4 dạng hư hỏng mâm xe ôtô và cách xử lý
Mâm xe ôtô không được bảo dưỡng tốt sẽ khiến tài xế gặp rắc rối trong quá trình vận hành.
Chăm sóc mâm xe ôtô đúng cách là một phần thiết yếu của chế độ bảo dưỡng. Ảnh: TK
Mâm xe ôtô bị móp khi vận hành
Móp mâm xe là loại hư hỏng đầu tiên mà tài xế cần chú ý. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc móp mâm xe, ví dụ như xe đi nhanh qua ổ gà, va chạm mạnh từ bên hông… điều này dẫn đến bánh xe bị lệch.
Dấu hiệu nhận biết mâm xe bị móp là xe xử lý kém, hiệu suất nhiên liệu giảm, tay lái bị rung ở tốc độ cao, xuất hiện tiếng động khi tăng tốc. Mâm xe bị móp cũng có thể gây xịt lốp, thậm chí nổ lốp.
Mâm xe ôtô bị xước
Video đang HOT
Mâm xe ôtô thường bị xước nếu tài xế đỗ xe quá sát vỉa hè bê tông hoặc các vật cứng khác gặp phải trên đường. Mỗi mâm xe sẽ có một lớp phủ để bảo vệ, nhưng nếu lớp phủ này bị bào mòn sẽ khiến mâm xe dễ bị xước, thậm chí gỉ sét.
Để khắc phục đối với mâm xe hợp kim, bạn chỉ cần sử dụng giấy nhám để loại bỏ những vết xước, sau đó dùng bột trám để làm bằng phẳng bề mặt. Nếu vết xước quá sâu hãy thay mâm xe để đảm bảo an toàn cấu trúc.
Mâm xe ôtô bị nứt
Mâm xe bị nứt có thể xảy ra sau khi va chạm với ổ gà, gờ giảm tốc, lề đường hoặc va chạm phương tiện khác. Nếu một trong số 4 mâm xe bị nứt sẽ gây ra nhiều hiện tượng bất ổn khi di chuyển ở tốc độ cao. Mâm xe bị nứt cũng ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng vận hành và quãng đường đi được của ôtô.
Khi mâm xe ôtô bị nứt, nó cần được thay thế. Vì vậy, người sử dụng hãy mang tới chuyên gia đánh giá chính xác hơn để sửa chữa thay thế.
Mâm xe ôtô bị ăn mòn
Mâm xe ôtô bị ăn mòn không chỉ ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ mà còn gây nguy hiểm khi sử dụng xe. Nguyên nhân có thể do hóa chất trên đường, hóa chất tẩy rửa, chất làm kín lốp và các yếu tố khác. Nó sẽ khiến mâm xe nhanh chóng xuống cấp, khiến việc duy trì áp suất lốp trở nên khó khăn hơn.
Tài xế có thể khắc phục sự ăn mòn nhỏ bằng cách sử dụng bàn chải thép và dung dịch làm sạch mâm xe. Nếu vết ăn mòn quá lớn nên thay thế mâm xe mới.
Cách vệ sinh đèn pha ô tô sạch ngay tại nhà trong mùa dịch
Vệ sinh đèn pha ô tô luôn là một bước bảo dưỡng quan trọng. Ấy vậy mà, làm sao để đèn pha có thể luôn sạch sẽ như mới luôn là nỗi lo lắng của nhiều người.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng ố vàng của đèn ô tô
Sau một thời gian sử dụng sẽ dễ dàng nhận thấy đèn pha bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp và ố vàng. Tuy nhiên, không nhiều người dùng có thể biết được nguyên nhân thật sự dẫn đến tình trạng này. Đó là vì ô tô không được chăm sóc đúng cách, nhựa đèn pha sẽ chuyển sang màu vàng, mờ đi và cản trở ánh sáng phát ra từ bóng đèn. Và nếu xe có đèn pha ngả sang màu vàng, có lẽ người sử dụng đã không làm sạch đèn đúng cách.
Sau một thời gian sử dụng sẽ dễ dàng nhận thấy đèn pha bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp và ố vàng
Trong đó, việc rửa xe thường xuyên không đảm bảo rằng đèn pha sẽ sáng rõ về lâu dài mà màu ố vàng chính là kết quả của việc tiếp xúc quá nhiều với tia UV, bụi bẩn, sự ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác mà xe gặp trên đường. Ngoài ra, việc đỗ xe ở nơi không có mái che, để xe và đèn tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp trong thời gian dài cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến đèn xe trở nên ố vàng và xuống cấp.
Cách khắc phục đèn xe ô tô bị ố vàng
Vệ sinh đèn pha bị vàng ố bằng dung dịch tẩy rửa kính
Đối với đèn pha xe ô tô nếu các vết bụi bẩn hay vết vàng ố do quá trình sử dụng lâu dài và độ ẩm do mưa gây ra lọt vào bên trong thì bạn nên tháo kính đèn pha ra và vệ sinh phía bên trong mặt kính bằng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng dành cho mặt kính ô tô sau đó lắp lại đèn xe như ban đầu. Sau đó dùng dung dịch tẩy rửa vệ sinh bề mặt ngoài của đèn xe một lần nữa và lau khô đèn xe bằng khăn mềm, lưu ý khi thực hiện bạn nên cẩn thận và chỉ thực hiện khi bạn có đủ hiểu biết về tháo lắp đèn xe ô tô.
Vệ sinh đèn pha bị vàng ố bằng dung dịch tẩy rửa kính
Vệ sinh đèn pha ô tô bằng kem đánh răng
Kem đánh răng không chỉ có tác dụng làm sạch răng, mà nó còn giúp tẩy rửa các lớp cặn bẩn bám lâu ngày trên mặt kính hay nhựa của đèn pha ô tô rất hiệu quả mà cách thực hiện lại cực kỳ đơn giản. Chỉ cần cho một lượng kem đánh răng vào khăn mềm hay miếng rữa chén mềm và đó chà trực tiếp lên bề mặt đèn xe, sau đó rữa sạch lại bằng nước bạn sẽ thấy các lớp ố vàng hay cặn bẩn sẽ được loại bỏ đáng kể. Tuy nhiên phương pháp này chỉ giúp làm sạch đèn pha trong thời gian ngắn nên phải thực hiện thường xuyên để đèn pha xe bạn có thể chiếu sáng hiệu quả hơn.
Mở điều hòa ô tô có mùi, phải làm sao? Xe ô tô mỗi khi bật điều hòa thấy có mùi lạ khó chịu còn không bật thì không thấy mùi. Xin hỏi cách khắc phục thế nào? Ảnh minh họa Hỏi: Xe ô tô của tôi dạo gần đây mỗi khi bật điều hòa thấy có mùi lạ khó chịu. Còn không bật thì không thấy mùi. Xin hỏi, xử lý ra...