4 đại gia Việt có quá khứ cơ cực: Người phải đi ở đợ, người ăn cơm độn sắn
Ít ai biết rằng, để đạt được những thành công, những đại gia này đã trải qua một tuổi thơ vô cùng cực khổ.
Nữ đại gia Tư Hường phải đi ở đợ cho người ta
Bà Trần Thị Hường (SN 1936, Bình Định) là người sáng lập Công ty Hoàn Cầu và Ngân hàng Nam Á. Bà tham gia thương trường từ sớm và gặt hái được nhiều thành công.
Nữ đại gia là con thứ tư trong gia đình nghèo đông anh em. Từ nhỏ, bà đã làm đủ nghề từ buôn dầu dừa, đậu phộng, nhuộm đồ đến máy may, mối rượu, buôn vải… kiếm tiền lo cho gia đình. “Tôi phải đi ở, rồi học may, học nhuộm quần áo, đi bán hàng, sau đó thích làm bất động sản. Tôi đi lên là nhờ buôn bán bất động sản”, bà Hường cho biết.
Sau khi kết hôn, bà sinh 10 người con, trong đó có 3 con trai. Trước ngày thống nhất đất nước, bà tích lũy được một số vốn, cơ sở để khởi nghiệp kinh doanh sau này.
Nữ đại gia Tư Hường.
Từ đầu những năm 90, bà Hường nổi tiếng với hai phi vụ thu lời hàng chục triệu USD. Đó là phi vụ bà đầu tư xây nhà máy bia ở Khánh Hòa. Bà góp 45% vốn, phần còn lại là chính quyền địa phương góp bằng đất đai. Vài năm sau, bà bán lại với giá 24 triệu USD, lãi 5 triệu USD từ thương vụ này.
Không lâu sau, bà xây dựng nhà máy Sài Gòn Cola ở quận Thủ Đức,Đức. sau đó chuyển nhượng lại với giá 15 triệu USD. Tùy theo vốn góp, mỗi người con bà Tư Hường lãi 1-2 triệu USD. Sau đó, bằng chiến lược trên, bà thu lời triệu đô bằng cách bán và xây dựng nhà máy nước tăng lực (khoảng 17 triệu USD).
Hiện tại, gia đình bà Hường tham gia chủ yếu vào 2 lĩnh vực bất động sản và ngân hàng. Tuổi cao, đã rút dần công việc quản lý, nhưng “uy lực” của bà Tư Hường trong gia đình vẫn rất cao. Bà kể trong công việc vẫn thường bàn bạc với chồng, nhưng khi bất đồng quan điểm bà sẽ ra quyết định. Trong đời sống thường nhật, bà được những người thân miêu tả là người nghiêm khắc, quy củ và có cá tính mạnh mẽ.
Ông Trầm Bê quanh năm chỉ có một bộ đồ dính da
Ông Trầm Bê (SN 1959, Trà Vinh) sinh ra trong một gia đình nghèo có 4 anh em. Những người lớn tuổi đang sống ở Trà Cú ngày nay đều biết chuyện ổng nuôi từng con gà, con heo… đợi lớn mang ra chợ bán, kiếm tiền nuôi ba má. Quanh năm chỉ có một bộ đồ dính da.
Hai người được đại gia Trầm Bê nhớ ơn, đó là bà Hai Phiến, cô ruột của anh Mười và cô giáo Giàu, người đã dạy ông Trầm Bê những con chữ đầu tiên.
Theo đó, mới 8 tuổi, cậu bé Trầm Bê ở đợ nhà bà Hai Phiến và giao chăn đàn vịt tàu. Tuổi thơ hiếu động, mải chơi mà cậu quên chăn vịt. Đến lúc sực nhớ, đàn vịt tàu hơn trăm con đã “tràn” sang một cánh đồng lúa chín gần đó, phá nát một khoảnh lớn. Nhìn đàn vịt mổ, rỉa lúa, cậu chỉ biết đứng khóc ròng, sợ hãi… Nghĩ là chủ ruộng sẽ mắng bà Hai Phiến và đánh đòn cậu, Trầm Bê đã bỏ trốn, không dám về nhà.
