4 điều cần biết trước khi vào bệnh viện
Không ai mong muốn mình bị bệnh năng đến mức nhập viện. Tuy nhiên, việc trang bị những kiến thức cần thiết trước khi bước vào bệnh viện có thể giúp chúng ta chăm sóc người thân và bản thân mình tốt hơn khi nằm viện, theo Reader’s Digest.
Người bệnh không nên làm y tá phân tâm khi phân thuốc để tránh họ mắc sai sót – SHUTTERSTOCK
Chọn một bệnh viện kiêm luôn chức năng đào tạo
Khi chọn bệnh viện để phẫu thuật, mọi người nên ưu tiên chọn những bệnh viện kiêm luôn chức năng đào tạo. Nguyên nhân là vì những bệnh viện này sẽ có nhiều ý kiến phản biện hơn từ sinh viên và từ đó tránh mắc sai sót.
“Đối với những ca phẫu thuật phức tạp thì nhìn chung bạn nên chọn những bệnh viện kiêm luôn giảng dạy sẽ tốt hơn. Đó nên là những nơi nghiên cứu y khoa hàng đầu. Sinh viên và các chuyên gia sẽ đặt câu hỏi, cung cấp nhiều góc nhìn và kiến thức hơn để có thể ngăn xảy ra sai sót. Các bệnh viện giảng dạy thường có kết quả điều trị tốt hơn”, Reader’s Digest dẫn lời bác sĩ tim mạch người Mỹ Evan Levine.
Đừng làm y tá phân tâm khi họ phân thuốc
Video đang HOT
“Đừng làm y tá phân tâm khi họ đang phân thuốc. Một nghiên cứu phát hiện bạn càng làm họ phân tâm thì khả năng mắc sai sót khi phân thuốc càng lớn”, dược sĩ Sally Rafie thuộc hệ thống chăm sóc sức khỏe UC San Diego Health (Mỹ) tiết lộ.
Tránh 1 loại xét nghiệm làm 2 lần
“Từ 15 đến 30% các xét nghiệm, kê thuốc và phẫu thuật chúng tôi thực hiện là không cần thiết”, bác sĩ người Mỹ Marty Makary tiết lộ trong một của nghiên cứu của ông và các cộng sự.
Một phần là do yêu cầu của bệnh nhân nhưng một phần cũng do bác sĩ. Để tránh những xét nghiệm không cần thiết, bệnh nhân có thể hỏi tại sao lại thực hiện xét nghiệm đó khi bác sĩ yêu cầu, bác sĩ Makary nói thêm.
Mang theo đồ vệ sinh cá nhân
Những đồ vệ sinh trong bệnh viện thường tệ. Xà phóng có tính tẩy rửa mạnh có thể làm khô da, giấy vệ sinh sử dụng không phải loại mềm… Do đó, cách tốt nhất là hãy mang theo những đồ vệ sinh cá nhân cần thiết, theo Reader’s Digest.
Thức ăn bệnh viện có thể khiến bạn bị bệnh
Nhà ăn và nhà thuốc bệnh viện không có sự liên lạc chặt chẽ với nhau. Điều đó có thể gây ra vấn đề khi bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc nhất định nào đó.
“Tôi từng điều trị cho bệnh nhân bằng thuốc kiểm soát tăng huyết áp hoặc suy tim, vốn làm tăng nồng độ kali trong máu. Bệnh viện lại cho bệnh nhân ăn chuối và uống nước cam. Sau đó, nồng độ kali trong máu bệnh nhân tăng mạnh và tôi buộc phải dừng thuốc để kiểm soát”, bác sĩ người Mỹ Evan Levine kể lại.
Do đó, cách tốt nhất là nên hỏi bác sĩ những món nào không nên ăn khi uống một số loại thuốc nhất định, theo Reader’s Digest.
Theo thanhnien
Khánh Hòa: Hơn 2.300 ca mắc sốt xuất huyết kể từ đầu năm
Theo Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa, từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh này đã ghi nhận hơn 2.300 ca sốt xuất huyết và đang có chiều hướng gia tăng trong những tuần gần đây.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên so với cùng kỳ năm ngoái, số ca mắc sốt xuất huyết tại tỉnh Khánh Hòa lại giảm 11%. Vào thời điểm này năm ngoái, Khánh Hòa đã ghi nhận xấp xỉ 2.600 ca mắc sốt xuất huyết.
Theo bác sĩ Lê Hồng Quân, trưởng phòng nghiệp vụ y, Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa, sốt xuất huyết trong những tuần gần đây tại địa phương này có chiều hướng gia tăng.
Cụ thể, trong tuần đầu tiên của tháng 10/2018, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã ghi nhận 142 ca mắc mới sốt xuất huyết, tăng 20 ca so với tuần liền kề trước đó. Tại Khánh Hòa, vào tháng 6-7 và tháng 9-10 dương lịch được dự báo là thời điểm sốt xuất huyết gia tăng.
Theo Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa, hiện nay các địa phương đang có số ca mắc sốt xuất huyết cao là TP Nha Trang và huyện nằm ở cửa ngỏ phía tây Nha Trang là Diên Khánh.
Hiện nay, ngành y tế tỉnh Khánh Hòa cũng như các địa phương đang nỗ lực triển khai các phương án phòng ngừa cũng như công tác điều trị sốt xuất huyết tại các bệnh viện.
Trong khi đó, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã ghi nhận hơn 1.184 ca mắc tay chân miệng, giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Các địa phương có số ca mắc tay chân miệng cao gồm: Nha Trang, huyện Diên Khánh, huyện Khánh Sơn, thị xã Ninh Hòa...
Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa cho biết đã quán triệt không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc và lây nhiễm chéo trong bệnh viện, đồng thời tăng cường giám sát hàng tuần để xử lý ngay ổ dịch cũng như tuyên truyền người dân nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, bàn tay trước khi bế em bé...
Viết Hảo
Theo Dân trí
Hơn 1,4 triệu người mắc nhiễm khuẩn liên quan tới chăm sóc y tế Tại ngày hội rửa tay và phát động phong trào rửa tay sạch trong bệnh viện, GS.TS Mai Hồng Bàng - Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, nhiễm khuẩn bệnh viện đang trở thành thách thức đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Theo ước tính của WHO, hiện nay có hơn 1,4 triệu người...