4 đại kỵ khi bao sái ban thờ cúng Rằm tháng 7 không nên mắc để tránh gặp điều xui rủi
Trước khi thực hiện cúng Rằm tháng 7 âm lịch 2024, các gia đình cần thực hiện bao sái ban thờ. Tuy nhiên, trong khi bao sái ban thờ cúng Rằm tháng 7 nên biết đến 4 đại kỵ không nên mắc để tránh gặp điều xui rủi.
Từ xưa ngoài Rằm tháng Giêng cũng có câu “Cúng quanh năm không bằng cúng Rằm tháng 7″, bởi đây là một trong những lễ lớn.
Trong tháng 7 âm lịch, người Việt thường thực hiện cùng lúc các nghi thức nghi lễ khác là Lễ Vu Lan và Lễ Cúng chúng sinh. Từ đó, các gia chủ cũng có những chuẩn bị ban thờ tươm tất hơn để thực hiện việc thờ cúng chu toàn nhất.
Trước khi thực hiện lễ cúng Rằm tháng 7, chuyên gia phong thủy Phùng Gia khuyên các gia đình nên tiến hành bao sai ban thờ. Việc bao sái ban thờ chuẩn sẽ giúp cho không gian thờ tự thêm ấm cúng, tố hảo.
Trong quá trình bao sái ban thờ ngày Rằm tháng 7 âm lịch cần tránh 4 đại kỵ dưới đây:
1. Cẩn thận để không làm đổ vỡ đồ thờ cúng
Các công việc liên quan đến nghi lễ thờ cúng xưa nay đều đòi hỏi cần cẩn trọng, khéo léo từ người làm chủ lễ.
Việc làm đổ vỡ đồ thờ cúng hay những kỉ vật, vật phẩm bày ở trên bàn thờ… được quan niệm là đại kị cho dù đó là hành động vô ý cũng ngụ ý đem tới điều không may. Dù quan niệm này chưa có cơ sở nhưng khi thực hiện bao sái ban thờ Rằm tháng 7, gia chủ cũng nên chú ý tránh để xảy ra sự việc ngoài mong muốn vì “có thờ có kiêng”.
2. Không dùng rượu gừng, dung dịch tẩy rửa hóa học để bao sái ban thờ
Video đang HOT
Nhiều người cho rằng, dùng rượu gừng để bao sái ban thờ vừa có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn vừa mang lại mùi thơm dễ chịu. Điều này cũng giúp cho không gian thờ tự được thêm sạch, thơm.
Tuy nhiên, đây lại là một trong những loại nước không dùng để bao sái ban thờ. Bởi rượu gừng có tính nóng cực cao, còn các dung dịch tẩy rửa hóa học mạnh như nước lau kính, xà phòng pha loãng khi bao sái dễ làm hại bề mặt bàn thờ, nhất là bàn thờ gỗ.
Thay vì dùng rượu gừng hay các dung dịch tẩy rửa, bạn có thể lau dọn ban thờ với nước ngũ vị hương đã được đun sôi để nguội.
Ngoài ra, trên thị trường cũng có sẵn những loại nước thơm bao sái ban thờ. Với những ai không có thời gian chuẩn bị, có thể mua sẵn dùng cho thuận tiện. Nước thơm bao sái ban thờ đã có đủ các nguyên liệu như bồ kết, bồ đề tâm, ngọc am thiện, trầm hương dược… cùng nhiều loại thảo dược quý các vùng có linh khí hội tụ.
3. Không được làm xê dịch bát hương khi bao sái ban thờ cúng Rằm tháng 7 âm
Một trong những đại kỵ cần tránh khi bao sái ban thờ là không được làm xê dịch bát hương.
Bát hương là khu vực linh thiêng nhất trên ban thờ, là điểm giao thoa giữa âm dương và cũng là nơi các gia chủ gửi gắm tâm thành ý đẹp mong cầu với tổ tiên. Bát hương cần phải được an ổn tại vị trí ngay từ ban đầu. Việc xê dịch bát hương không đúng có thể ảnh hưởng tới phong thủy của không gian thờ.
