4 dấu hiệu bất thường trên gương mặt chứng tỏ bạn đang bị thiếu chất
Ngoài dấu hiệu trên cơ thể như tụt cân, chóng mặt, sưng phù tay chân thì biểu hiện bị thiếu chất cũng có thể quan sát được trên gương mặt.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng những biểu hiện bất thường trên gương mặt bạn có thể là dấu hiệu phản ánh tình hình sức khỏe hiện tại của bạn ngoài những dấu hiệu khác trên cơ thể. Dưới đây là những dấu hiệu bị thiếu chất có thể quan sát trên gương mặt mà bạn cần lưu ý:
1. Chảy máu nướu (chân) răng
Chảy máu nướu răng là gì?
Chảy máu nướu (chân) răng là hiện tượng xảy ra khi các mô mềm ở xung quanh răng bao gồm lợi, các dây chằng hay xương ổ răng bị tổn thương khiến các mạch máu ở khu vực này bị vỡ ra gây xuất huyết.
Nguyên nhân gây chảy máu nướu có thể bao gồm các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu, vôi răng nhiều,… Trong đó có nguyên nhân do cơ thể bị thiếu chất, cụ thể là vitamin C.
Khi cơ thể bị thiếu vitamin C thì tình trạng chảy máu nướu sẽ xảy ra. Bạn có thể quan sát được điều này khi đánh răng hoặc khi tác động mạnh (thấy vị tanh của máu trong miệng). Ngoài chảy máu nướu răng thì người thiếu vitamin C có các biểu hiện khác cụ thể:
- Người uể oải, mất tập trung
- Đau nhức cơ bắp
- Tóc dễ gãy rụng
- Vết thương dễ bầm tím, khó lành
- Buồn ngủ vào ban ngày
- Da khô, xỉn màu
- Móng tay mỏng, yếu
- Chảy máu cam liên tục
- Dễ bị ốm.
Bổ sung vitamin C bằng cách nào?
Bạn có thể bổ sung vitamin C bằng đường ăn hoặc đường uống. Nếu bổ sung theo đường uống bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ tránh quá liều gây hại cho sức khoẻ. Nếu bổ sung bằng thực phẩm bạn có thể thêm các loại quả giàu vitamin C như cam, họ quýt, dâu tây, quả kiwi,… cho chế độ ăn hàng ngày.
Video đang HOT
Chảy máu nướu răng do cơ thể thiếu vitamin C (Ảnh: Internet)
Nếu như bỗng nhiên thấy da mặt của bạn trở nên xanh xao và nhợt nhạt hơn bình thường thì đây có thể là cảnh báo cơ thể bạn đang bị thiếu chất, cụ thể là vitamin B12.
Một số dấu hiệu nhận biết khi thiếu vitamin B12:
- Cơ thể mệt mỏi
- Suy giảm trí nhớ, suy giảm thị lực
- Khó thở khi gắng sức
- Tê bì chân tay do tế bào thần kinh bị suy nhược
- Sưng, viêm lưỡi
- Táo bón, đầy hơi.
Bổ sung vitamin B12 bằng cách nào?
Các loại thực phẩm như cá, phô mai và sữa tươi rất giàu vitamin B12 bạn có thể tham khảo bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày. Nếu muốn bổ sung theo đường uống, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Da mặt xanh xao chứng tỏ cơ thể bị thiếu chất (Ảnh: Internet)
3. Mắt sưng húp
Mắt sưng húp cũng có thể là dấu hiệu cơ thể bị thiếu chất. Nếu như bạn không thức khuya hay ngủ không bị thiếu giấc mà mắt vẫn bị sưng thì hãy chú ý xem có phải bạn đang bị thiếu i-ốt hay không.
Một số dấu hiệu thiếu i-ốt khác:
- Cân nặng bị tăng bất thường
- Móng tay thường xuyên bị gãy
- Rụng tóc kéo dài, da bị khô ngứa
- Cổ sưng
- Mệt mỏi, trầm cảm
- Nhạy cảm với nhiệt độ lạnh.
Bổ sung i-ốt cho cơ thể như thế nào?
Bạn có thể bổ sung i-ốt cho cơ thể thông qua các thực phẩm như cá, việt quất hay sữa chua, rau cải xoong, rau chân vịt,… Tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều i-ốt vì nếu thừa i-ốt có thể khiến chức năng tuyến giáp bị biến đổi và gây áp lực cho tuyến giáp.
Mắt sưng đỏ do bị thiếu I-ốt (Ảnh: Internet)
4. Môi thâm tái
Môi thâm, tím tái có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như tim gặp trục trặc không thể đưa máu đi khắp cơ thể. Hoặc các bệnh lý về gan, thận, túi mật, suy tim mãn tính. Ngoài ra thì môi thâm tím có thể là nguyên nhân do hút thuốc, thiếu nước,… Trong đó có nguyên nhân là do thiếu sắt.