Những người lớn tuổi đang sống ở Trà Cú ngày nay đều biết chuyện ổng nuôi từng con gà, con heo… đợi lớn mang ra chợ bán, kiếm tiền nuôi ba má.
Video đang HOT
Ít ngày sau, bà Hai Phiến nhắn cho một người bạn của cậu: “Chuyện lỡ rồi, dì Hai đã đền bồi thiệt hại cho người ta. Trầm Bê đang ở đâu, cứ đi về, dì Hai không đánh đòn và la mắng gì đâu”. Và cậu bé Trầm Bê đã quay về, tiếp tục công việc chăn vịt của mình.
Người thứ hai có ấn tượng sâu đậm trong ký ức của đại gia Trầm Bê là cô giáo Giàu, người đã dạy cho cho cậu bé Trầm Bê thuở ở đợ,… những con chữ đầu tiên. Nhà nghèo nên Trầm Bê không thể đến trường, cô giáo Giàu thấy Trầm Bê hay đứng ngoài cửa lớp xem các bạn học nên đã động lòng, cho cậu vào lớp ngồi và dạy dỗ. Vừa đi làm vừa phải đi học nên cậu học thất thường.
Khi Trầm Bê lên Sài Gòn lập nghiệp không có tiền đi xe, hai má con của ông phải năn nỉ một chủ xe đò, cho quá giang. Lên đến Sài Gòn, cậu bé đến ở đợ tiếp cho một nhà giàu, năm đó ông khoảng chừng 13 tuổi. Lớn lên một chút, ông đi làm bốc vát ở một nhà máy bột mì, “bán” sức khỏe kiếm tiền nuôi mẹ.
Ông bắt đầu sự nghiệp của mình tại Công ty Chế biến Lâm sản Đông Anh từ năm 1991. Sau 10 năm làm trong ngành gỗ, năm 2001, ông Trầm Bê bắt đầu tiến quân vào ngành bất động sản bằng việc đầu tư vào Công ty CP Đầu tư xây dựng Bình Chánh với vai trò là thành viên Hội đồng Quản trị. Công ty này đã phất lên nhanh chóng do bất động sản thời điểm ấy nở rộ.
Vào kỳ khủng hoảng kinh tế (2009-2010), nhiều công ty bất động sản rơi vào bế tắc, phá sản, nhiều đại gia lâm cảnh khốn khó, nợ nần thì công ty của vị đại gia này vẫn tăng trưởng doanh thu 66% và lợi nhuận 36%.
Doanh nhân Dương Thị Bạch Diệp đi lên từ củ khoai củ sắn
Bà Dương Thị Bạch Diệp (SN 1948, Bình Định) là một trong số con em cán bộ miền Nam được chọn ra miền Bắc học tập. Sau này, bà lấy chồng và sinh con ở miền Bắc, trong cái đói khủng khiếp, nhà không có gạo, phải ăn củ sắn, khoai lang thay cơm.
Thời bao cấp, bà đã có nhiều năm tiếp cận nghề buôn bán kinh doanh trong khối doanh nghiệp Nhà nước. Năm 1971, bà tốt nghiệp trường Đại học Ngoại thương Hà Nội và về công tác tại Chi nhánh Thủ công Mỹ nghệ Hải Phòng. Đầu năm 1975, bà phải rời miền Bắc, rời gia đình để đi B với nhiệm vụ theo tàu biển chở vũ khí, súng đạn và một số nhu yếu phẩm chuẩn bị cho chiến trường miền Nam.
Doanh nhân Dương Thị Bạch Diệp đi lên từ củ khoai củ sắn.
Sau giải phóng, bà Bạch Diệp đoàn tụ với gia đình ở miền Nam nhưng phải đối diện với hàng loạt sóng gió trong cuộc đời kinh doanh, thuyên chuyển công tác nhiều lần. Đến đầu những năm 80, bà xin nghỉ chế độ chính sách. Lúc đó, tài sản của gia đình bà chỉ có vài vật dụng cũ cùng căn hộ chung cư ở quận 1, TP.HCM.
