4 địa chỉ ăn hải sản ngon, giá bình dân ở Nha Trang
Miền biển Nha Trang (Khánh Hòa) hút thực khách bởi nhiều món ăn hấp dẫn, được chế biến từ tôm, cua, ốc, mực… Dưới đây là 5 quán giúp bạn thưởng thức hải sản ngon, bổ, rẻ.
Tuy không phải quán ăn chuyên về hải sản, bánh căn đường Tô Hiến Thành vẫn gây ấn tượng nhờ phần nhân tươi ngọt, hấp dẫn như tôm, mực, hến… Đây là hàng ăn vỉa hè, có khoảng 5-6 bàn, hút du khách ở Nha Trang, đặc biệt sau 17h. Bánh căn tôm có giá 150.000 đồng, là phần ăn đầy đặn, nổi bật của quán. Ảnh: Lea.02.09.85.
Ngoài ra, nếu muốn thử nhiều hương vị hơn, bạn có thể gọi bánh căn thập cẩm, gồm nhiều loại nhân như trứng gà, bò, ba rọi, có giá 70.000 đồng/đĩa. Món ăn ngon nhưng dễ ngán là đánh giá của nhiều thực khách. Nước mắm ăn kèm được nhận xét là không quá đặc sắc. Thang điểm dành cho chất lượng, phục vụ và không gian quán lần lượt là 7,2/10, 6.4/10, 5.8/10. Quán mở cửa từ 16h-21h mỗi ngày. Ảnh: Sk17rina, nadeesha.p.
Video đang HOT
Với nguyên liệu hải sản tươi sống và cách chế biến công phu, Bình Dân Nhà Tôi – Ngô Quyền được nhiều thực khách yêu thích. Món ăn lạ vị của quán là tôm sú sấy, tiết canh hàu và lẩu cá, với nước dùng chua cay, đậm đà. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử ốc bàn tay, ốc mặt trăng, bào ngư… với mức giá từ 100.000 đồng. Nhược điểm của quán là thời gian ra món khá lâu. Quán gần khu trung tâm thành phố Nha Trang, hoạt động từ 8h-22h30h. Điểm đánh giá chung: 6.7/10. Ảnh: Sherwin.yeo, amandaishungry.
Hải sản Thanh Sương – Trần Phú: Quán có sức chưa đến 400 khách, menu đa dạng, hấp dẫn, là điểm hẹn giúp bạn thư giãn ở phố biển Nha Trang. Tại đây, bạn có thể thử nhiều món ngon như gỏi ốc, sứa, bạch tuột nướng, cơm chiên hải sản… với giá trung bình 70.000 đồng. Ảnh: Biubiu.94.
Nước chấm ngon, đồ ăn tươi, phục vụ nhanh là điểm mạnh của quán. Tuy nhiên, nhiều thực khách cho rằng phần ăn khá ít và đôi khi không được nóng sốt, một số món không có rau, đồ chua ăn kèm nên dễ ngán. Quán nằm ngay ven biển thành phố Nha Trang, mở từ 15h-23h mỗi ngày. Điểm đánh giá chung: 7.1/10. Ảnh: Mayu_carrie, imcunn.
Xuân Anh – Tháp Bà là địa chỉ được nhiều tín đồ món ốc tìm đến ở Nha Trang. Sức chứa của quán khoảng 100 người. Ốc len, bàn tay được chế biến với nhiều phương pháp đa dạng như hấp gừng, xào dừa, sả ớt, luộc, là những món ăn phổ biến tại quán, có giá từ 50.000 đồng. Ngoài ra, quán còn có nhiều món gỏi, lẩu, cháo, nướng hải sản hấp dẫn khác. Ảnh: Angelinadoan97.
Tại đây, bạn có thể lựa hải sản tươi sống trực tiếp tại quầy và nhờ quán chế biến món theo ý thích. Không gian rộng, thời gian lên món nhanh là những ưu điểm của quán. Tuy nhiên, quán ở vị trí xa trung tâm và cách phục vụ không được đánh giá cao, có thang điểm 6.5/10. Giờ hoạt động: 16h-23h30h. Ảnh: Nttthao_2408.
