4 dấu hiệu xuất hiện khi ngủ dậy dễ bị nhầm là bệnh
Dù có chăm sóc cơ thể tốt đi nữa thì khi thức dậy, thỉnh thoảng chúng ta vẫn nhận thấy những dấu hiệu dễ tưởng nhầm là bệnh. Trên thực tế, những dấu hiệu này là bình thường.
Nghiến răng khi ngủ có thể gây đau nhức hàm, thậm chí là nhức đầu khi thức dậy – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Đôi mắt hơi sưng phù
Khi chúng ta nằm, chất lỏng trong cơ thể sẽ phân bố khác so với khi đứng. Lúc ngủ, một phần chất lỏng trong cơ thể sẽ tích tụ nhiều hơn ở vùng da xung quanh mắt, theo Reader’s Digest.
Hiện tượng này khiến mắt nhìn có vẻ hơi sưng, đặc biệt là ở phần bọng mắt, khi vừa mới ngủ dậy. Bọng mắt sẽ rõ hơn nếu uống nhiều rượu bia, ăn nhiều món mặn, không uống đủ nước hay đang bị căng thẳng, các chuyên gia giải thích.
Để giảm nhanh bọng mắt, mọi người hãy rửa mặt bằng nước lạnh sau khi ngủ dậy và xoa nhẹ vùng da xung quanh mắt.
Video đang HOT
Thức dậy với hai khóe miệng đau do bị nứt là tình trạng khá phổ biến. Thậm chí, nứt khóe miệng còn gây khó chịu nếu lặp đi lặp lại thường xuyên.
Nguyên nhân thường gặp của tình trạng này là do nước bọt tích tụ ở khóe miệng, qua nhiều giờ sẽ làm tổn hại lớp da mỏng manh ở vị trí này. Nứt khóe miệng kéo dài nhiều ngày có thể dẫn đến nhiễm trùng do nấm men. Để giảm nứt khóe miệng, người mắc hãy thoa kem dưỡng môi lên khóe miệng trước khi đi ngủ, theo Reader’s Digest.
Căng nhức cơ
Dù không tập luyện nặng nhọc gì vào tối hôm trước nhưng khi thức dậy vào sáng hôm sau vẫn thấy căng nhức cơ, khớp. Nguyên nhân của hiện tượng này là do vấn đề tuần hoàn của cơ thể.
Khi chúng ta thức dậy và di chuyển, máu cùng ô xy sẽ được lưu chuyển nhiều hơn đến cơ bắp và tim, phổi. Tư thể ngủ gây khó chịu, tim mạch hoạt động kém, mất nước đều có thể ảnh đến quá trình lưu chuyển máu và ô xy, gây căng nhức cơ vào buổi sáng.
Đau hàm, nhức đầu
Ngủ nghiến răng vào ban đêm sẽ gây đau nhức hàm, thậm chí là nhức đầu lúc thức dậy. Khi nghiến răng vào ban đêm, các cơ hàm sẽ ở vị trí co và khó duỗi ra được. Tình trạng này kéo dài sẽ gây đau nhức và ảnh hưởng đến chức năng cơ hàm.
Căng thẳng là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến nghiến răng khi ngủ. Do đó, cách tốt nhất để hết nghiến răng là giảm căng thẳng. Những hoạt động như hít thở sâu, tập luyện thể thao, thiền định có thể giúp giảm cẳng thẳng và ngủ ngon hơn, theo Reader’s Digest.
Thi THPT Quốc gia: Chuyên gia chỉ bí kíp vàng chăm sóc sức khoẻ sĩ tử
Kỳ thi THPT Quốc gia đang đến gần, đặc biệt trong kỳ dịch bệnh COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp, vậy làm sao để sức khoẻ các sĩ tử không bị "tuột dốc" là điều mà bậc phụ huynh cũng như các sĩ tử rất quan tâm.