4. Khi bao sái ban thờ cúng Rằm tháng 7 âm không được sai thứ tự bài vị
Trong quá trình lau bài vị trên ban thờ, các gia chủ cũng nên lưu ý tiến hành lau dọn theo thứ tự bài vị. Nếu bàn thờ có thờ Phật, cần phải lau bài vị của Thần Phật trước, sau đó mới đến bài vị của tổ tiên.
* Thông tin trong bài mang tính tham khảo!
Rằm tháng 7: 3 món đại kỵ đặt lên bàn thờ kẻo Tổ Tiên trách phạt, tài lộc 'kéo đuôi' ra khỏi cửa
Có những món được cho là đại kỵ khi đặt trên bàn thờ, đặc biệt là trong rằm tháng 7, tháng của ma quỷ.
Ông bà ta có câu "có thờ có thiêng, có kiêng có lành". Vì thế, những lời xưa ông bà dặn thường rất hiệu nghiệm mà con cháu đời sau không nên cãi lại. Đặc biệt là trong việc thờ cúng.
Trong tháng 7, tháng thường được cho là "đen" nhất trong năm, tháng xấu. Việc thờ cúng trong tháng này cũng vô cùng quan trọng. Trong tháng 7 có những món được ông bà khuyên rằng không nên đặt lên bàn thờ kẻo Tổ Tiên trách phạt:
Thịt chó
Thịt chó theo dân gian cũng là món ăn mà nhiều người kiêng kỵ trong dịp đầu năm, đầu tháng và tuyệt đối không dùng cho thờ cúng.
Người xưa cho rằng, thịt chó là biểu tượng của sự đen đủi xui xẻo nên không ai đi thờ cúng thịt chó. Nhất là những người kinh doanh, họ còn kiêng kỵ thịt chó vào những ngày đầu tháng âm để tránh đen đủi, thua lỗ cho cả tháng.
Thịt vịt
Thịt vịt là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên theo quan niệm dân gian, thịt vịt không dành cho thờ cúng bởi nó dễ mang tới vận xui cho gia chủ.
Vào Rằm tháng 7, khi thờ cúng tuyệt đối không dâng vịt lên bàn thờ kẻo mọi sự đen đủi xui xẻo tự dưng ùn ùn kéo tới nhà, khiến gia đình bạn dễ nảy sinh cãi vã.
Ở một số nơi còn cho rằng, thịt vịt còn là biểu hiện của sự tan đàn, vì thế nên họ tránh ăn thịt vịt trong những ngày này để giữ hòa khi gia đình và cũng tránh luôn cúng các món ăn từ thịt vịt.
Mực
Từ xưa dân gian thường có câu đen như mực. Dù đây là loại hải sản nhiều người mê mẩn nhưng nó lại là một trong những món kiêng kỵ không đặt lên bàn thờ để cúng ông bà tổ tiên, thần tài.
Dân gian cho rằng, thờ cúng món mực sẽ dẫn tới những vận xui khiến cho gia chủ làm gì cũng không thuận lợi, tiền bạc trong nhà dễ sinh thất thoát, vợ chồng con cái không còn yêu thương nhau.
Chưa kể, mực có vị tanh khá mạnh, dâng lên bàn thời sẽ sợ ảnh hưởng đến không gian thanh tịnh, linh thiêng của nơi thờ cúng.
Hãy nhớ như in những điều này, để mâm cúng rằm tháng 7 trong năm nay của bạn không bị bề trên quở trách, ngược lại còn được ông bà âm thầm tương trợ giúp gia chủ thêm phước thêm phần nhé!
Chuyên gia phong thủy bày cách sắm đồ lễ cúng Rằm tháng 7 để mang lại nhiều may mắn Để chuẩn bị đồ lễ cúng Rằm tháng 7 cho thần linh và gia tiên, cúng chúng sinh chuẩn, dưới đây chuyên gia phong thủy đã chia sẻ. Đồ lễ cúng thần linh và gia tiên Rằm tháng 7 Để chuẩn bị đồ lễ cúng thần linh và gia tiên vào Rằm tháng 7, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết,...