4 điểm chung làm nên thành công cho 4 diva Việt
Những điểm chung này đã cộng hưởng cùng nhau, làm nên thành công rực rỡ cho cả 4 nữ ca sĩ này.
Được báo chí định danh với danh hiệu cao quý là 4 diva nhạc nhẹ Việt Nam, Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh, Hà Trần là những nữ ca sĩ thành công và có cống hiến không nhỏ với âm nhạc đương đại. Dù mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười, ai cũng có hướng đi, phong cách khác nhau, nhưng cũng có những điểm chung đặc biệt, góp phần không nhỏ vào thành công của họ.
Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh, Hà Trần được gọi là 4 diva Việt Nam.
Đều sinh ra và lớn lên ở Hà Nội
Dù có thể quê quán khác nhau, hoặc phát triển sự nghiệp ở những thành phố khác, nhưng điểm chung của cả 4 nữ ca sĩ này là đều sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, một trong những trung tâm văn hóa – nghệ thuật lớn ở Việt Nam.Trong các vùng phương ngữ, giọng Hà Nội được xem là giọng chuẩn nhất, với đặc trưng thanh, nhẹ, rõ tiếng, chuẩn phát âm. Ai đã từng tiếp xúc với giọng Hà Nội gốc đều phải công nhận rằng nghe rất nên thơ, trữ tình, có chất gì đó lịch thiệp, từ tốn, đúng phong cách Tràng An thanh lịch. Được sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, nên cả 4 nữ ca sĩ đều nói giọng Hà Nội, và họ đã mang theo giọng Hà Nội vào âm nhạc một cách tự nhiên nhất. Vì vậy, cả 4 nữ ca sĩ đều được đánh giá cao về khả năng phát âm tiếng Việt khi hát, rất tròn trịa, rõ tiếng, rõ chữ, không hề bị méo tiếng, đớp tiếng, bớt chữ, khó nghe. Trong đó, Hồng Nhung và Mỹ Linh được ca ngợi là hai nữ ca sĩ có khả năng hát tròn vành, rõ chữ bậc nhất, còn Thanh Lam thì hát chữ nào chắc chữ đó, vững chãi như một tảng núi. Không những thế, cách phát âm của họ còn tôn âm nhạc lên rất sang trọng, không mang tính địa phương, vùng miền. Đây là cách hát văn minh cần có mà 4 nữ ca sĩ đã đóng góp vào pop Việt đương đại, đáng để các ca sĩ trẻ học hỏi.
Hồng Nhung là hình mẫu phụ nữ Hà Nội điển hình.
Và vì người Hà Nội là người thanh lịch, thấm đẫm văn hóa, nên cả 4 nữ ca sĩ có cách ăn nói, giao tiếp khôn khéo, lịch lãm, từ tốn, đôi khi có chút thâm sâu của người gốc Bắc.
Văn hóa Hà Nội đã truyền cảm hứng cho cả 4 ca sĩ, giúp họ đưa đẩy vào âm nhạc rất tài tình. Người ta vẫn nói, chỉ có người Hà Nội gốc mới hát hay về Hà Nội. Quả thực, không ai hát Nhớ về Hà Nội, Nhớ Mùa Thu Hà Nội hay như Hồng Nhung, không ai hát Em Ơi Hà Nội Phố, Hoa Sữa, Hà Nội Mùa Vắng Những Cơn Mưa như Thanh Lam, không ai hát Hà Nội Đêm Trở Gió hay như Mỹ Linh, không ai hát Phố Nghèo hay như Hà Trần. Không chỉ giọng Hà Nội, mà cái cốt cách, tâm hồn Hà Nội in sâu trong 4 nữ ca sĩ đã giúp họ hát về Hà Nội hay đến như thế.
Đều sinh ra trong những gia đình có truyền thống văn hóa – nghệ thuật
Trong 4 nữ ca sĩ, chỉ có Mỹ Linh là không sinh ra trong gia đình nghệ thuật, nhưng cũng rất yêu âm nhạc. Còn Thanh Lam, Hà Trần, Hồng Nhung đều được lớn lên trong vòng tay gia đình là những người làm về văn hóa – nghệ thuật nên được kế thừa rất nhiều vốn liếng từ gia đình, cũng như sớm được học hỏi, rèn luyện về khả năng âm nhạc.
Thanh Lam cùng gia đình với bố là nhạc sĩ Thuận Yến và mẹ là nghệ sĩ Thanh Hương.
Video đang HOT
Thanh Lam là con của nhạc sĩ Thuận Yến và nghệ sĩ đàn dân tộc Thanh Hương. Được sinh ra và lớn lên giữa tiếng đàn, tiếng nhạc, tiếp xúc với các bản nhạc, các loại nhạc cụ, nên cô đã sớm có khả năng cảm nhạc thiên phú, mà theo lời gia đình, từ khi còn bé cô đã có thể hát theo đệm piano khá chuẩn nhạc. Được mẹ dạy đàn, cha dạy hát, Thanh Lam gần như có đầy đủ mọi điểm tựa vững chắc để chắp cánh thêm cho tài năng sẵn có của mình.
