4 điểm cho du khách dừng chân ở Vạn Lý Trường Thành, Trung Quốc
“Bất đáo Trường Thành phi hảo hán” nghĩa là chưa đến Vạn Lý Trường Thành thì chưa phải là hảo hán, đây là câu nói được lưu truyền từ xa xưa của người Trung Quốc.
“Vạn Lý Trường Thành tựa như con rồng khổng lồ, dài 21.196 km, uốn lượn qua các cao nguyên, sa mạc, đồng cỏ của Trung Hoa”.
Vạn Lý Trường Thành được gọi theo tên tiếng Anh là Great Wall (bức tường tuyệt vời, bức tường khổng lồ). Bức tường được xây dựng để chống chọi lại các thế lực xâm lăng người Mông Cổ, người Hung Nô và để bảo vệ an toàn cho người dân Trung Quốc. Sự đồ sộ của thành được thể hiện qua gần 21 thế kỷ xây dựng không ngơi nghỉ, nghĩa là hơn 2.000 năm. Mỗi đoạn tường thành lại trải qua các đời vua như nhà Tần, nhà Hán, nhà Tùy, thời Nam Tống và nhà Minh, các triều đại khác nhau nên nó mang đậm dấu ấn lịch sử.
Vạn Lý Trường Thành được vinh danh trong “Bảy kỳ quan thời Trung cổ của thế giới”. Sau đó, vào năm 1987, nó đã được UNESCO công nhận là “Di sản thế giới”.
Với độ dài 21.196 km thì việc đi hết Vạn Lý Trường Thành là một điều không tưởng và cũng không nên vì cũng có nhiều khu vực không an toàn. Du khách chỉ nên chọn những đoạn tường thành phát triển du lịch như đã nêu dưới đây:
Badaling
Badaling (Bát Đạt Lĩnh) là nơi có đoạn Trường Thành được du khách thăm nhiều nhất, nằm cách trung tâm đô thị của Bắc Kinh 80 km về phía tây bắc, nơi này thuộc địa giới của huyện Diên Khánh, Bắc Kinh. Phần Trường Thành chạy qua địa điểm này được xây vào năm 1505 dưới thời nhà Minh, cùng với một tiền đồn quan sự đã cho thấy vị trí chiến lược quan trọng của nó. Điểm cao nhất của Bát Đạt Lĩnh là Bắc Bát Lâu, có cao độ 1.015 m trên mực nước biển.
Phần Trường Thành tại Bát Đạt Lĩnh đã trải qua các lần phục dựng lớn, và năm 1957 nó là đoạn Trường Thành đầu tiên mở cửa để tham quan. Hiện nay, hàng năm có hàng triệu lượt khách tham quan Bát Đạt Lĩnh, khu vực này nay đã có những bước phát triển đáng kể, với nhiều nhà hàng, khách sạn và xe cáp. Tuyến đường cao tốc Bát Đạt Lĩnh kết nối Bát Đạt Lĩnh và trung tâm Bắc Kinh đã hoàn thành. Tuyến S2, đường sắt ngoại ô Bắc Kinh phục vụ những người muốn đi đến Trường Thành từ Ga Bắc Bắc Kinh. Một tuyến xe bus cũng chạy thường xuyên từ Đức Thắng Môn đến Bát Đạt Lĩnh.
Tường thành có chiều cao thay đổi, trung bình là 7 m, có đoạn cao đến 14 m. Bức tường rộng trung bình 6,5 m, ở đỉnh rộng 5 m, có thể cho 5 con ngựa cùng chạy hoặc 10 người cùng đi theo hàng ngang. Bát Đạt Lĩnh và vùng Trường thành phụ cận được giọi là Yên Kinh bát cảnh.
Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon cùng phu nhân và phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Tiên Niệm đã cùng ghé thăm nơi này vào ngày 24/2/1972, trong chuyến thăm lịch sử tới Trung Quốc của ông.
Mutianyu
Được mở ra để tham quan vào năm 1986, phần này của Vạn Lý Trường Thành nằm cách Bắc Kinh 80 km về phía Đông Bắc. Do vị trí ở xa hơn, Mutianyu Mộ Điền Cốc) ít được tham quan hơn, vì vậy du khách sẽ không phải “giành giật” không gian với những vị khách tham quan khác.
