4 điều chưa biết về trang phục truyền thống của Nhật Bản
Là bộ trang phục truyền thống của người Nhật Bản, kimono mang trong mình hình ảnh của cả một nền văn hóa của đất nước mặt trời mọc.
Chân dung người con gái Nhật đang khoác trên mình bộ trang phục truyền thống kimono
Lịch sử của bộ trang phục
Kimono được du nhập vào Nhật Bản từ những năm đầu thế kỷ thứ 7, thời đại trị vì của vua Heian. Ban đầu bộ trang phục có hình dạng của những bộ ‘đồ nhỏ’ bằng cotton. Mãi về sau khi người Nhật sáng tạo lại nó thành một kiểu riêng, cầu kì và đẹp hơn nhiều thì Kimono mới được người dân Nhật đón nhận.
Từ năm 1338, kimono đã dần trở nên phổ biến ở Nhật Bản và trở thành bộ trang phục truyền thống của nước này.
Kimono của nam và nữ khác nhau. Kimono nam giới có quần bên trong, còn nữ thì không. Riêng võ sĩ Samurai cũng có những bộ Kimono riêng. Kimono thường được thiết kế thủ công nên không bao giờ có sự trùng lặp giữa các bộ trang phục. Bộ trang phục này bao gồm 8 mảnh ghép lại.
Video đang HOT
Màu sắc họa tiết trên Kimono cũng là cả sự tỉ mỉ của người thiết kế. Thông thường Kimono của phụ nữ thường có nhiều họa tiết như cây, lá, hoa… Vì thiết kế khá cầu kì nên nhiều người Nhật lựa chọn gắn bó với một bộ kimono trong suốt cuộc đời.
Các loại kimono khác nhau
Tsukesage dành cho các buổi tiệc tùng trà đạo, cắm hoa và đám cưới của bạn bè.
Yukata, loại kimono mặc trong mùa hè hay các quán trọ truyền thống với vải từ cotton, dễ mặc và đơn giản hơn các kimono thông thường.
Furisod dành riêng cho các cô gái độc thân, mặc vào các ngày lễ lớn, đám cưới, tiệc trà. Shiromaku, kimono của cô gái Nhật khi tổ chức đám cưới với màu trắng tinh khiết.
Houmongi dành cho những người phụ nữ đã kết hôn
Houmongi dành cho những cô gái đã kết hôn, loại này thường là của cha mẹ mua cho con gái khi về nhà chồng.
Tomesode của những người phụ nữ đã kết hôn (nếu có li dị họ vẫn phải mặc loại kimono này). Cuối cùng là Tsumugi, dành cho tầng lớp nông dân, thường dân.
Trang phục đánh dấu sự trưởng thành
Ở Nhật Bản, các thanh niên khi đủ tuổi 20 sẽ cùng nhau tham gia lễ trưởng thành Seijin no Hi. Lúc này, các cô gái Nhật sẽ khoác lên mình bộ trang phục kimono để tham gia lễ thanh tẩy tại các đền chùa và đánh dấu sự trưởng thành của mình. Nói cách khác, kimono chính là hiện thân sự trưởng thành của các cô gái Nhật Bản.
Theo thanhnien.vn
Trang phục phụ nữ Hà Nhì: Vũ điệu của sắc màu
Với hàng trăm chi tiết nhỏ được thêu thùa khéo léo, những chiếc áo, mũ của phụ nữ Hà Nhì giống như bản hòa tấu của sắc màu.
Trên đó, có màu xanh của mạ non, màu vàng của lúa chín, màu trắng của hoa mai, hoa mận, màu nâu vàng của mật ong, màu trắng của cơm mới, màu đen của tóc người con gái...
Lên với huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu vào đúng những ngày tết của người Hà Nhì, tôi có may mắn được gặp rất nhiều người phụ nữ, già có, trẻ có... rạng rỡ trong trang phục truyền thống của dân tộc Hà Nhì. Ấn tượng đầu tiên đó là những sắc màu vô cùng rực rỡ trên chiếc mũ đội đầu của người phụ nữ. Chiếc mũ được làm khá cầu kỳ, bao gồm nhiều lớp khác nhau với những chi tiết nhỏ như: quả bông, hạt nhựa, những mảng thổ cẩm. Đặc biệt là những chiếc tua mềm mại, nhiều màu sắc rủ sang hai bên, lắc lư theo nhịp chân bước của người phụ nữ.
Cùng với chiếc mũ, chiếc áo của người phụ nữ Hà Nhì cũng được trang trí rất kỹ lưỡng. Phần thân trên và cổ áo được gắn kết bởi hàng trăm hạt nhôm hình tròn, hình tam giác sáng bóng. Xung quanh là những đường thêu tỷ mỷ, trau truốt. Ngoài thân áo màu đen, màu sắc chủ đạo trang trí trên trang phục của người phụ nữ Hà Nhì là màu đỏ, kết hợp với màu trắng, vàng.
Thiếu nữ Hà Nhì duyên dáng trong trang phục truyền thống
Theo chị Lỳ Lò De, người dân tộc Hà Nhì ở bản Ka Lăng, xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu: Để khâu được 1 chiếc áo, chị em phải đi chợ mua hạt nhựa, hạt nhôm, chỉ, len các màu. Sau đó tẩn mẩn thêu thùa mất vài 3 tháng. Người thêu chậm hoặc bận nhiều việc đồng áng, có khi thêu mất cả năm. Chính vì vậy, không ngạc nhiên khi giá của 1 bộ mũ áo của phụ nữ Hà Nhì lên tới 3 - 5 triệu đồng. Thậm chí, nhiều cô dâu phải bỏ cả chục triệu đồng để mua được 1 bộ mũ áo truyền thống mặc trong ngày cưới. Ngoài thêu áo mũ để mặc, người Hà Nhì còn có phong tục con dâu trước khi về nhà chồng sẽ làm tặng mẹ chồng 1 bộ áo mũ. Nếu cô gái nào có điều kiện, có thời gian có thể làm tặng chị, em gái của mẹ chồng mỗi người 1 bộ.
Chiếc áo vì thế cũng là minh chứng cho sự khéo léo, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Hà Nhì.
Đến nay, phụ nữ Hà Nhì là một trong số ít dân tộc có nhiều chị em vẫn thường xuyên mặc bộ quần áo truyền thống - không chỉ dịp lễ, tết mà ngay cả lúc lên nương, làm việc nhà... Chiếc áo truyền thống đặc sắc không chỉ giúp cho người phụ nữ Hà Nhì nổi bật khi xuất hiện bất kỳ đâu, bên cạnh bất kỳ dân tộc nào; mà hơn thế nó còn góp phần lưu giữ những nét bản sắc văn hóa đặc trưng, riêng có của người Hà Nhì.
Hoàng Mai
Theo congthuong.vn
Vì sao con gái Nhật mặc Kimono 'kín như bưng' nhưng lại để hở duy nhất phần này? Trên những con đường cổ kính của Kyoto, thời gian dường như ngưng lại trên những mảng rêu xanh của những khu thành cổ, trong màu nâu nhuộm đẫm ánh thời gian của những ngôi nhà gỗ, và trên cả những cô gái đang nhẹ bước trên đường, trong bộ Kimono rực rỡ. "Kín cổng cao tường", đầy tính khuôn phép, nhưng trong...