Hà Trần cùng bố là nghệ sĩ nhân dân Trần Hiếu và chú là nhạc sĩ Trần Tiến.
So với Thanh Lam, Hà Trần còn có điểm tựa đồ sộ hơn nữa, khi bố là nghệ sĩ nhân dân Trần Hiếu (cũng đồng thời là một ca sĩ, giảng viên thanh nhạc tài ba, chuyên phát hiện và bối dưỡng các nhân tố âm nhạc), chú là nhạc sĩ Trần Tiến, mẹ là nhà giáo ưu tú Vũ Thúy Huyền – nguyên trưởng khoa Thanh nhạc Nhạc viện Hà Nội. Điểm tựa gia đình này gần như hoàn hảo, khiến bất cứ ca sĩ nào cũng phải mơ ước. Với một điểm tựa như vậy, Hà Trần chẳng thiếu một thứ gì để đến với âm nhạc, từ lý thuyết tới thực hành. Có lẽ, nhờ điểm tựa này mà cô đã có ý chí khổ luyện, khắc phục nhược điểm giọng hát của mình để không những trở thành ca sĩ có kỹ thuật cao, mà còn có tư duy, kiến thức âm nhạc dày dặn bậc nhất showbiz Việt hiện nay.
Hồng Nhung tuy không sinh trưởng trong một gia đình âm nhạc, nhưng những kiến thức và vốn văn hóa được thừa kế từ ông nội là nhà ngôn ngữ học Đới Xuân Ninh, bố là dịch giả Lê Văn Viện cũng góp phần tạo nên tiền đề giúp cô tiến vào âm nhạc. Không phải ngẫu nhiên mà Hồng Nhung nổi tiếng với tài ăn nói khéo léo, văn hoa, duyên dáng, cũng như cách ứng xử khôn ngoan, lịch thiệp. Có nền tảng học hành vững chắc
Dù có những điểm tựa sẵn sàng, nhưng cả 4 nữ ca sĩ đều không ỷ lại, mà luôn rèn luyện, học hành đến nơi đến chốn, cả về văn hóa lẫn âm nhạc, để tạo ra nền tảng kiến thức vững chắc cho bản thân trước khi bước vào sự nghiệp ca hát.Thanh Lam ngay từ năm 9 tuổi đã theo môn đàn tỳ bà hệ 11 năm tại Nhạc viện Hà Nội, và sau đó chuyển qua thanh nhạc. Được tiếp cận với kiến thức chính thống sách vở từ sớm như vậy, Thanh Lam hẳn đã có một nền tảng lớn.Mỹ Linh dù không được sinh ra trong gia đình có truyền thống nghệ thuật, nhưng lại sở hữu tư chất thông minh và học rất giỏi. Cô đã từng hai lần được tham dự Đại hội học sinh giỏi thủ đô và được thủ tướng khen thưởng. Dù đến với trường lớp âm nhạc muộn hơn, nhưng cô đã thi đỗ thủ khoa thanh nhạc Nhạc viện Hà Nội. Trong suốt thời gian học tại Nhạc viện, cô được nghệ sĩ ưu tú Diệu Thúy dẫn dắt rất nhiệt tình.Cũng như Mỹ Linh, Hồng Nhung từ bé đã học rất giỏi. Năm 13 tuổi, cô được ghi tên vào Danh sách học sinh giỏi thành phố, được thủ tướng tặng bằng khen. Không những thế, cô còn là học sinh giỏi toàn diện 7 năm liền và tốt nghiệp phổ thông cơ sở với số điểm 36/40, từng được cử đi thi học sinh giỏi Văn cấp thành phố rồi đi thi Học sinh giỏi Quốc gia. Dù không theo học thanh nhạc chính thống, nhưng Hồng Nhung vẫn tốt nghiệp Khoa Tiếng Anh Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh. Điều này chứng tỏ cô cũng có một nền tảng học hành, văn hóa rất cao.Trong 4 nữ ca sĩ, Hà Trần vẫn luôn là người có nền tảng học hành vững chắc nhất về âm nhạc, khi bắt đầu học piano từ năm 8 tuổi. Đến năm 10 tuổi, cô tiếp tục thi vào hệ sơ cấp thanh nhạc trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội. Chưa dừng lại ở đó, năm 18 tuổi, cô lại thi vào hệ Đại học tại khoa Thanh nhạc Nhạc viện Hà Nội và tốt nghiệp năm 23 tuổi. Trong quá trình học tại Nhạc viện Hà Nội, cô luôn được khen ngợi là một sinh viên chăm chỉ. Hằng ngày, cô phải đạp xe hàng chục cây số tới lớp luyện thanh. Có những hôm, vì quá đói nên cô đã ngất trong lúc luyện thanh. Với cả một quá trình khổ luyện và học hành nghiêm túc tại trường lớp như vậy, Hà Trần chắc chắn sở hữu