Trường Thành Mộ Điền Cốc là điểm du lịch hấp dẫn với bốn bề là rừng núi và đồng ruộng đổi màu theo mùa. Tại đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng các pháo đài cổ xưa, cũng như “hòa mình” trong khung cảnh của rừng cây và đồi núi.
Hiện nay, khu vực này cũng được tu sửa và trang bị cáp treo giúp du khách dễ dàng đến điểm tham quan. Ngoài ra, du khách có thể trượt xe chuyên dụng từ thành xuống núi để trải nghiệm cảm giác mạnh khi tham quan.
Để đến Mutianyu, du khách sẽ mất một giờ 30 phút di chuyển từ Bắc Kinh. Bạn có thể bắt 2 chuyến xe bus từ cửa E trạm Dongzimen (ngã tư đường 2 và 13). Lựa chọn khác là xe buýt nhanh 916 đến Huairou Beidajie và chuyển chuyến sang các xe bus H23 , H24, H35 và H36 tại vòng xoay Mutianyu. Giá một chiều của các chuyến xe bus vào tầm 20 RMB (69.000 VNĐ).
Huanghua Cheng
Video đang HOT
Khu vực này của Vạn Lý Trường Thành không phổ biến với khách du lịch nhưng được nhiều người địa phương tìm đến. Ở đây, tường thành liền kề với hồ nước tạo thành cảnh quan đẹp. Nơi này không mở cửa cho khách tham quan. Ở đây chỉ có một người gác cổng lớn tuổi và các biển báo. Du khách được khuyến cáo không tới đây khi thời tiết xấu vì đoạn công trình chưa được tu sửa rất dễ gây ra tai nạn.
Jiankou
Đoạn đường thành Jiankou nằm cách thành phố Bắc Kinh khoảng 100 km về phía Bắc. Không giống như các đoạn tường thành khác của Vạn Lý Trường Thành thường đông đúc khách du lịch, nơi này dài khoảng 20 km, có phần vắng hơn. Jiankou vốn không mở cửa chính thức, nhưng rất hấp dẫn những du khách mê khám phá muốn tìm hiểu tình trạng ban đầu của công trình cổ đại nổi tiếng này.
Được biết, đoạn đường Jiankou xây dựng trên vách núi gần như dựng đứng, với phần dốc nhất có tên “Cầu thang thiên đường”. Cầu thang gồm 70 bậc đá trên vách núi dốc và cao 80 m. Mỗi bậc đá có chiều cao 50 cm, rộng chừng 15 cm.
Những điều có thể du khách chưa biết tại Tây Tạng, Trung Quốc
Vùng đất Tây Tạng luôn hấp dẫn du khách bởi sự hiểm trở của các triền đồi, sự huyền bí của những truyền thuyết được truyền từ đời này sang đời khác.
Tất cả đều khiến ai nghe đến cũng có cảm giác tò mò, muốn đặt chân đến nơi đây để được tai nghe mắt thấy, tận mục sở thị những điều kỳ bí nhưng cũng sẽ rất bổ ích cho các chuyến đi của du khách đến Tây Tạng.
Thiên nhiên hùng vĩ
Đến Tây Tạng du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ với vùng thảo nguyên bao la đầy gió cát và những ngọn núi cheo leo. Hồ thiêng Namtso hiện ra rộng lớn như biển, nước trong xanh màu ngọc bích, in bóng dãy núi tuyết Nyenchen Tanglha cao tới 7.000 m, tựa như một "biển mây" giữa chốn bồng lai. Thành hồ nước cong cong như hình lưỡi liềm với ba mặt giáp núi non trùng điệp, được mặt trời chiếu rọi, lấp lánh trong ánh bình minh rực rỡ.
Về miền đất thiêng Tây Tạng, du khách đừng quên chiêm ngưỡng dòng sông băng Karola huyền bí. Với những đường cong mềm mại, khối băng tồn tại hàng triệu năm qua nhẹ nhàng điểm tô sắc trắng tinh khôi trải dài từ đỉnh núi xuống thung lũng. Chỉ cần vài tia nắng soi rọi, cả dòng sông băng lấp lánh tựa viên pha lê, khiến bạn tạm quên đi cái lạnh âm độ để thu vào tầm mắt toàn cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
Không thể trồng được trà nhưng trà bơ là thức uống quốc hồn quốc túy
Ở vùng đất Tây Tạng không thể trồng được trà vì thời tiết rất khắc nghiệt. Các loại trà đều được nhập về thông qua "Tea Horse Road" - con đường của các tay buôn mang trà đến Tây Tạng để đổi lấy ngựa tốt.
