4 điểm chụp ảnh, phá cỗ Trung thu ở Sài Gòn
Phố lồng đèn, quán cà phê phong cách xưa hay công viên giải trí là điểm dừng chân phù hợp cho bạn trong dịp Tết Trung thu sắp tới.
Phố lồng đèn
Với người Sài Gòn thì không ai còn xa lạ với phố lồng đèn Lương Nhữ Học, quận 5. Đây là điểm đến quen thuộc của nhiều người mùa trăng tròn hằng năm. Từ những ngày đầu tháng 8 Âm lịch, khu phố này đã nhộn nhịp kẻ bán người mua. Tại đây, bạn bắt gặp đủ loại lồng đèn từ thủ công, truyền thống cho đến lồng đèn điện tử như đèn ông sao giấy kính, lồng đèn giấy, trống bỏi… Nếu không bận bịu, bạn nên dành thời gian đi vào ban ngày thì sẽ đỡ phải chen chúc như buổi tối. Tầm 19h trở đi, không dễ để tìm một chỗ gửi xe đi bộ vào bên trong. Bên cạnh đó, điều khiến nhiều người cảm thấy e ngại nhất là đôi khi bạn gặp chủ cửa hàng khó tính, phải mua lồng đèn thì mới được chụp ảnh.
Cà phê phong cách xưa
Quán cà phê vintage cũng là một gợi ý không tồi dành cho bạn. Sẵn decor theo phong cách xưa, kèm với ánh đèn lồng vàng ấm cúng mùa Trung thu mang lại cảm giác hoài niệm ngày cũ cho khách hàng. Ngoài chụp ảnh, bạn còn có thể tận hưởng giây phút thảnh thơi, thưởng thức ly cà phê Sài Gòn, nhâm nhi chiếc bánh Trung thu rồi thả hồn theo bản nhạc xưa. Đến đây vào chiều tối, bạn vừa tránh khỏi xô bồ khói bụi ngoài phố, vừa có không gian thoải mái trò chuyện cùng bạn bè.
Địa điểm gợi ý: Cà phê cô Ba Đồng Khởi (quận 1), cà phê Ngọt (quận 4), Cộng cà phê…
Hầu hết các trung tâm thương mại ở Sài Gòn đều trang trí theo mùa để hút khách. Vì vậy, khi đi shopping, bạn đừng quên nghía qua sảnh chính ở đây, tranh thủ sống ảo vài “nháy”. Có nơi treo lồng đèn dọc cầu thang cuốn, nhìn thì đơn giản nhưng khi lên hình lại lung linh ảo diệu. Có nơi bê nguyên mô hình cây đa, đầu lân, trống… cho khách tạo dáng thỏa thích. Điểm cộng khi chụp hình ở trung tâm mua sắm là ánh đèn sáng sẽ giúp các “nhiếp ảnh gà mờ” chụp được bức ảnh hài lòng.
Video đang HOT
Địa điểm gợi ý: Aeon mall, Vincom center, Vivo city, Crescent mall, Takashimaya…
Công viên Thỏ Trắng ở quận 10 vừa là điểm giải trí quen thuộc của giới trẻ Sài thành, vừa là nơi phá cỗ lý tưởng dành cho các gia đình. Ngay lối vào là cổng vòm treo đầy đèn lồng rực rỡ, vòng xoay ngựa gỗ càng thêm lung linh khi lên đèn. Đêm rằm hằng năm, Hội trăng rằm ở đây khiến các bạn nhỏ phấn khích. Tuy nhiên, khu này luôn đông khách vào ban đêm, đặc biệt là ngày mát trời. Đồng thời, không dễ để chụp bức ảnh đẹp vào buổi tối, dưới ánh đèn mờ ảo nếu bạn không phải là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.
Theo ngoisao.net
Cảnh báo: 3 điều phải nhớ khi chung cư xảy ra cháy nổ
3 nguyên tắc thoát hiểm quan trọng bạn cần nhớ nếu không may chung cư, nhà cao tầng xảy ra hỏa hoạn.
Thời gian gần đây, nhiều vụ cháy chung cư, nhà cao tầng xảy ra khiến người dân bất an lo lắng: cháy tại tòa nhà Landmark 81 (11-8), hỏa hoạn tại trung tâm thương mại Vincom Center trên đường Đồng Khởi (27-8)...
Tại tòa nhà Landmark 81, khói đen phát ra từ tầng 64. Ảnh: Zing
Vậy nếu chung cư mình đang sinh sống xảy ra cháy nổ, người dân cần làm gì? Một cán bộ Cảnh sát PC&CC TP.HCM đưa ra các lời khuyên.
"Xem cháy ở đâu mới chạy!"
"Không phải cứ nghe tri hô cháy là chạy băng băng ra cầu thang bộ! Phải xem cháy ở đâu, cháy hướng nào để tìm hướng thoát nạn. Vụ cháy Carina chính là một bài học đau lòng", vị cán bộ này chia sẻ.
Thoát hiểm hiểu đơn giản là thoát về hướng an toàn, nôm na là hướng ít khói, ít nóng hơn. Càng gần ngọn lửa thì không chết vì ngạt cũng chết vì bỏng. Chỉ cần hít phải vài ngụm khói độc thôi đủ khiến một người bình thường choáng váng ngất xỉu rồi. Mà đã ngất xỉu sao kêu cứu, chạy được nữa, chỉ có chết.