một bề dày kiến thức vô cùng lớn, giúp cô áp dụng thành công vào sự nghiệp của mình.Như vậy, cả 4 nữ ca sĩ đều có nền tảng học hành chắc chắn. không chỉ về âm nhạc – nghệ thuật mà còn về văn hóa, họ đều là những ca sĩ có học. Với những ca sĩ có học như vậy, họ rất thông minh, nhạy bén, khéo léo trong công việc lẫn đời tư, nên dễ hiểu được sự thành công trong sự nghiệp của họ. Không phải ngẫu nhiên mà 4 ca sĩ này luôn được nhiều nhạc sĩ nổi tiếng chọn thể hiện ca khúc vì có khả năng hiểu tác phẩm của họ. Tên tuổi gắn với những nhạc sĩ lớn
Đằng sau thành công của một ca sĩ luôn có sự đóng góp rất lớn từ nhạc sĩ. Không chỉ nhạc Việt, ngay cả trên thế giới, các ca sĩ cũng phải trông cậy rất nhiều vào nhạc sĩ để sở hữu được những bài hát phù hợp nhất với mình, có khả năng thành hit lớn. Rất nhiều ca sĩ trẻ ngày nay phải “chật vật” để tìm kiếm bài hát cũng như nhạc sĩ cho mình.Điểm chung giữa Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh, Hà Trần là trong sự nghiệp của họ luôn có sự góp mặt của những nhạc sĩ lớn. Không những thế, có những nhạc sĩ đã trở thành tri kỉ, thành hình thành bóng với họ, nên có thể hiểu rõ về họ, giúp kiến tạo nên những ca khúc phù hợp và tuyệt vời nhất cho họ. Đây là may mắn mà không phải ca sĩ nào cũng có được.
Hồng Nhung từng là bóng hồng của Trịnh Công Sơn.
Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ huyền thoại của Việt Nam, được ví như một phù thủy âm nhạc, khi bất cứ ca khúc nào ông sáng tác cũng có khả năng thành hit lớn, gây tiếng vang trong công chúng. Có thể nói, được làm việc với Trịnh là ước mơ, khát khao vô cùng lớn của mọi thế hệ ca sĩ, nhưng không phải ai cũng có được may mắn đó. Sau Khánh Ly thì Hồng Nhung là trường hợp đặc biệt thứ hai không chỉ được Trịnh nâng đỡ, rèn dũa, mà còn được ông gắn tên tuổi vào với nhạc Trịnh như hình với bóng. Với “tấm giấy thông hành” đặc biệt này, cứ hễ nhắc đến nhạc Trịnh là nhắc tới Hồng Nhung, nên sự nghiệp của cô không cũng thành công mà còn sống mãi với trường phái nhạc bất hủ này.
Nhiều người nghe nhạc hẳn vẫn nhớ thời kì đầu hát nhạc Trịnh, Hồng Nhung thường bị khán giả chê vì cách hát quá mới, quá “dương tính”, khác hẳn cách hát “âm tính” kinh điển của Khánh Ly. Nhưng chính Trịnh đã đứng ra bảo vệ Hồng Nhung khi nói rằng ai thích hay không mặc kệ, riêng ông thì thích cách Hồng Nhung hát nhạc Trịnh. Thậm chí, Trịnh còn sáng tác một số ca khúc dành tặng riêng cho Hồng Nhung, biến nó thành tên tuổi cho chính cô – “Bống”. Diễm phúc này, đến Khánh Ly cũng chưa có được.
Thanh Lam và Quốc Trung.
Thanh Lam cũng là một nữ ca sĩ may mắn khi từng kết hôn với nhạc sĩ nổi tiếng Quốc Trung, một người có tài về phối khí và dàn dựng âm nhạc. Tình yêu và sự gắn bó từ trong gia đình đã giúp họ hiểu nhau rất nhiều trong công việc, để cùng tạo nên những sản phẩm âm nhạc chất lượng.
Bộ ba Anh Quân – Mỹ Linh – Huy Tuấn.
Giống như Thanh Lam, Mỹ Linh cũng là trường hợp đặc biệt, khi tên tuổi gắn liền với người chồng là nhạc sĩ Anh Quân. Không những vậy, mối quan hệ thân thiết giữa vợ chồng Mỹ Linh và nhạc sĩ Huy Tuấn cũng giúp cô có được những bài hit vô cùng phù hợp với phong cách, chất giọng của mình. Khán giả hẳn không thể quên được một thời kì bộ ba Anh Quân – Mỹ Linh – Huy Tuấn làm mưa làm gió, tạo nên một làn sóng mới trong pop Việt cuối thập niên 90, đầu những năm 2000.
