4 dấu hiệu cảnh báo bàng quang hoạt động quá mức, cần đi khám ngay!
Bàng quang hoạt động quá mức có thể gây không ít bất tiện cho người bệnh. Một trong những triệu chứng đặc trưng của bệnh là tiểu không tự chủ.
Món cay, món có tính a xít cao hay rượu có thể khiến các triệu chứng của bàng quang đang hoạt động quá mức thêm nặng – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Bàng quang hoạt động quá mức là căn bệnh phổ biến hơn nhiều người vẫn nghĩ. Các thống kê ở Canada cho thấy 21% phụ nữ và 15% đàn ông nước này từng xuất hiện các triệu chứng của bàng quang hoạt động quá mức, theo Reader’s Digest.
Dưới đây là những dấu hiệu và triệu chứng thường thấy của bệnh:
1. Bất ngờ mắc tiểu
Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bàng quang hoạt động quá mức là cảm giác mắc tiểu đến một cách đột ngột và không thể nín được.
Rất nhiều bất thường sức khỏe sẽ xuất hiện khi chúng ta già đi. Một trong số đó là tình trạng bàng quang có thể bị co thắt đột ngột vào một thời điểm nào đó trong ngày, gây mắc tiểu và buộc phải đi tiểu, theo Reader’s Digest.
Video đang HOT
Với phụ nữ, việc mang thai, sinh con và nồng độ hoóc môn nữ estrogen sụt giảm khi mãn kinh có thể góp phần gây chứng bàng quang hoạt động quá mức.
2. Đi tiểu thường xuyên
Không những mắc tiểu đột ngột mà bàng quang hoạt động quá mức còn khiến người bệnh phải đi tiểu liên tục. Số lần đi tiểu được xem là bất thường nếu vượt quá 8 lần/ngày hoặc từ 2 lần/đêm trở lên, theo Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ.
Bàng quang đang hoạt động quá mức sẽ gây cảm giác mắc tiểu đột ngột – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
3. Tiểu chỉ một ít
Mặc dù mắc tiểu đột ngột nhưng người bệnh chỉ đi được một ít nước tiểu. Thông thường, cảm giác mắc tiểu xuất hiện khi bàng quang đã đầy nước tiểu. Với người mắc bàng quang đang hoạt động quá mức, cảm giác mắc tiểu là do các cơ bàng quang co thắt một cách không tự chủ.
Một điều người bệnh cũng cần lưu ý là triệu chứng này rất giống với nhiễm trùng đường tiết niệu. Cách duy nhất để phân biệt giữa bàng quang đang hoạt động quá mức và nhiễm trùng đường tiết niệu là xét nghiệm nước tiểu, bác sĩ tiết niệu Aisha Taylor tại Bệnh viện Magee-Womens (Mỹ) giải thích, theo Reader’s Digest.
4. Triệu chứng nặng hơn sau khi dùng một số món
Món cay, món có tính a xít cao, đường, rượu hay các món giàu caffeine như cà phê đều có thể gây kích thích bàng quang.
Với những người mắc bàng quang đang hoạt động quá mức, những món này có thể khiến cảm giác mắc tiểu đột ngột, tiểu liên tục trở nên nặng hơn, theo Reader’s Digest.
Covid-19 có thể gây đái tháo đường đột ngột
Covid-19 đã liên tục khiến các bác sĩ ngạc nhiên bởi số lượng lớn các cơ quan mà nó có thể ảnh hưởng. Theo một nghiên cứu, virus này thậm chí có thể tấn công tế bào ở tuyến tụy, gây đái tháo đường.
Từng được coi là căn bệnh chủ yếu ở đường hô hấp, nhưng Covid-19 đã liên tục khiến các bác sĩ ngạc nhiên bởi số lượng lớn các hệ thống cơ thể mà nó có thể ảnh hưởng.
