tuy nhiên, bạn phải tin rằng khi mình kiên trì vượt qua được những điều đó, bạn sẽ nhận được một thành quả xứng đáng.
Con đường dẫn đến thành công nhất định là gập ghềnh, và chỉ bằng cách kiên trì, chúng ta mới có thể đạt được thành công cuối cùng.
Sự kiên trì là phẩm chất sắt đá của thành công. Kiên trì chịu đựng chính là thứ “tài sản” đắt giá, kéo xa khoảng cách của bạn với người khác, giúp bạn tiến đến những mục tiêu to lớn hơn. Đối với mục tiêu mà mình đề ra, đích đến mà mình muốn đi tới, chỉ có tiếp tục kiên trì, con đường trước mặt mới càng đi càng sáng rõ, tầm nhìn mới càng ngày càng rộng mở.
Ảnh minh họa.
5. Lời nhắn gửi
Nếu bạn muốn có nhiều tiền, đạt được thành tựu, thành công trong cuộc sống, trước tiên bạn phải cải thiện khả năng của mình, chỉ có tu dưỡng bản thân, bạn mới có nhiều lựa chọn và cơ hội hơn. Nếu bây giờ bạn chưa đủ giàu, chưa chạm được đến vạch đích mà mình muốn đến, hãy cứ tiếp tục làm việc chăm chỉ, cố gắng từng ngày.
Có một câu nói rất hay: “Khi bạn phàn nàn, có người đang làm việc chăm chỉ; khi bạn ghen tị, có người đang vất vả; khi bạn chờ đợi, có người đã bắt đầu hành động”. Vậy nên thay vì lo lắng, ghen tị hay cứ ngồi chờ một cơ hội, hãy hành động, trau dồi kiến thức, tu dưỡng bản thân, cuộc sống của bạn sẽ trở nên tốt đẹp hơn mỗi ngày.
Đã là đàn ông thì phải lo được cho vợ con?
Con đã cứng cáp, nhưng vợ không muốn đi làm. Khi chồng chia sẻ khó khăn tài chính, người vợ phẫn nộ cho rằng đàn ông phải lo được cho vợ con.
Con gái nhỏ của Phương và Thành đã gần 2 tuổi. Mọi người đều khen Phương nuôi con khéo, vì cô bé bụ bẫm, dễ ăn, dễ ngủ và phát triển vượt trội so với bạn bè cùng lứa. Khi mang thai 6 tháng, do bị động thai nên Phương nghỉ làm. Từ đó đến nay Phương ở nhà nội trợ, chăm con nhỏ.
Đây là đứa con đầu lòng, nên hai vợ chồng cô muốn dành điều tốt nhất cho bé. Do không có ông bà nội ngoại hỗ trợ chăm con, nên Thành khuyên Phương ở nhà chăm con đến khi cứng cáp rồi tính.
Mấy năm trước, công việc kinh doanh của Thành khá ổn, thu nhập đều đặn từ 40-50 triệu đồng mỗi tháng, nên sinh hoạt phí trong nhà không phải vấn đề đáng ngại với anh. Nhưng hơn một năm vừa qua, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, việc làm ăn gặp nhiều bất lợi, nên thu nhập của Thành giảm đáng kể. Có tháng, anh chỉ mang về 15 triệu đồng.
Khi dư dả về thu nhập, hai vợ chồng Thành lại phải lo trả khoản nợ mua nhà, nên tiền tiết kiệm cũng chẳng được là bao. Từ lúc, công việc kinh doanh gặp khó khăn, vì không muốn vợ lo lắng, Thành phải vay tiền bạn bè để bù đắp khoản sinh hoạt phí còn thiếu, đợi khi nào có tiền thì trả.
Đi làm giúp phụ nữ năng động và tự tin hơn (ảnh minh họa)
Thấy con gái đã cứng cáp, Thành khuyên Phương nên tìm việc làm. Nhưng cô nói con mới gần 2 tuổi, cho đi nhà trẻ lúc này dễ ốm đau, đến lúc đó xin nghỉ chăm con còn mệt hơn. Thành thấy đứa trẻ nào mới đi học mẫu giáo mà chẳng ốm đau, do thay đổi môi trường, ngay cả con tới 4-5 tuổi mới đi học vẫn như vậy thôi.
Thành đành nói ra tình hình kinh doanh hiện tại, cùng những khó khăn, anh mong vợ đi làm, cùng anh san sẻ gánh nặng kinh tế. Nhưng trong lúc bực bội, Phương lại buông những lời nặng nề: "Nuôi vợ con là trách nhiệm của đàn ông, không làm được điều này anh nên xem lại mình".
Nghe những lời đó, Thành giận vợ, im lặng không nói tiếng nào. Trong lúc Phương mang thai và nuôi con nhỏ, Thành đảm đương toàn bộ kinh tế, nay con đã lớn, anh muốn vợ đi làm để cùng gánh vác gia đình thì có gì sai.
Mấy hôm sau, đột nhiên Phương chủ động xin lỗi chồng. Cô nói tuần tới sẽ cho con đi học lại để đi tìm việc. Thành bất ngờ với sự thay đổi của vợ.
Anh dò hỏi mới biết, có một chị đồng nghiệp cũ của vợ tới nhà chơi. Vợ chồng chị đó vừa ly hôn. Trước kia chị ấy cũng nghỉ việc ở nhà nuôi com. Khi đứa con thứ hai đi mẫu giáo, chị vẫn trì hoãn việc đi làm. Vì chị ấy nghĩ đi làm lương cũng không được bao nhiêu, lại không thể tiện đưa đón con và chăm sóc con tốt như ở nhà nội trợ. Gần đây, chồng chị ngoại tình và muốn ly hôn, chị sốc như bị đẩy xuống vực. Hơn 40 tuổi, tìm việc đi làm lại quả thực rất khó.
Câu chuyện ấy khiến Phương bừng tỉnh. Cô chợt hiểu, với phụ nữ, đi làm không hẳn phải vì tiền. Cuộc đời này vốn đầy những bất trắc, rủi ro. Khi có một công việc ổn định, thì dù tương lai có ra sao, cô vẫn có thể lo cho cuộc sống của mình và con.
Tìm lại bản thân từ những chuyến đi Hành trình kiếm tìm sự kết nối lại với bản thân của chị bắt đầu bằng những chuyến đi. Càng đi, Quỳnh Như càng nhận ra cuộc sống mình không cần nhiều đồ đạc như mình tưởng. Cũng giống như mỗi người đều là khách lữ hành trên cuộc đời này, hành lý càng nhẹ càng thoải mái, tự tại. Chị Nguyễn Ngọc...