4 dấu hiệu không ngờ cảnh báo ung thư âm đạo, chị em chớ dại bỏ qua
Ung thư âm đạo tuy hiếm gặp nhưng lại đang có xu hướng trẻ hóa. Để nhận biết dấu hiệu cũng như các cách phòng ngừa cho các chị em, Phụ nữ Today sẽ cung cấp những thông tin chi tiết qua bài viết này.
Ung thư âm đạo thường không có biểu hiện rõ rệt khi ở giai đoạn đầu của bệnh. Các dấu hiệu như chảy máu, chảy dịch âm đạo đều dễ khiến người bệnh chủ quan, nhầm lẫn với các căn bệnh viêm nhiễm khác.
Ung thư âm đạo ít phổ biến, chiếm 2-3% toàn bộ ung thư sinh dục ở nữ. Đây là loại ung thư ở phụ nữ cao tuổi, phần lớn các trường hợp mắc bệnh ở độ tuổi 50-70. Tỷ lệ ung thư tăng theo tuổi và người ta chú ý tới vai trò thuận lợi gây bệnh của hiện tượng giảm oestrogene.
Ung thư âm đạo có hai dạng
Ung thư biểu mô tế bào vảy: Ung thư hình thành trong các tế bào vảy, lan chậm theo bề mặt trong thành âm đạo và xâm lấn các mô gần âm đạo và xung quanh cổ tử cung. Ung thư âm đạo tế bào vảy hay di căn đến phổi và gan. Đây là loại phổ biến nhất của ung thư âm đạo, chiếm khoảng 85% các trường hợp, có tần suất mắc cao nhất ở phụ nữ từ 60 tuổi trở lên.
Ung thư biểu mô tuyến: Ung thư bắt nguồn từ các tế bào tuyến, thường gặp ở phụ nữ dưới 30 tuổi. Tế bào tuyến nằm trong niêm mạc âm đạo sản sinh ra chất nhầy. Ung thư biểu mô tuyến di căn đến phổi và các hạch bạch huyết nhanh hơn so với ung thư biểu mô tế bào vảy.
Dấu hiệu cảnh báo ung thư âm đạo nhất định phải biết
“Cô bé” chảy máu bất thường
Vùng kín chảy máu bất thường sau khi làm “chuyện ấy” có thể là dấu hiệu đầu tiên của ung thư. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đây cũng là triệu chứng của một số bệnh phụ khoa khác.
Vì thế, nếu “cô bé” thường xuyên chảy máu không rõ nguyên nhân, chị em phụ nữ nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và tìm được biện pháp chữa trị phù hợp nhất.
Rối loạn tiêu hóa
Video đang HOT
Mặc dù rối loạn tiêu hóa không phải là triệu chứng phổ biến của ung thư âm đạo nhưng trong nhiều trường hợp đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh đang bắt đầu lây lan.
Khi các tế bào ung thư phát triển, phụ nữ có thể bị táo bón mãn tính, phân đen có mùi khó chịu và có cảm giác như ruột chưa được thông hoàn toàn sau khi “giải quyết nỗi buồn”.
Thói quen đi tiểu thay đổi
Có thể bạn sẽ đi tiểu liên tục, hoặc đi ít hơn những ngày khác, kèm theo đó là nước tiểu có lẫn máu cùng với tình trạng đau buốt khi “xả lũ”. Lúc này, bạn cần đi khám ngay.
Mặc dù bằng mắt thường rất khó phát hiện nước tiểu có lẫn máu nhưng chị em cần lưu ý khi thấy nước tiểu có màu hồng hồng hoặc xuất hiện vệt máu ở đáy quần lót.
Đau vùng xương chậu
Thường xuyên cảm thấy đau vùng xương chậu dù không hoạt động mạnh hay bị chấn thương, rất có thể đây là dấu hiệu của ung thư âm đạo. Khi có triệu chứng đau âm ỉ hoặc thỉnh thoảng đau quặn lên dữ dội chứng tỏ ung thư âm đạo đã phát triển nặng hơn và lây lan sang các mô khác.
Nếu có những dấu hiệu của ung thư âm đạo nói trên, các chị em phụ nữ tốt nhất nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Ngoài ra, để phòng ngừa, các nàng nên tiêm vắc xin ngừa ung thư âm đạo trước 26 tuổi để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.
Phòng chống ung thư âm hộ
- Thực hành tình dục an toàn có thể làm giảm nguy cơ ung thư âm hộ. Bạn nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để bảo vệ chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Tiêm vắc xin có sẵn để bảo vệ chống lại các hình thức nhất định của nhiễm ung thư cổ tử cung. Thuốc chủng này được chấp thuận để ngăn ngừa bệnh ung thư cổ tử cung và ung thư trước đó. Nó có thể giúp ngăn ngừa bệnh ung thư khác liên quan đến cổ tử cung chẳng hạn như ung thư âm hộ. Bạn nên tiêm thuốc chủng này khi còn là thanh thiếu niên đến 26 tuổi(trước khi bắt đầu sinh hoạt tình dục)
- Kiểm tra khung xương chậu có thể giúp chẩn đoán âm hộ và ung thư khác.
Theo www.phunutoday.vn
Huyết trắng bệnh lý: Chuyên gia tiết lộ dấu hiệu nhận biết theo từng nguyên nhân
Để đảm bảo sức khỏe, các chị em nên biết những dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh huyết trắng sau đây.