Cần xây dựng chế độ ăn hợp lý
Theo TS.BS. Lâm Vĩnh Niên, Trưởng khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, để cơ thể luôn khỏe mạnh, giàu năng lượng và tập trung cho việc học tập ôn thi, các sĩ tử cần bổ sung thêm chất đạm, trung bình 300 gram thịt, cá trong 1 ngày.
Đồng thời, các em nên ăn thêm các loại rau xanh, vitamin, chất khoáng để vừa giúp cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng vừa tăng sức đề kháng cho sức khoẻ, đặc biệt là trong kỳ dịch bệnh COVID-19.
Cần bổ sung nhiều rau xanh, vitamin, chất khoáng cho sức khoẻ các sĩ tử. Ảnh: Thy Huệ
Các sĩ tử cần phải ăn đủ 3 bữa chính kèm thêm 2-3 bữa phụ. Tuyệt đối không được bỏ bữa sáng, điều đó rất nguy hiểm. Sau một đêm dài cơ thể bị bỏ đói, chỉ khi được nạp năng lượng thì đầu óc mới có thể minh mẫn để tập trung ôn luyện.
Sau bữa ăn từ 30 - 60 phút mới được bắt đầu học, thời gian này tranh thủ nghỉ ngơi, đi dạo nhẹ nhàng, hít thở sâu, không nghĩ ngợi nhiều cho não thực sự được nghỉ ngơi.
Đề cao vấn đề an toàn thực phẩm
Bác sĩ Lâm Vĩnh Niên khuyến cáo, các bậc phụ huynh cần phải cân đối dinh dưỡng cho thí sinh; đồng thời, chú ý nấu chín, nấu kỹ các món ăn để tránh ngộ độc thực phẩm.
Thời gian gần ngày thi, các em không nên ăn các thức ăn lạ khó tiêu hóa hoặc những loại thức ăn đã từng gây rắc rối đối với bản thân trước đây. Nên tránh ăn thức ăn đường phố đến mức thấp nhất vì rất có thể các em sẽ bị ngộ độc.
Các bậc phụ huynh cần phải cân đối dinh dưỡng cho thí sinh. Ảnh: Thy Huệ
Chỉ nên nấu những món ăn quen thuộc để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ của bản thân. Bên cạnh đó, tránh những đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ dễ dẫn đến khó tiêu, rối loạn tiêu hoá gây mệt mỏi.
Tuân thủ theo nhịp sinh học
Ngoài việc chú ý chế độ ăn uống, các sĩ tử nên tuân thủ theo nhịp sinh học, đó là đáp ứng giấc ngủ theo nhu cầu, ngủ càng sớm càng tốt, ngủ sớm thức dậy sớm. Bởi vì nếu thiếu ngủ, cơ thể sẽ tiêu hao nhiều năng lượng, giảm tiết hormon tăng trưởng, giảm ăn, ăn mất ngon, chậm tiêu, kéo dài sự kích thích vỏ não dẫn tới suy nhược hệ thần kinh và toàn cơ thể, từ đó sẽ giảm năng suất học tập.
Vì vậy, cần đảm bảo ngủ đủ 6-8 tiếng một ngày, buổi tối nên học bài từ 7 giờ, ngủ trước lúc 23 giờ, sáng dậy sớm lúc 5 giờ học bài (lúc này học rất hiệu quả). Ngủ trưa từ 30 phút - 1 tiếng.
Các bậc phụ huynh nên động viên, ủng hộ giúp các em có tâm lý thật thoải mái, tự tin. Thí sinh không nên để những căng thẳng trong lòng, nên chia sẻ những khúc mắc cá nhân, những lo lắng mà bạn gặp phải để thoải mái tâm lý và tự tin hơn.
Nghiến răng khi ngủ và cách trị nghiến răng Nghiến răng khi ngủ là một trong những biểu hiện cho biết cơ thể bị rối loạn vận động trong giấc ngủ. Tình trạng này không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu lâu dài có thể dẫn tới một số bệnh lý và biến chứng khó lường về răng miệng. 1. Hiện tượng nghiến răng khi ngủ Hiện tượng nghiến răng khi ngủ...