Năm 1984, bà bắt đầu dấn thân vào bất động sản, từ một căn chung cư tại số 72 Ký Con, phường 19 (nay là phường Nguyễn Thái Bình, quận 1). Bà mua chung cư cũ rồi cải tạo lại và bán với giá cao hơn.
Sau khi đã tích lũy được số vốn đủ lớn, bà Diệp không chỉ mua bán chung cư cũ mà bắt đầu lấn sang những sản phẩm lớn hơn như trung tâm thương mại, văn phòng làm việc… Bà Diệp từng là người đại diện theo pháp luật của 4 công ty, trong đó 2 doanh nghiệp đã dừng hoạt động, chỉ còn lại 2 đơn vị là: Công ty TNHH Bất động sản Diệp Bạch Dương và Công ty TNHH Nam Nam Phương.
Năm 2014, bà từng chia sẻ với báo chí giá trị tài sản của mình có thời điểm lên mức xấp xỉ 10.000 tỷ đồng, thông qua các bất động sản nắm giữ và tài sản cá nhân. Cái tên Dương Thị Bạch Diệp chỉ được dư luận biết đến rộng rãi khi bà chi gần 1.4 triệu USD để mua chiếc xe siêu sang Rolls Royce Phantom biển số 77L-7777 vào năm 2008.
Tháng 1/2019, Bộ Công an ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự tội “Vi phạm quy định về quản lý tài sản Nhà nước…”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty BĐS Diệp Bạch Dương. Nữ đại gia bị bắt tạm giam phục vụ quá trình điều tra.
Nữ đại gia Nguyễn Thị Liễu quần quật kiếm tiền từ năm 11 tuổi
Bà Nguyễn Thị Liễu sinh ra tại Thái Lan sau đó chuyển về Việt Nam sinh sống trong một xóm nghèo của huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Bà tự biết kiếm tiền từ năm 11 tuổi. Nửa buổi đi học, nửa buổi đi bán hàng, chắt chiu từng đồng gửi mẹ.
Năm 16 tuổi bà Liễu vào Sài Gòn học cắt may ở một xưởng may của chú. Năm sau bà trở về quê, mở cửa hàng cắt và dạy may. Khi 20 tuổi, bà đã là một thợ may lành nghề, có tiếng ở quê nhà. Tuy nhiên, niềm đam mê kinh doanh của bà “nổi lên” ban đầu là buôn bán các mặt hàng nhỏ lẻ như mỹ phẩm, gạo, bánh kẹo… rồi chuyển sang buôn đồ điện tử như tivi, tủ lạnh, nồi cơm điện từ Việt Nam sang Lào, Thái Lan và ngược lại.
Khi có khoản tiền kha khá, bà Liễu cùng một số bạn bè ở Lào, Thái Lan đầu tư kinh doanh bất động sản ở Hà Nội và TP.HCM. Nhờ sự nhanh nhạy, lăn lộn trên thương trường, bà kiếm được khối tài sản khổng lồ.
Bà Liễu tự biết kiếm tiền từ năm 11 tuổi. Nửa buổi đi học, nửa buổi đi bán hàng, chắt chiu từng đồng gửi mẹ.
Hiện nay, bà không hoạt động chính tại Việt Nam mà chủ yếu kinh doanh tại nước ngoài. Các hoạt động kinh doanh trong nước của bà thì chỉ tập trung vào lĩnh vực bất động sản.
Nhiều người biết đến cái tên Nguyễn Thị Liễu vào đầu năm 2012 với việc tổ chức đám cưới “khủng” tại Hà Tĩnh cho cậu con trai, người ta bàn tán râm ram về độ mức độ hoàng tráng của đám cưới này.
Tiếp đó, dư luận lại được phen ngỡ ngàng khi nữ đại gia Liễu quyết định đập căn nhà số 79 Nguyễn Du để xây lại. Căn biệt thự này có giá 137 tỷ đồng được bà Liễu mua cho vợ chồng con trai, nằm ngay mặt đường con phố vào hạng đẹp nhất Hà Nội.