Tuyến đường băng qua Luding, Batang, Nepan, Ấn Độ,... dài hàng vạn dặm với muôn vàn khó khăn, nguy hiểm đã trở thành huyền thoại không kém với "con đường tơ lụa". Chính vì thế, dù không trồng được trà nhưng người Tây Tạng vẫn xem trà bơ thức uống quốc hồn quốc túy của quê hương mình.
Với người dân nơi đây, trà bơ được mệnh danh là món đồ uống sinh tồn. Không chỉ giúp làm ấm, giữ nhiệt, mà còn bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Khi đến Tây Tạng, du khách có thể sẽ được một người dân địa phương mời dùng một tách trà bơ để nhâm nhi, nếu từ chối du khách sẽ được cho là không lịch sự. Món trà bơ được tìm thấy ở khắp mọi nơi, và du khách có thể uống bao nhiêu thùy thích.
Trẻ sơ sinh được ngâm dưới sông băng
Ở nơi mà khí hậu lạnh giá, không kém phần khắc nghiệt, không phải ai cũng có thể tồn tại được. Việc tuyển chọn những người khỏe mạnh, có thể chống chọi lại với thời tiết nơi đây được thực hiện từ khi người đó chỉ là một đứa bé.
Theo thông lệ, hễ khi tới sinh nhật năm 1 tuổi của một đứa trẻ bất kỳ, một người phụ nữ có quyền thuật uy tín nhất trong làng sẽ mang đứa trẻ đem ngâm xuống dòng nước tan từ băng lạnh ngắt trong vòng 1 phút chỉ chừa mỗi phần đầu. Sau đó đứa bé được đem lên mặc lại quần áo bình thường, quấn khăn. Nếu đứa trẻ đó vẫn sống và hoàn toàn bình thường nghĩa là chúng đã vượt qua được vòng tuyển lựa gắt gao mang tính sống chết của cuộc đời.
Ngược lại, đứa bé nào trở nên tím ngắt và tắt thở thì gia đình cũng nên chuẩn bị tinh thần đem về an táng vì đấng tối cao không cho phép chúng được sống. Bố mẹ những đứa trẻ không may mắn đều cảm thấy đau buồn nhưng họ vẫn giữ được sự bình tĩnh vì đã thấm nhuần tư tưởng duyên sinh này.
Thoạt đầu nghe có vẻ hơi sợ hãi nhưng đây lại là chuyện có thật. Có lẽ đây là cách mà người ta chọn để đối chọi với sự khắc nghiệt của cuộc sống nơi đay. Khi mà thời tiết, điều kiện về giao thông, y tế vẫn còn rất khó khăn, thì con người với sự chọn lọc có phần khắc nghiệt này, trải qua bao nhiêu thế hệ, họ vẫn có thể sinh tồn và phát triển, lưu giữ những bản sắc văn hóa rất riêng.
Chế độ đa phu
Có lẽ, Tây Tạng là vùng đất duy nhất trên thế giới còn tồn tại chế độ đa phu, các cô gái đều lấy 2 đến 5 người chồng và họ đều là anh em ruột trong một gia đình. Nguồn gốc của tục lệ này là anh em lấy chung một người vợ sẽ giúp gia đình hòa thuận hơn, tranh mâu thuẫn và phân tán đất đai, tài sản.
Do điều kiện sống khắc nghiệt, đất đai canh tác hạn hẹp nên tục lệ này đã giúp người dân Tây Tạng duy trì được cuộc sống và đảm bảo trật tự xã hội. Ngày nay, do đời sống được cải thiện, chính quyền tích cực tuyên truyền nên hủ tục này đã dần bị bài trừ, chỉ còn tồn tại ở một số vùng hiểm trở tách biệt với xã hội hiện đại.