Mắm sò trứ danh ở biển Lăng Cô
Ở thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) nơi có bãi biển cùng tên nổi tiếng với nhiều loại hải sản tươi sống như cua, ghẹ, mực, tôm, vẹm, hầu...
Trong đó con sò hay tiếng địa phương gọi là "sặc" cũng là một loại đặc sản ở đầm Lăng Cô được chế biến thành một loại mắm trứ danh có tên gọi là mắm sò
Để làm mắm sò hết sức kỳ công. Các mệ (mẹ) mua sò tươi về (có thể là sò huyết hoặc sò lông) lấy mũi dao nhọn cậy vỏ lấy sò, rửa thật sạch cát và các tạp chất nhiều lần đến lúc nước trong. Không được ngâm nước quá lâu thì sò sẽ nở to lợi cho người làm mắm nhưng mắm sẽ mau hỏng; sau đó vớt ra rá (rổ), để khô nước chừng 50 phút, đổ sò đã khô nước vào thau sạch, bỏ muối hột (hay còn gọi là muối sống) được giã mịn với tỷ lệ 10 chén sò: 2 chén muối. Tuyệt đối không được bỏ muối bột (hay muối chín) vì muối bột có độ mặn thấp dễ hư mắm, nhưng nếu bỏ nhiều muối quá mặn cũng không thể ăn; ớt bột và riềng xắt nhỏ bỏ tỷ lệ tùy thuộc nhu cầu người ăn cay nhiều hay ít; trộn thật đều sò, muối, ớt, riềng rồi bỏ liền vào chai hoặc thẩu nhựa đậy thật kín, không để ra ngoài quá lâu ruồi nhặng bám vào rất dễ sinh giòi và mắm cũng nhanh hỏng.
Mắm khi được đưa vào thẩu đậy kín trong vòng 8 - 10 ngày mắm sẽ chín và có thể ăn được, biểu hiện mắm chín rõ nhất là phần xác sò sẽ nổi lên trên, phần nước bên dưới có màu đục như màu nước mắm. Sò càng lên cao, nước mắm bên dưới thẩu càng nhiều chứng tỏ mắm ấy để đã lâu, khách hàng khi mua nhằm loại mắm này cần ăn liền không nên để thêm mắm sẽ nhanh hỏng. Nhìn thấy nước bên dưới chai mắm là lúc mắm có thể ăn được, ta dùng đũa sạch vớt ra một lượng mắm vừa đủ dùng và đóng lại thật kín nhằm bảo quản lần sau; khi múc mắm ra chén, ta thấy có màu đỏ tươi rất bắt mắt, giã một ít tỏi trộn lẫn vào mắm để tăng thêm mùi thơm và hương vị của mắm. Nếu thấy mặn ta có thể cho thêm ít đường, bột ngọt tùy thuộc khẩu vị người thưởng thức để linh hoạt gia giảm gia vị.
Mắm sò rất có thể được dùng với cơm nóng hoặc làm món nước chấm khi sử dụng thêm rau sống, dưa giá, khế chua kẹp thịt ba chỉ (ba rọi). Vị dai, thơm của sò, vị mặn của mắm, vị chua của khế và vị béo ngọt của thịt ba chỉ. Tất cả những tinh túy ấy làm nên sự hoàn thiện của món mắm sò trứ danh.
Thưởng thức cháo lòng Di Linh giữa xứ ngàn hoa Những đầu bếp khi đến Đà Lạt du lịch thường cho rằng, nơi đây không chỉ quảng bá thương hiệu ẩm thực địa phương mà còn ngẫu nhiên giới thiệu đặc sản của những vùng miền nơi khác khiến món ăn từ dân dã trở nên nổi tiếng. Cháo lòng Di Linh Bà Mèn (đường Yersin, Đà Lạt) Chẳng hạn như bánh căn...