Huyết trắng là chất dịch lỏng hoặc hơi sệt chảy ra từ âm đạo có vai trò giữ ẩm, tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn có lợi sinh sống và hạn chế sự phát triển của những tác nhân gây hại. Ngoài ra, huyết trắng còn được xem làm "tấm gương" phản chiếu sức khỏe của chị em vô cùng chính xác.
Trong điều kiện bình thường, huyết tương thấm qua các mao mạch nhỏ li ti, qua tổ chức hạch ở thành âm đạo cùng với các chất nhầy do các tuyến ở môi lớn, môi bé, tiền đình, ở tử cung, niệu đạo, bàng quang,... tiết ra, trộn lẫn với tế bào biểu mô ở tử cung và âm đạo bong ra; cùng với một ít bạch huyết, tế bào tự do, tạo thành một chất nhầy màu trắng sữa giống như lòng trắng trứng gà, thường dai, có mùi hơi tanh,... gọi là huyết trắng sinh lý.
Theo các chuyên gia, thông qua huyết trắng, chị em có thể sớm phát hiện một số căn bệnh phụ khoa để kịp thời thăm khám và điều trị. Tuy nhiên, có rất nhiều chị em phát hiện bệnh rất muộn vì không nhận biết được đâu là biểu hiện của huyết trắng bệnh lý.
Dấu hiệu nhận biết huyết trắng bệnh lý cần phải ghi nhớ
Các bác sĩ phụ khoa cho biết, thông thường có hai loại: huyết trắng sinh lý và huyết trắng bệnh lý. Trong đó, huyết trắng sinh lý là chất nhầy màu trắng như lòng trắng trứng gà, có mùi hơi tanh. Đặc biệt vào thời kỳ rụng trứng và mang thai, lượng huyết trắng sẽ tiết nhiều hơn nhưng không phải là dấu hiệu của bệnh.
Tuy nhiên, nếu huyết trắng không chỉ ra nhiều mà còn có những thay đổi màu sắc bất thường, có mùi hôi khó chịu... bạn cần chú ý vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý.
Trao đổi với Phụ nữ sức khỏe, bác sĩ Bùi Thị Phương Loan - Khoa Phụ sản Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết, những biểu hiện của huyết trắng bệnh lý phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Thông thường có 5 nguyên nhân gây ra huyết trắng bệnh lý và ở mỗi trường hợp sẽ xuất hiện những dấu hiệu khác nhau.
Bác sĩ Loan chia sẻ, phụ nữ cần chú ý những thay đổi bất thường sau đây của huyết trắng từ đó sẽ giúp sớm phát hiện và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Nhiễm khuẩn âm đạo: Thông thường huyết trắng sẽ có màu xám đậm hoặc nhạt, kèm với mùi hôi, tanh vô cùng khó chịu.
Do Trichomonas: Huyết trắng thường có màu vàng xanh, mùi hôi nồng và kèm theo các triệu chứng khó chịu, đau rát khi "yêu", đi tiểu, hoặc ngứa.
Vi khuẩn lậu: Trong trường hợp này, có khoảng gần nửa phụ nữ không biểu hiện triệu chứng rõ rệt. Song vẫn có một số ít người bệnh xuất hiện cảm giác nóng rát âm đạo, sưng đỏ, đi tiểu nhiều lần.
Do Chlamydia: Thường không gây triệu chứng, hoặc có thể có biểu hiện nhiễm trùng đường tiết niệu kèm theo.
Nhiễm nấm âm đạo: Huyết trắng có màu trắng, dạng vón cục như váng sữa, thường không có mùi hoặc có mùi chua. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có cảm giác ngứa nhiều, rát âm đạo, gây đau đớn khi làm "chuyện ấy" hay đi tiểu.
Bác sĩ Loan cũng khuyến cáo, trong những nguyên nhân trên, nhiễm Trichomonas, lậu và Chlamydia là những bệnh lây qua đường tình dục rất nguy hiểm. Nếu không sớm điều trị, phụ nữ sẽ bị viêm nhiễm vùng châụ thậm chí có thể gây vô sinh, hiếm muộn về sau.
Làm thế nào để phòng tránh huyết trắng bệnh lý?
Huyết trắng bệnh lý là thường gặp, chị em nào cũng có nguy cơ mắc phải. Tuy nhiên, nếu bản thân mỗi người tự ý thức thực hiện các biện pháp phòng ngừa khi có thể ngăn ngừa được hiện tượng này một cách dễ dàng. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích mà chị em cần lưu ý:
Vệ sinh "cô bé" sạch sẽ và đúng cách hàng ngày, tuyệt đối không được lạm dụng các dung dịch vệ sinh phụ nữ khi không cần thiết.
Giữ vùng kín sạch sẽ trong thời kì kinh nguyệt và trước - sau khi quan hệ.
Tránh thụt rửa âm đạo một cách tùy tiện bởi âm đạo có cơ chế tự làm sạch.
Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy.
Mặc đồ lót sạch, có chất liệu thấm hút tốt và năng thay chúng 2-3 lần mỗi ngày.
Có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh,...
Theo www.phunutoday.vn
Dịch âm đạo tiết ra bất thường có thể là một dấu hiệu của nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm Đừng chủ quan nếu thấy dịch âm đạo tiết ra hàng ngày có những sự thay đổi bất thường sau, vì rất có thể bạn đang phải đối mặt với các căn bệnh phụ khoa khác nhau. Dịch âm đạo có mùi hôi và nhiều bọt Nếu thấy dịch âm đạo tiết ra có nhiều bọt nhỏ li ti, đi kèm với cảm...