4 điều liên quan đến nhiễm trùng thận chị em cần biết
Nhiễm trùng thận xuất hiện có thể do mất vệ sinh, di truyền hoặc lây nhiễm vi khuẩn trong quan hệ tình dục.
Trong y tế, nhiễm trùng thận gọi là viêm bể thận. Đây là một loại nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, thường lây lan từ đường tiết niệu thấp đến cao, từ hậu môn vào niệu đạo và cuối cùng gây thiệt hại cho thận. Vi khuẩn gây bệnh là một loại của vi khuẩn E. coli thường tồn tại sẵn trong ruột.
Nhiễm trùng thận xuất hiện có thể do mất vệ sinh, di truyền hoặc lây nhiễm vi khuẩn trong quan hệ tình dục. Trong một số trường hợp hiếm hoi, người bệnh có thể bị nhiễm khuẩn trên da và lây lan qua đường máu hoặc ảnh hưởng đến cả hai thận. Đôi khi nhiễm trùng thận có thể dẫn đến nhiễm trùng máu được gọi là nhiễm trùng huyết, đe dọa tính mạng người bệnh.
Tuy nhiên, phụ nữ luôn luôn dễ bị nhiễm trùng tiểu (nhiễm khuẩn đường tiết niệu) so với những người đàn ông vì đường niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn nhiều so với nam giới và gần với hậu môn hơn. Khi mức độ estrogen của phụ nữ giảm ở thời kì mãn kinh, nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cũng tăng lên do sự mất dần sự bảo vệ của hệ thực vật âm đạo.
Một số điều liên quan đến nhiễm trùng thận mà chị em cần cảnh giác là:
1. Dấu hiệu lớn
Những người bị nhiễm trùng thận cũng có nhiệt độ cơ thể tăng lên giống như bị nhiễm độc. Cảm giác rát bỏng khi đi tiểu là một triệu chứng quan trọng và chỉ xuất hiện khi bệnh đã nghiêm trọng.
Ngoài ra, một số dấu hiệu như nước tiểu đục, thường xuyên muốn đi tiểu, đau khi đi tiểu, đau ở xương mu hoặc ở lưng dưới, buồn nôn và nôn, huyết áp thấp… cũng có thể xuất hiện ở những người bị nhiễm trùng tiểu. Bên cạnh đó nó, người bệnh còn có thể có cảm giác ngon miệng, cơ thể mất nước, đỏ mặt, da ấm… các triệu chứng này thường chung chung của nhiều bệnh nên rất hay bị bỏ qua. Nếu thấy thêm dấu hiệu nước tiểu có thể có máu trong đó hoặc có thể chứa mủ thì chứng tỏ bệnh đã rất nghiêm trọng.
Ảnh minh họa
2. Phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm trùng thận
Video đang HOT
Khi mang thai, mức độ progesterone tăng làm trầm trọng thêm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu do giảm trương lực cơ của niệu quản và bàng quang khiến nước tiểu bị chảy ngược lại bàng quang nhiều hơn. Khả năng bị nhiễm bệnh trong trường hợp này cao hơn 25-40% so với bình thường.
Sản phụ bị nhiễm trùng thận khi mang thai có thể dẫn đến sinh non hoặc bị tiền sản giật. Vì vậy, nếu phát hiện có dấu hiệu nhiễm trùng, sản phụ cần được điều trị kịp thời.
3. Sỏi thận
Bệnh sỏi thận làm ảnh hưởng đến dòng nước tiểu, do đó tăng nguy cơ nhiễm trùng thận. Sỏi thận “giúp” các vi khuẩn tăng lên ở niệu đạo, làm giảm khả năng phòng thủ của cơ thể đối với các bệnh nhiễm trùng. Đây là một điều kiện tốt cho các vi khuẩn, do đó gây ra tắc nghẽn niệu đạo và cũng góp phần làm viêm bể thận.
Ảnh minh họa
4. Đau khi quan hệ tình dục
Hoạt động tình dục thực sự không tạo ra nhiều nguy cơ phát triển nhiễm trùng tiểu nhưng nó cũng là một con đường dẫn đến viêm nhiễm đường tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang do vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào. Phụ nữ có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn nam giới. 75-90% các bệnh nhiễm trùng bàng quang là do quan hệ tình dục, đặc biệt là những phụ nữ có quan hệ tình dục sau khi mãn kinh. Do đó, nó cũng gián tiếp có thể dẫn đến nhiễm trùng thận.
Giữ vệ sinh bộ phận sinh dục và vùng hậu môn thường xuyên, đặc biệt là sau khi hoạt động tình dục, đi tiểu trước và sau khi giao hợp… là điều hết sức quan trọng và cẩn thiết đối với chị em. Chị em cũng nên hạn chế tiêu thụ nhiều chất lỏng chứa cafein và rượu trong chế độ ăn uống của mình.