Vụ cháy Carina và câu chuyện của ông Nguyễn Hữu Nghị (68 tuổi) ở A07-08 Blog A là một ví dụ. Quyết định ở lại trong nhà, không ra ngoài, không chỉ cứu được gia đình ông mà còn giúp được 8 người hàng xóm khác khi họ bị ngạt khói. "Lúc hỏa hoạn tôi chạy ra ban công quan sát thì lấy khói đang còn xa, khả năng không có lửa cháy lan. Trong khi đó, hành lang tối om, mù khói. Tôi mới đóng hết cửa sổ lại, tôi dặn vợ con mặc quần áo cẩn thận, chuẩn bị đồ đạc giấy tờ quý giá quan trọng cho vào hành lý để có thể di tản bất cứ khi nào đến lúc" - ông Nghị nhớ lại.
Chỉ sau quyết định sáng suốt đó vài phút, khói bùng lên dữ dội. "Lúc đó tôi ở trong nhà nghe ngoài hành lang người dân hoảng loạn chạy rầm rầm. Sau nhiều phút thì có tiếng gõ cửa kêu cứu rất gấp. Tôi hé ra thì thấy có 8 người đứng trước ho sặc sụa. Trong đó có 6 người lớn và 2 trẻ em, 2 cháu bé rất tội lúc này đã ngạt khói và lả đi" - người đàn ông 68 tuổi sau đó mở toang cánh cửa để 8 người bên ngoài ào vào.
Di chuyển
"Không sử dụng thang máy khi có cháy. Nơi nguy hiểm thì không xông vào. Di chuyển tuyệt đối không được máy móc, không phải cứ cháy là chạy vào cầu thang bộ vì nếu cầu thang bộ như ống khói, chui vào đó là chết", vị cán bộ này khẳng định.
hỏa hoạn tại trung tâm thương mại Vincom Centertrên trên đường Đồng Khởi. Ảnh: NGUYỄN TÂN.
Khi cháy, khói bốc lên cao, buồng thang máy dễ bị nhiễm khói độc. Không gian nhỏ hẹp trong thang máy cùng việc bị nhiễm độc khói dễ khiến người ta bị ngạt thở, ngất xỉu, mất ý thức nhanh hơn. Thứ hai khi cháy thường bị mất điện, thang máy không hoạt động, rất nguy hiểm.
Hướng di chuyển phải là hướng có nồng độ khói lửa ít hơn. Khi di chuyển nên cúi thấp người, bò để thoát ra ngoài vì khói, khí cháy sẽ tụ ở phía trên. Dưỡng khí tập trung phía dưới. Việc cúi thấp người giúp tranh thủ dưỡng khí, hạn chế tối đa việc hít phải khí độc, khói độc. Trên thực tế, trong một đám cháy, khói và khí độc làm nhiều người bị hại hơn là lửa.
Không phải cứ thấy cửa là mở. Trước khi mở dùng mu bàn tay sờ vào khóa. Nếu thấy nóng, đừng mở, bên kia cánh cửa đang cháy.
Đồng thời với việc di chuyển là báo động cho mọi người bằng cách bấm chuông báo cháy và đập mạnh cửa đồng thời la lớn: "Cháy! Cháy!". Nên đập cửa tri hô lớn bởi một số trường hợp chuông hỏng, hoặc phòng kín, không nghe thấy.
Làm mặt nạ phòng độc
Đa phần nạn nhân của các vụ hỏa hoạn thường không chết vì cháy mà họ chết vì bị ngạt khí. Xảy ra hỏa hoạn, nếu có mặt nạ chống độc khói, người dân có thể đeo vào và tháo chạy mà không sợ bị ngạt khí trong khoảng thời gian nhất định.
Cô gái thoát chết nhờ chiếc mặt nạ phòng độc từ áo ngực. Nguồn: Internet.
Nếu trang bị mặt nạn phòng độc trong nhà thì phải biết sử dụng, thi thoảng đưa ra dùng kiểm tra. Trang bị mà không biết sử dụng thì cũng bằng thừa.
Nhưng thực tế có rất ít người mua vật dụng này. Vậy có thể tự tạo ra mặt nạ chống độc khói bằng cách nào. Bạn có thể dùng chăn, khăn mặt, khẩu trang, áo, mền,... (thậm chí là cả áo lót nhúng nước để tự tạo ra mặt nạ chống độc cho mình. Những vật dụng dùng để phòng độc nên nhúng nước vì nước giúp lọc độc hiệu quả hơn và khói khó xuyên qua được.
Không lao vào đám cháy lấy tài sản, giấy tờ
"Đầu năm 2013, có một nữ Việt kiều về nước ăn tết, ở nhà người thân. Vụ cháy xảy ra trên tầng lầu, cả nhà đang ăn cơm ở tầng trệt. Lúc đó cả nhà đã thoát ra được rồi nhưng bà ấy chợt nhớ còn giấy tờ, hộ chiếu trong nhà nên lại lao vào đám cháy mong lấy lại. Cuối cùng, bà bị ngạt khói và thiệt mạng.
Nên nhớ còn người là còn tài sản. Con người có thể làm ra tài sản nhưng bao nhiêu tài sản cũng không thể lấy lại mạng sống con người".
NGUYỄN TRÀ
Theo PLO
Hạn chế nguồn cung nhà ở, doanh nghiệp BĐS khu Nam lại ưu tiên hạ tầng, tiện ích công cộng Hạn chế nguồn cung sản phẩm nhà ở ra thị trường song lại đẩy mạnh việc đầu tư hạ tầng, dịch vụ, tiện ích là chiến lược đã giúp doanh nghiệp tiếp tục nới rộng lợi thế giá trị bền vững và thuyết phục được khách hàng. Thông thường, doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, cầu, đường, trường, trạm... với mục tiêu là...