Sau siêu đám cưới và sự kiện đập nhà, cái tên Nguyễn Thị Liễu nổi như cồn. Những hình ảnh bà Liễu liên tục xuất hiện bên xe sang, người nổi tiếng, bà lấy biệt danh Anna Nguyễn khiến nhiều người cho rằng bà muốn tấn công vào showbiz. Vì thế, nhiều người đã đặt cho bà những cái tên đặt biệt như như: đại gia phố núi, nữ đại gia chơi trội…
Gái nhà nghèo đeo bám tỷ phú đáng tuổi cha, 10 năm sau chồng chống gậy đưa đi tiêu tiền
Cưng chiều, trân quý Trần Khải Vận hết mực, nhiều lần người ta bắt gặp tỷ phú Lưu chống gậy, đưa vợ đi mua sắm.
Lọ lem hóa nữ hoàng - đó là cách người ta ví Trần Khải Vận (Kimbee) khi lọt vào mắt xanh của tỷ phú Lưu. Vốn chỉ là một phóng viên giải trí của tờ Apple Daily, Khải Vận không phải tiểu thư lá ngọc cành vàng mà chỉ xuất thân trong một gia đình bình thường.
Cô sinh ra trong một gia đình nghèo. Tốt nghiệp từ khóa dự bị của một lớp trung học nên trình độ học vấn của cô cũng chị xếp hạng "xoàng xoàng" nếu không nói là quá thấp. Tuy nhiên, khi kiếm sống bằng nghề báo, năng lực nghiệp vụ của cô được đánh giá là khá thâm sâu.
Với bộ óc nhạy bén cùng EQ hơn người, Trần Khải Vận có thể "bẻ" những ngôi sao lớn mà khác phóng viên khác không thể đụng đến, "san bằng" mọi động thái đối phó của các đại minh tinh mà các phóng viên khác không có khả năng. Từ những chuyện "động trời" trong showbiz hay những cuộc phỏng vấn độc quyền hiếm hoi đều do cô - nữ phóng viên sinh năm 1980 của tờ giải trí hàng đầu Hong Kong đảm nhận.
Từ cô nàng đeo bám tới bà hoàng bên cạnh tỷ phú
Năm 2001, trong một lần chuyện tình ái của tỷ phú Lưu Loan Hùng bị bại lộ, Trần Khải Vận đã nhanh chóng có mặt để phỏng vấn ông. Cũng nhờ cơ duyên đó, bằng lối nói chuyện sắc sảo, thẳng thắn của cô gái nhỏ bé này lọt vào mắt xanh của ông.
Lúc này, với địa vị là một người giàu có bậc nhất Hong Kong, là người đàn ông "hoa tâm" có hẳn một danh sách trải dài những người tình, Lưu Loan Hùng không khỏi bị khó chịu khi bị quấy rầy. Ông quát giận Kimbee vì cô tiếp cận mình quá gần nhưng đổi lại nữ phóng viên trẻ chỉ bình thản trả lời: "Ồ, chẳng lẽ ông lo lắng rằng tôi sẽ chụp được nốt ruồi to tướng của ông ư?".
Nhờ tỷ phú có ấn tượng mạnh nên Trần Khải Vận bắt đầu liên lạc với ông nhiều hơn. Cô thậm chí còn bày những trò như "nghĩ nhanh đoán gấp" để khiến ông vui rồi từng bước xây dựng cảm tình giữa đôi bên.
Có lẽ, quãng thời gian tiếp xúc nhiều người đẹp trước của Lưu Loan Hùng, chưa ai cho ông cảm giác này. Ông dần tín nhiệm cô hơn, để cô đảm nhận vị trí trợ lý bên cạnh và trở thành người bầu bạn bên ông thường xuyên.
11/2016, Trần Khải Vận trở thành vợ chính tức của tỷ phú Lưu Loan Hùng sau khi ông chia tay Lữ Lệ Quân - tiến sĩ hóa học của trường King"s College London, Vương quốc Anh. 3 ngày sau tin đó cặp đôi đã cùng nhau đi đăng ký kết hôn tại Hong Kong.
