4 đấu trường La Mã trường tồn cùng thời gian
Không chỉ là di tích lịch sử, cả 4 đấu trường này vẫn còn được sử dụng cho tới ngày nay.
Cách đây 2.000 năm, đế chế La Mã đã cho xây dựng rất nhiều đấu trường với quy mô và diện tích được coi là kỳ tích thời đó.
Ra đời từ thế kỷ thứ 1, đấu trường Verona ở Italy là một trong những công trình được bảo tồn tốt nhất về kiến trúc cho tới ngày nay. Cũng giống như những đấu trường khác, Verona được sử dụng để thi đấu các môn thể thao, trong đó có cả thi đấu giữa các loài vật.
Ngày nay, với vị trí lý tưởng, công trình vẫn được sử dụng cho các buổi diễn opera ngoài trời, thu hút hàng trăm nghìn người tới Verona mỗi năm trong suốt mùa lễ hội.
Đấu trường cao 140 m và rộng 110 m, có 3 tầng nhưng trận động đất kinh hoàng hồi thế kỷ 12 đã phá vỡ hoàn toàn tầng trên cùng. Hiện giờ, nó chỉ còn 2 tầng làm từ những phiến đá màu trắng và hồng, tạo nên màu sắc sinh động cho công trình cổ kính.
Verona có 64 cửa vào và chứa được 30.000 người. Hằng năm, các sự kiện vẫn được tổ chức ở đây trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8. Trong mùa đông, các buổi hòa nhạc, biểu diễn ballet diễn ra đều đặn. Địa điểm này cũng được ưu ái khi diễn ra các show nhạc rock, pop với các ca sĩ nổi tiếng như Pink Floyd, Alicia Keys, Deep Purple, Dire Straits, Rod Stewart, Sting, Bjrk, đặc biệt là Whitney Houston.
Đấu trường Pula ở Croatia được xây dựng từ năm 27 trước Công nguyên đến năm 68 trước Công nguyên. Ngày nay, công trình này vẫn còn gần như nguyên vẹn hiện trạng cách đây 2 thiên niên kỷ, trong đó nổi bật nhất là hạng mục tòa tháp hình trụ và khán đài 3 tầng.
Khán đài dài 132m và rộng 105m, có sức chứa tới 23.000 chỗ ngồi với kiến trúc xây dựng như giảng đường dốc. Khuôn viên đấu trường còn có hai bể chưa nước hoa và một đài phun nước.
Video đang HOT
Pula trước đây được sử dụng để làm nơi dành cho các đấu sĩ thi đấu cho tới thế kỷ thứ 5. Sau đó, người dân từng tham gia phá hủy một phần đấu trường, trước khi nó được phục dựng vào thế kỷ 13.
Từ năm 1932, nơi đây được sử dụng trở thành nhà hát hiện đại hay là nơi diễn ra các cuộc diễu binh quân sự hay các cuộc họp công cộng. Ngày nay, sức chứa của Pula chỉ còn khoảng 5.000 chỗ, nhiều buổi hòa nhạc, liên hoan phim cũng được tổ chức ở đây.
Arles Amphitheatre là một giảng đường được hình thành dưới thời La Mã tại một thị trấn miền Nam nước Pháp từ năm 90 sau Công nguyên. Công trình này có sức chứa 20.000 khán giả, mục đích ban đầu là để phục vụ các cuộc đua xe ngựa và các cuộc chiến đẫm máu giữa các đấu sĩ.
Arles dài 136m và rộng 109m, hình bầu dục, bao xung quanh là những bậc thanh dốc. Mái vòm hai bên được xây thành 2 tầng. Ngoài ra, công trình còn có một hệ thống phòng trưng bày, hệ thống thoát nước – một thành tựu đáng kể thời đó, cùng một lối thoát hiểm.
Sau này, nơi đây từng được sử dụng làm nơi trú ẩn cho dân chúng trú trong thời kỳ chiến tranh, có thời gian còn được dùng như một pháo đài với 4 tháp canh.