Theo Trí Thức Trẻ
Cảnh báo bệnh từ những dấu hiệu thường bị bạn bỏ qua
Mắt thâm quầng hay chân tê không phải chỉ dừng lại ở nguyên nhân thiếu ngủ, ngồi nhiều mà còn có thể là cảnh báo bệnh khác.
Dưới đây là 5 cảnh báo bệnh mà bạn vẫn thường không hay để ý.
1. Môi khô và nứt nẻ
Có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu hụt vitamin của cơ thể. Khi cơ thể bị thiếu một số loại vitamin nhóm B như vitamin B2, B6, và axit folic-có thể dẫn đến triệu chứng khô da, thường thì vùng da ở khóe môi và môi sẽ dễ bị khô ráp nhất.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo khi gặp phải vấn đề này, trước hết bạn cần bổ sung thêm các loại thực phẩm lành mạnh chứa nhiều vitamin như các loại rau có lá xanh và dưa hấu. Đồng thời, việc dùng sáp dưỡng môi có thành phần tự nhiên để mau chóng có lại đôi môi căng mọng mịn màng cũng được khuyến khích.
Ảnh minh họa
2. Mắt xuất hiện quầng thâm
Quầng thâm dưới mắt thường xuất hiện sau những đêm mất ngủ hoặc khi bạn mệt mỏi do căng thẳng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết chúng còn có thể báo động chứng dị ứng.
Cụ thể là chứng viêm mũi dị ứng có thể khiến các tĩnh mạch xung quanh mắt và mũi giãn ra, tạo thành quầng thâm. Nếu bạn đã ngủ đủ giấc nhưng các quầng thâm vẫn chưa biến mất thì chính là lúc cân nhắc việc dùng thuốc theo toa để chữa chứng viêm mũi.
3. Chân tê hoặc bị chuột rút
Sau một ngày dài đi lại trong giày cao gót có thể khiến các cơ bắp chân bị căng mỏi dẫn đến cảm giác tê chân hoặc bị chuột rút. Ngoài ra, tình trạng chuột rút còn là triệu chứng cho thấy bạn, có thể dẫn đến chuột rút và thậm chí đau đớn sau đó.
Một cơ thể bạn đang bị mất cân bằng điện giải, thường gây ra bởi tình trạng mất nước. Biện pháp khắc phục: ăn một chế độ ăn giàu chất điện giải như canxi, kali và magiê đồng thời hạn chế mang giày cao gót. Nếu chứng chuột rút ở chân xảy ra gần như hàng tuần thì bạn cần lặp tức đến bác sĩ để kiểm tra vì nếu để muộn bạn có thể mắc chứng đau cơ bắp chân mãn.
Ảnh minh họa
4. Nấc cụt
Chứng nấc cụt được khoa học lý giải là một chuỗi những đợt co thắt đột ngột không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành lặp đi lặp lại nhiều lần. Cơ hoành được kiểm soát một phần bởi các dây thần kinh phế vị. Các chuyên gia y tế tin rằng, các dây thần kinh này có thể bị kích thích do dạ dày phình to sau một bữa ăn thịnh soạn và làm cho cơ hoành co thắt.
Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý thêm, nấc cụt còn là sự cảnh báo của cơ thể về tình trạng lo âu, căng thẳng. Nếu cơn nấc của bạn kéo dài hơn 48 giờ, rất có thể đó là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng xảy ra với các dây thần kinh, chẳng hạn như chứng rối loạn hệ thống thần kinh trung ương.
5. Chóng mặt mỗi khi đứng lên
Khi bạn đứng lên đột ngột sau khi ngồi hoặc nằm trong một khoảng thời gian nhất định, máu có thể lưu thông không kịp lên não và gây choáng. Huyết áp thấp cũng có thể làm tăng tỷ lệ chóng mặt. Biện pháp khắc phục: uống nhiều nước và đứng lên từ từ, đặc biệt là trong môi trường ấm áp.
Nếu bạn cảm thấy chóng mặt, ngồi xuống cho đến khi bạn thấy khá hơn. Trong trường hợp chứng chóng mặt trở nên nghiêm trọng và bạn di chuyển khó khăn, nằm xuống và thư giãn trong ít phút.
Nếu bạn thường xuyên gặp phải vấn đề này, cần đi khám bác sĩ để biết rõ nguyên nhân vì chứng mất nước, tương tác thuốc và nhiều căn bệnh khác cũng là thủ phãm gây ra bệnh chóng mặt.
Theo Trí Thức Trẻ
Yếu tố làm tăng nguy cơ lây bệnh qua đường tình dục mà chị em không biết Tẩy lông "vùng bikini" chính là một trong những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh qua đường tình dục, các chuyên gia y tế cảnh báo. Kết quả của một nghiên cứu gần đây được đăng trên tạp chí Da liễu JAMA đã cho thấy việc tẩy lông ở khu vực "vùng bikini" có mối liên kết với...