Thiên táng - nghi lễ mai táng người chết rùng rợn
Thiên táng hay điểu táng, một hình thức mai táng phổ biến ở Tây Tạng. Đây được xem như là lần cuối cùng con người có thể hiến dâng cho đất trời, mang ý nghĩa giúp linh hồn siêu thoát và bay lên cao để tiếp tục kiếp luân hồi mới.
Tuy vậy, thiên táng lại tạo cảm giác sợ hãi đến rợn người cho những ai dù chỉ là được nghe kể. Sau khi qua đời, xác người chết được mang lên núi và được cởi bỏ hết quần áo, bọc trong tấm vải trắng với tư thế nằm cuộn đầu chạm đầu gối, giống đứa trẻ nằm trong bụng mẹ với ý nghĩa người đó sẽ được vào kiếp luân hồi mới trong hình hài đứa bé mới sinh ra.
Bách hương được đốt lên để thu hút sự chú ý của bầy kền kền trong khi các vị Lạt Ma làm lễ tụng kinh để siêu độ cho người chết, thầy táng phân xác thành nhiều phần, moi nội tạng ra ngoài, chia nhỏ, xương cũng dập nát rồi sau đó để cho lũ chim kền kền đang chầu chực ùa tới xâu xé cái xác. Lũ chim ăn càng sạch thì người chết siêu thoát càng nhanh và hoàn toàn. Khi lũ chim bay lên trời, mang theo linh hồn của họ lên trời cao tái sinh bước vào kiếp luân hồi mới.
Về các Tu viện
Tu viện Samye trở thành Tu viện Phật giáo đầu tiên của Tây Tạng vào thế kỷ thứ 8. Tu viện Samye nằm cách thành phố Lhasa khoảng 2 giờ lái xe về phía nam. Tu viện được xây dựng như một Mandala - một nhân vật Phật giáo hình tròn đại diện cho vũ trụ.
Đền Jokhang được xem là "trái tim của thế giới". Bên trong đền Jokhang ở đây là bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi, khi ông được 12 tuổi. Đó là bức tượng thiêng liêng nhất trong con mắt của người Tây Tạng, và họ xem Đền Jokhang như là "trái tim của thế giới". Một số người hành hương dành nhiều năm đi đến ngôi đền này.
Các Tu viện và cung điện của Tây Tạng thường được xây dựng trên núi, vì vậy sẽ có nhiều bậc thang để đi lên nếu du khách đến ghé thăm. Những người hành hương Tây Tạng xem một số núi và hồ rất là thiêng liêng, vì người Tây Tạng quan niệm rằng các ngôi đền trên núi được nhìn thấy gần với thiên đàng hơn, và dễ bảo vệ hơn.
Có nhiều tu viện khác nhau cho các giáo phái Phật giáo khác nhau. Đức Đạt Lai Lạt Ma là người đứng đầu duy nhất một trong số họ - Giáo phái Gelugpa, còn được gọi là Giáo phái Vàng vì các nhà sư thường đội một chiếc mũ màu vàng. Hầu hết các tu viện nổi tiếng với du khách Tây Tạng là tu viện Giáo phái Vàng, ví dụ: Cung điện Potala và Đền Jokhang.
Thông thường, các tu viện mà mọi người viếng thăm chỉ dành cho các tu sĩ. Nhưng cũng có một số tu viện cho các nữ tu ở Tây Tạng, giống như "tu viện" lớn nhất - Xiongse, cách một giờ lái xe về phía nam từ thành phố Lhasa. Và tu viện cao nhất, Rongbuk, thực sự có cả nhà sư lẫn nữ tu.
Các tu viện Tây Tạng không chỉ thờ phượng Phật, mà còn là những tổ chức xã hội phức hợp, hoạt động như trường học, thư viện, phòng khám y tế,... Trong lịch sử Tây Tạng, các tu viện cũng hoạt động như các tòa nhà chính quyền địa phương.
Hầu hết các tu viện Phật giáo ở Ấn Độ lưu trữ các bộ phận cơ thể tu sĩ, được cho là thánh tích. Nhưng một số bảo tháp trong các tu viện Tây Tạng thực sự lưu trữ toàn bộ thi thể các tu sĩ. Nhiều loại thuốc và thảo mộc truyền thống được sử dụng để giúp bảo tồn cơ thể. Có 8 bảo tháp Thánh ở Cung điện Potala với các thi thể bên trong. Các bảo tháp được trang trí bằng vàng, bạc, ngọc trai, mã não, san hô, kim cương và những kho báu khác.