Chính thức làm vợ của tỷ phú Hồng Kông sau hàng chục năm chung sống, Trần Khải Vận nhận vô số lợi ích đáng kể, trước tiên là đứng tên trung tâm thương mại The One có giá trị ước tính 16 tỷ đô-la HK, sau đó là hậu lễ khác trị giá 17,7 tỷ đô-la HK.
Chồng "gần đất xa trời" vẫn chống gậy đưa đi mua sắm
Đầu năm 2017, với lý do sức khỏe không ổn định, tỷ phú Lưu đã chuyển toàn bộ cổ phẩn Tập đoàn Chinese Estates do mình nắm giữ cho vợ là Trần Khải Vận và con trai Lưu Trọng Học. Trần Khải Vận lúc ấy 37 tuổi, trở thành người phụ nữ giàu nhất Hong Kong và là một trong những người giàu nhất thế giới sau khi chồng chuyển nhượng tài sản với số tài sản cá nhân lên tới 57,1 tỷ USD HK.
Như vậy, Trần Khải Vận đã thay đổi được số phận của mình, cô đã không còn làm nhà báo nữa mà thay vào đó là vợ đại gia rồi tự trở thành đại gia. Nhưng điều quan trọng hơn cả với người phụ nữ này là tình cảm được ông Lưu trao cho.
Ông Lưu đã từng trả lời báo giới về việc lựa chọn Khải Vận làm vợ rằng: "Kimbie không hề tham lam. Cô ấy là người đơn giản. Kimbie đã chăm sóc rất tốt cho tôi và các con. Cô ấy có một trái tim nhân hậu".
Cưng chiều, trân quý Trần Khải Vận hết mực, nhiều lần người ta bắt gặp tỷ phú Lưu chống gậy, đưa vợ đi mua sắm. Có thông tin, gần chục năm sống với nhau, ông Lưu đã mua cho Khải Vận một bộ sưu tập 700 chiếc túi hàng hiệu, chủ yếu là Hermes phiên bản đặc biệt. Không chỉ Trần Khải Vận, con gái của cặp đôi - bé Josephine cũng được vị tỷ phú chiều đến nỗi hiện có một bộ sưu tập các túi Hermes và Valentino phiên bản mini. Cô bé cũng từng là cái tên hot khi được cha tặng 2 chiêc nhân kim cương giá trị gân 80 triêu USD, với tên gọi lân lượt là Blue Moon Of Josephine và Sweet Josephine.
Đổi lại, Trần Khải Vận cũng hết mực thương yêu chồng già. Trong suốt khoảng thời gian ông Lưu ốm đau vì bệnh tật, Khải Vận đã luôn ở bên chăm sóc. Cô thậm chí còn quyết mang bầu sinh thêm cho vị tỷ phú một đứa con nữa vào đầu năm 2018. Không ít lần người ta thấy Trần Khải Vận là người phụ nữ duy nhất ở bên tháp tùng tỷ phú Lưu tới các sự kiện quan trọng hay khi đi ra ngoài.
Nhiều người nói, cuộc hôn nhân của tỷ phú Lưu hết sức kỳ quặc, thậm chí đi ngược với cách chọn vợ thường thấy của các đại gia. Nhưng, thử nhìn xem, Trần Khải Vận không phải chân dài, cũng không phải một nhan sắc nổi bật so với nhiều bóng hồng đi qua đời tỷ phú Lưu, nhưng cô là người cuối cùng đồng hành cùng ông tới cuối đời. "Chân ái, không nằm ở nhan sắc, diện mạo, mà ở trái tim nhân hậu, bao dung của người bạn đời mà người đàn ông nguyện gắn bó", ông Lưu nói.
PV
Chồng mang con riêng về tuyên bố: "Chấp nhận nuôi hoặc ly hôn" nhưng phải bàng hoàng vì kế hoạch "cao tay" của người vợ quê "Chồng em tỏ ra bình thản, tuyên bố rằng đây là con riêng của anh. Em không sinh được con trai, anh tự khắc làm được điều đó mà chẳng cần em", người vợ đau đớn kể. Anh chồng ngoại tình ngang nhiên rồi lại còn ép buộc gia đình phải chiều theo ý mình. Tuy nhiên, anh không tưởng tượng được rằng...