Dấu hiệu cơ thể đang thiếu sắt:
- Thèm ăn không rõ nguyên nhân
- Móng tay giòn
Môi thâm tái, thiếu sức sống gây mất thẩm mỹ (Ảnh: Internet)
- Da nhợt nhạt, tóc khô, da khô
- Có cảm giác bị đánh trống ngực
- Mệt mỏi, lo lắng, bị hội chứng tay chân không yên, dễ bị nhiễm trùng, sưng viêm miệng.
Bạn cần bổ sung sắt cho cơ thể bằng các thực phẩm giàu sắt như cá, rau bina hay các loại đậu,…
Mẹ bầu bị đau ở 3 vị trí này là dấu hiệu em bé trong bụng sắp thiếu canxi
Hầu hết các mẹ bầu sẽ trải qua những khó chịu về thể chất khác nhau khi mang thai, có những phản ứng thai kỳ là bình thường nhưng một số cần phải được lưu ý nghiêm túc vì có thể đe dọa sức khỏe của em bé trong bụng.
Trường hợp cụ thể nhất, nếu mẹ bầu nhận thấy bị đau ở 3 bộ phận này thì rất có thể là dấu hiệu chính người mẹ đang bị thiếu canxi và đương nhiên khi mẹ bị thiếu canxi cũng sẽ không đủ nguồn canxi để cung cấp nuôi dưỡng em bé.
Chính vì vậy nếu nhận thấy 3 bộ phân này có vấn đề, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được bổ sung nguồn canxi hợp lý:
Chuột rút đột ngột khi mẹ bầu ngủ vào ban đêm
Nhiều bà mẹ đến giai đoạn thứ 2, 3 thai kỳ hay phàn nàn về hiện tượng chuột rút đột ngột bắp chân khiến họ thức giấc lúc nửa đêm. Hiện tượng này khiến bà bầu khó chịu và thậm chí gây đau đớn đến cả ngày hôm sau. Nếu các mẹ thường xuyên bị chuột rút ở chân, hãy cẩn thận vì rất có thể bạn và bé đang thiếu canxi.
Các ion canxi đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh sự co bóp của cơ bắp, nếu cơ thể không đủ canxi sẽ gây ra hiện tượng chuột rút và càng thiếu nhiều thì hiện tượng này càng xảy ra thường xuyên hơn.
Tất nhiên, ngoài việc thiếu canxi thì khi trời lạnh đột ngột, mệt mỏi về thể chất, đổ mồ hôi quá nhiều... cũng có thể gây ra hiện tượng chuột rút. Vì vậy tốt hơn hết mẹ nên đến bệnh viện để kiểm tra và tìm nguyên nhân gây chuột rút chính xác và tìm cách giải quyết vấn đề này.
Mẹ bầu bị đau răng, ra máu chân răng khi ăn
Thành phần chính của răng là canxi. Khi mẹ bầu thiếu canxi thì răng sẽ gửi tín hiệu báo vấn đề. Nếu mẹ cảm thấy răng bị đau, khó ăn uống và bị ra máu chân răng... thì đó có thể là dấu hiệu thiếu canxi.
Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng khi phụ nữ mang thai sẽ bị ảnh hưởng bởi nồng độ estrogen và progesterone khiến tình trạng viêm nướu nặng nề hơn.
Xương chậu, chân bị đau ở 3 tháng cuối thai kỳ
Khi nuôi dưỡng thai nhi trong bụng, em bé sẽ lấy nguồn canxi từ chính cơ thể người mẹ nên nếu mẹ không đủ canxi sẽ gây ra hiện tượng loãng xương khiến chị em thường nhận thấy hiện tượng đau thắt lưng, đau chân và đau vùng chậu. Vì vậy, việc bổ sung canxi theo chỉ định của bác sĩ là vô cùng cần thiết.
Mẹ bầu nên bổ sung canxi bằng cách nào?
Các chuyên gia khuyến nghị phụ nữ mang thai nên bắt đầu bổ sung canxi từ giai đoạn giữa thai kỳ. Mẹ bầu cần tiêu thụ 1.000 mg canxi mỗi ngày. Ngoài việc bổ sung canxi theo chỉ định của bác sĩ, mẹ bầu cần chú ý ăn thêm những thực phẩm giàu canxi trong chế độ ăn uống hàng ngày như sữa, các chế phẩm từ sữa, đậu phụ, rau lá xanh...
Ngoài ra, những thực phẩm giàu vitamin D cũng sẽ có thể thúc đẩy sự hấp thụ canxi như dầu gan cá, cá hồi, trứng...
Chuyên gia dinh dưỡng giải oan cho các nhóm thực phẩm, bác bỏ chế độ ăn "độc tài" Khi nghĩ đến sức khỏe, ai cũng nghĩ đến thức ăn đầu tiên. Cũng phải thôi, ngày nào chúng ta cũng phải ăn, mà đâu chỉ một bữa! Cùng với sự trỗi dậy của rất nhiều xu hướng ăn kiêng thì cũng nhiều loại thức ăn bị coi là "xấu", là "có hại". Nhưng gọi như vậy có đúng không? Nhiều bác sĩ...