Hà Trần và Trần Tiến.
Cũng đến từ mối quan hệ gia đình, người chú Trần Tiến đã đóng góp không ít vào sự thành công của Hà Trần, khi nâng đỡ cô trong những năm đầu sự nghiệp và sáng tác một số bài hit để đời gắn với tên tuổi của cô. Ngoài Trần Tiến, đằng sau thành công của Hà Trần còn phải kể đến “người tình không bao giờ cưới” của cô, là nhạc sĩ Đỗ Bảo. Đỗ Bảo được xem là nhạc sĩ hiểu rõ nhất về giọng hát, phong cách của Hà Trần và làm việc ăn ý nhất với cô, giúp cô kiến tạo được những mảng màu sắc độc đáo riêng trong âm nhạc của mình.
Là 4 nữ ca sĩ hàng đầu của nền nhạc nhẹ Việt Nam đương đại, và đã từng làm việc, gắn bó với nhau trong suốt sự nghiệp ca hát hàng chục năm của mình, họ có rất nhiều điểm tương đồng. Và 4 điểm chung thú vị này như một sự trùng hợp ngạc nhiên của tạo hóa, đóng góp không nhỏ vào thành công sự nghiệp của họ.
Theo Đức Long/ Vietnamnet
Những bức ảnh ít người biết của nhạc sĩ Văn Cao
20 năm sau ngày mất của tác giả Quốc ca nước Việt Nam, con trai ông là nhạc sĩ Nguyễn Nghiêm Bằng cung cấp cho truyền thông một số hình ảnh ít người biết của cha mình.
Trong ảnh, nhạc sĩ Văn Cao đang sáng tác Trường ca sông Lô (năm 1947) khi ông 24 tuổi. Cố nhạc sĩ cũng được xem là cha đẻ của thể loại trường ca trong nền âm nhạc Việt Nam. Nói về Trường ca sông Lô, nhạc sĩ Phạm Duy đánh giá đây là một tác phẩm vĩ đại.
Bức ảnh nhạc sĩ bên piano được chụp bởi nhiếp ảnh gia Lê Quang Châu. Tác phẩm đoạt giải nhất Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam cuối thập niên 80. Chính tấm hình này sau đó tạo cảm hứng để nhà soạn nhạc đương đại người Mỹ Robert Ashley sáng tác nên bản solo cho piano mang tên Van Cao's Meditation vào năm 1992
Bức ảnh Văn Cao do nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Toán chụp vào khoảng năm 1990-1991. Đây là một trong 27 bức ảnh chụp tác giả Tiến quân ca được trưng bày trong cuộc triển lãm ảnh đầu tiên của nhiếp ảnh gia này.
Văn Cao cùng vợ chúc rượu bạn bè thân hữu, trong ảnh có nhà thơ Như Mạo.
Nhạc sĩ Văn Cao trên bìa tờ Đất Việt năm 1987.
Ông cùng những người bạn là họa sĩ Bùi Xuân Phái và Nguyễn Tuân. Bùi Xuân Phái cũng cùng số phận bị treo bút với Văn Cao trong thời kì nhân văn giai phẩm. Đến cuối thập niên 1980, nhờ chính sách đổi mới của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, các tác phẩm của họ cùng những nhạc sĩ tiền chiến khác mới được biểu diễn trở lại.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một chuyến thăm nhạc sĩ Văn Cao năm 1992 do nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Toán chụp.
Các văn nghệ sĩ đến thăm nhạc sĩ Văn Cao. Trong ảnh có nhạc sĩ Phạm Tuyên, Tổng biên tập báo Người Hà Nội Bế Kiến Quốc, nhạc sĩ Nguyễn Thuỵ Kha, nhà thơ Hữu Thỉnh, nhà văn Nguyễn Đình Thi.
Bút tích của Văn Cao trong cuốn sách tặng cho con trai Nghiêm Bằng năm 1994. Nhạc sĩ Nguyễn Nghiêm Bằng -sẽ đại diện gia đình tham dự chương trình Sol Vàng chủ đề Văn Cao 20 năm cõi thiên thai vào ngày 11/7 tại nhà hát Hòa Bình. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV9.
Theo Zing
Ca khúc duy nhất nhạc sĩ Phan Nhân tặng vợ MV "Tình bạn già" như món quà cuối cùng mà những người bạn đồng nghiệp dành tặng cho cố nhạc sĩ Phan Nhân và vợ - nghệ sĩ Phi Điểu. Có thể nói, bên cạnh sự nghiệp thành công với hàng loạt giải thưởng và những ca khúc đi sâu vào tiềm thức nhiều thế hệ người hâm mộ như Hà Nội niềm...