Khi khách viếng thăm một tu viện Phật giáo Tây Tạng (Cung điện Potala, Đền Jokhang, Tu viện Sera...), hãy nhớ đi quanh nó theo chiều kim đồng hồ. Du khách sẽ tìm thấy những người hành hương đến thăm các phòng của một tu viện theo chiều kim đồng hồ, đi bộ xung quanh một tu viện theo chiều kim đồng hồ, và cũng biến vòng nguyện theo chiều kim đồng hồ.
Thông thường du khách không được phép chụp ảnh bên trong tu viện. Nhưng một số tu viện, như Tashilhunpo và Palcho Monastery, du khách sẽ tốn một ít phí để chụp ảnh. Nếu một tu viện cho phép chụp ảnh, thường có một biển hiệu thông báo cho bạn. Vì vậy, khi bạn không nhìn thấy một biển hiệu nào thì không được chụp ảnh bên trong tu viện.
Trong Tu viện Sera, việc quay phim và chụp ảnh dụng máy ảnh mà các nhà sư tranh luận thì không được phép, nhưng bạn có thể sử dụng điện thoại di động của mình để thay thế.
Chuyện hóa thân tái sinh của các Đạt Lai Lạt Ma
Trong tâm tưởng của người Tây Tạng, Đạt Lai Lạt Ma là người có quyền lực tối cao, đứng đầu giáo hội Phật giáo của vùng đất này. Theo người Tây Tạng, sự tái sinh là sự hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát dưới hình hài con người để giúp nhân gian cứu độ chúng sinh.
Kể từ đại sư Gendun Drupa (1391 - 1475), các Đạt Lai Lạt Ma kế nhiệm được phát hiện từ khi còn nhỏ theo thuật "tái sinh". Các Lạt Ma sau khi viên tịch đều để lại một số di vật và một bài kệ để các dồ đệ tìm kiếm "hóa thân tái sinh". Ngoài ra, các bậc cao tăng được cho là sẽ nhận báo mộng cũng như nhiều dấu hiệu khác để bổ trợ.
Hành động sờ đầu
Trong giao tiếp của người Tây Tạng, sờ đầu một hành động cấm kỵ, trừ phi bạn là Latma, Phật sống, người thân hoặc bạn bè thân thiết, đối với trẻ con cũng tuyệt đối không được. Vì người Tây Tạng quan niệm rằng, sờ đầu là một động tác của thần thánh.
Da đỏ
Tia tử ngoại ở Tây Tạng rất mạnh, những người hay làm việc ở ngoài trời có màu da đỏ đậm hơn thông thường. Thêm một thực tế nữa, người Tây Tạng nhiều đời sinh sống trên cao nguyên, tình trạng thiếu oxy là nguyên nhân làm cho cơ thể họ, những nơi có huyết quản mỏng xảy ra hiện tượng giãn nở cục bộ, đây là nguyên nhân chính khiến da của một số bộ phận trên cơ thể họ như má, môi, giác mạc có màu đỏ hơn người bình thường.
Vùng đất nhiều lễ hội
Theo lịch mặt trăng, mỗi năm Tây Tạng tổ chức hơn 100 lễ hội, thể hiện bản sắc văn hóa và tôn giáo khu vực. Trong mỗi lễ hội lại có chuỗi hoạt động như các trò chơi, lễ kỷ niệm, hội chợ... Là trung tâm văn hóa và tôn giáo của Tây Tạng, thành phố Lhasa có nhiều lễ hội thu hút khách du lịch như Tết Tây Tạng và lễ hội Shoton.
Vì sao Ấn Độ khó thay thế được du khách Trung Quốc ở Đông Nam Á? Nhiều quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, kỳ vọng du khách Ấn Độ sẽ "điền vào chỗ trống" mà du khách Trung Quốc để lại. Nhưng sự thật liệu có xảy ra? Singapore đón 1,4 triệu khách Ấn Độ vào năm 2019 tuy nhiên trong 1,5 triệu khách quốc tế đến đảo quốc này nửa đầu năm nay chỉ...