Trong số ra ngày 2/9 của tạp chí Nature Metabolism, các nhà khoa học đã báo cáo về trường hợp một nam thanh niên 19 tuổi người Đức bị nhiễm virus SARS-CoV-2 sau khi đi nghỉ cùng gia đình. Bệnh nhân không có các triệu chứng truyền thống của Covid-19, cho đến khi phải nhập viện trong tình trạng sụt cân gần 12kg chỉ trong vài tuần, đi tiểu thường xuyên và đau ở bên trái.
Các bác sĩ nhận thấy mức đường huyết của bệnh nhân cao gấp ba lần mức bình thường. Họ nghi ngờ bệnh nhân bị đái tháo đường loại 1 (thường được chẩn đoán khi còn nhỏ), nhưng bệnh nhân có xét nghiệm âm tính với các biến thể di truyền và kháng thể thường liên quan đến đái tháo đường loại 1.
Cả đái tháo đường và Covid-19 đều có thể khiến hệ miễn dịch phản ứng thái quá
Đái tháo đường diễn ra khi tuyến tụy ngừng sản xuất đủ insulin, một enzym đưa đường từ máu vào các tế bào để sử dụng làm năng lượng. Lượng đường trong máu quá cao có thể gây hư hại thành mạch máu, dẫn đến bệnh tim, đột quỵ, mù và cắt cụt chi.
Trong trường hợp của bệnh nhân 19 tuổi người Đức, các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết virus SARS-CoV-2 khiến hệ miễn dịch tấn công các tế bào beta ở tuyến tụy, nơi xử lý insulin. Những tế bào này chứa nhiều chất dẫn truyền thần kinh được gọi là thụ thể ACE2. Thật trùng hợp, những thụ thể này là nơi bề mặt có gai của virus corona bám vào tế bào. Đái tháo đường loại 1 cũng được cho là một rối loạn tự miễn, trong đó cơ thể tấn công các tế bào beta khỏe mạnh và ức chế chúng.
Các nhà nghiên cứu đã báo cáo một số trường hợp Covid-19 khác gây ra đái tháo đường. Có sự gia tăng đái tháo đường tự miễn trong đại dịch Covid-19 và giả thuyết của các nhà nghiên cứu là một lời giải thích hợp lý.
Nhưng không phải tất cả các chuyên gia đều bị thuyết phục - một số người đặt câu hỏi liệu đái tháo đường này là loại 1, loại 2 (có thể đẩy lùi nhờ chế độ ăn uống và tập thể dục) hay một loại khác được gọi là đái tháo đường khởi phát đột ngột. Một số trường hợp đái tháo đường liên quan đến virus SARS-CoV-2 đã khỏi theo thời gian; đái tháo đường loại 1 thường không thể hồi phục.
Các triệu chứng đái tháo đường cần theo dõi
Theo Hội Đái tháo đường Mỹ, các triệu chứng của đái tháo đường bao gồm mệt mỏi cực độ, khát nước hoặc đói quá mức, tăng cân hoặc giảm cân và mờ mắt. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào trong số này dù có chẩn đoán Covid-19 hay không.
Đối với bản thân bạn, hãy làm mọi cách để ngăn chặn sự lây nhiễm và lây lan Covid-19 ngay từ đầu: Đeo khẩu trang, đi xét nghiệm nếu nghĩ mình bị nhiễm virus, tránh đám đông (và quán bar và tiệc tùng trong nhà), thực hành giãn cách xã hội, rửa tay thường xuyên, khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào.
Triệu chứng đau ruột thừa, nguyên nhân và cách chữa trị Triệu chứng đau ruột thừa là cảnh báo ruột thừa đang gặp phải một vài vấn đề, thông thường dễ gặp nhất là tình trạng viêm ruột thừa. Nếu không kịp thời nhận chữa trị, điều trị thì có thể nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. 1. Tình trạng đau ruột thừa là gì? Ở trong cơ thể, ruột thừa là một...