Hiện nay, Arles được sử dụng để tổ chức một số lễ hội, các vở kịch hay các buổi hòa nhạc vào mùa hè.
Đấu trường Nimes ở Pháp có chiều cao lên tới 21 m với 120 mái vòm trên 2 tầng. Phía lòng trong đấu trường hình elip dài 133m, rộng 101 m và bao quanh bằng 34 hàng ghế. Trước đây, nó có thể chứa tới 24.000 khán giả nhưng hiện giờ chỉ còn 16.000 chỗ.
Được xây dựng từ năm 70 sau Công Nguyên, ban đầu, nó được dùng để làm nơi giao đấu giữa các võ sĩ hay đấu bò, săn thú.
Sau khi đế chế La Mã sụp đổ, Nimes được chuyển một đấu trường thể thao sang một pháo đài hoàn chỉnh cùng một con hào bao quanh.
Ngày nay, đấu trường Nimes là một trong những địa điểm biểu diễn lớn của thành phố. Trong suốt lễ hội, nơi đây diễn ra các chương trình đấu bò. Mùa hè, Nimes sôi động với các buổi hòa nhạc ngoài trời.
Theo ngôi sao
24h thay đổi của thế giới trong một bức hình
Tại mỗi điểm đến nổi tiếng thế giới, nhiếp ảnh gia Richard Silver kiên nhẫn ghi lại khoảnh khắc thay đổi thời gian từ lúc bắt đầu bình minh đến khi ngày tàn kết thúc và ghép chúng lại thành những bức ảnh độc đáo.
Tòa nhà quốc hội ở London, Anh trong các sắc thái từ bình minh cho đến khi hoàng hôn buông xuống. Ngoài tên gọi "Tòa nhà quốc hội", nơi này còn có tên Cung điện Wesminster, nằm ở bờ bắc sông Thames.
Sân vận động quốc gia Bird's Nest của Trung Quốc luôn rực rỡ, bất kể là khi bình minh vào sáng sớm hay tối muộn. Đây là nơi thi đấu chính các môn trong Thế vận hội mùa hè 2008 và còn khá nổi tiếng với tên gọi "Tổ chim".
Nhà thờ chính tòa ở Milan, miền Bắc Italy từng mất 5 thế kỷ để xây dựng và hoàn thiện. Dưới bầu trời trong xanh, không một gợn mây, nhà thờ hiện lên lung linh và đầy lãng mạn đối với du khách.
Những bức tượng đá kỳ lạ trên đảo Phục Sinh, Chile với góc nhìn biến đổi theo thời gian 24h.
Đấu trường La Mã, Rome, Italy trở nên sống động hơn khi đêm buông xuống nhờ ánh đèn lấp lánh.
Đền Sulamani, Bagan, Myanmar yên bình trong bầu trời chuyển sắc nắng từ từ.
Marina Bay Sands - công trình nổi tiếng ở Singapore chuyển dần từ màu ghi xám do sương và mây che phủ sang lung linh sáng đèn về đêm.
Trieste, Italy với bầu trời xanh ngắt, nét đặc trưng của các quốc gia Địa Trung Hải
Quảng trường San Marco ở Venice, Italy lung linh hơn khi hàng trăm bóng đèn được thắp sáng ngay khi trời nhá nhem tối
Hagia Sophia, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ cũng trở nên "lột xác" với dàn đèn chỉ rực sáng vào tối trở đi.
Theo VNE
Có một Colmar ở Pháp đẹp như cổ tích Colmar là nơi bạn có thể đến bất cứ thời điểm nào trong năm và rồi bạn sẽ có cảm giác không biết mình đang sống ở đời thực hay những trang cổ tích thần tiên. Nói đến nước Pháp, người ta sẽ nghĩ ngay tới kinh đô ánh sáng Paris hay những bờ biển sôi động ngập tràn nắng vàng như Monaco,...