4 đặc sản được làm từ da động vật, của quý làm mồi nhậu của cánh mày râu ngon “hết nước chấm”
Tưởng là phần thừa bỏ đi nhưng da của những loài động vật này lại có thể được chế biến thành những món ngon tuyệt hảo.
Đặc biệt đây được coi là những “siêu phẩm” trên bàn nhậu của những đấng mày râu.
Những đặc sản được làm từ da động vật dưới đây rất phù hợp cho các đấng mày râu nhâm nhi trên bàn nhậu khiến những đấng mày râu mê mệt.
Đặc sản: Cà đắng nấu da trâu
Từ những quả dại của núi rừng, người Chu Ru đã kết hợp với các nguyên liệu khác để chế biến đặc sản cà đắng da trâu rất dân dã mà vô cùng đặc sắc. Từ món đặc sản riêng của người địa phương, món ăn này ngày càng phổ biến và được nhiều người ưa thích.
Ngay cả những cụ cao niên người Chu Ru ở H.Đơn Dương (Lâm Đồng) cũng không biết món đặc sản cà đắng da trâu của đồng bào mình có từ bao giờ.
Hầu hết người Chu Ru đã biết vào bếp thì cũng biết chế biến món ăn này. Bà Ma Bio (57 tuổi, ở thôn Diom A, xã Lạc Xuân) miệng mời khách ở lại dùng bữa cơm, chân thoăn thoắt bước ra vườn cà. Bà giải thích: “Cà đắng này là để nấu với da trâu. Ngày xưa, cà đắng mọc hoang dại ở núi rừng quanh vùng, nhưng bây giờ mình cũng như nhiều bà con khác mang về vườn nhà trồng cho tiện, chất lượng quả cũng như nhau. Cùng với da trâu khô dự trữ sẵn, lúc nào thích ăn là có ngay”.
Để có món cà đắng da trâu đậm hương vị của người Chu Ru, đòi hỏi quy trình chế biến rất cầu kỳ. Tùy theo người ăn thích đắng nhiều hay ít mà chọn loại cà cho phù hợp. Thích đắng nhiều thì chọn trái cà nhỏ bằng đầu đũa, còn đắng ít thì chọn trái cà lớn hơn – bằng đầu ngón tay út. Da trâu thì chọn loại da của con trâu khoảng 3 – 4 tuổi, thái thành từng miếng lớn mang ra nướng ở bếp than đỏ hồng, sau đó cạo sạch rồi phơi khô (phơi trên giàn bếp hoặc phơi nắng) cất để dành dùng từ từ.
Tuy cà đắng da trâu là món ăn không quá cao sang, nấu từ những sản vật của người dân nuôi và tìm tòi được nhưng lại là sự kết hợp của nhiều gia vị độc đáo. Tạo nên một món ăn đặc sản rất tốt cho sức khỏe mà không phải nơi nào cũng có thể tìm thấy được.
Video đang HOT
Đặc sản: Da cá lắc trứng muối
Da cá lắc trứng muối – Đặc sản vừa lạ vừa quen tại thiên đường ẩm thực Việt Nam
Da cá lắc trứng muối thực ra là một tên gọi khác của món da cá sấy giòn vị trứng muối. Đây vốn dĩ là một món ăn nhẹ quen thuộc tại Singapore, Hồng Kong, Malaysia, Thái Lan. Bắt nguồn từ những miếng da cá vốn được xem là phần thừa, bỏ đi nhưng qua bàn tay của những ngư dân và cả những vị đầu bếp tài ba trong việc tận dụng nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng này mà nay da cá sấy giòn trở thành món ăn vặt có sức hút đặc biệt đến vậy.
Da cá lắc trứng muối là sản phẩm có sự kết hợp vô cùng tuyệt diệu giữa cái giòn rụm của da cá basa sấy giòn thêm vị béo bùi của trứng muối, hương thơm lạ của lá cà ri. Trong khi đó khi thưởng thức món ăn này bạn hoàn toàn không hề cảm thấy có mùi tanh gì.
Đặc sản: Da gà chiên nước mắm
Có ai đã từng nhìn đĩa thịt gà chiên nước mắm mà lại thòm thèm miếng da giòn rụm đậm đà bên ngoài và đòi quyền được “xử” lớp da ấy trước chưa nhỉ?
Da gà không phải là một món ăn hấp dẫn với nhiều người. Tuy nhiên, nếu biết cách chế biến, bạn có thể tạo nên món ăn vặt tuyệt hảo nhắm cùng với bia làm xiêu lòng bất kỳ người nào từng thưởng thức.
Da gà mềm lại có độ đàn hồi cao nên thường là bộ phận ngấm nhiều gia vị nhất khi chế biến. Đây cũng là lý do vì sao nhiều người thường thích ăn da thay vì thịt trong các món gà.
Nắm bắt nhu cầu, nhiều cửa hàng đồ ăn vặt đã chế biến riêng món da gà chiên nước mắm, vừa giòn vừa đậm đà hương vị, thích hợp cho cả bữa tiệc nhậu hay ăn chung với cơm trắng.
Đặc sản: Nem thính bì lợn
Món ăn này đòi hỏi nhiều công đoạn hơn nhưng thành phẩm thu lại hoàn toàn xứng đáng. Da lợn làm sạch, luộc chín rồi thái sợi, sau đó trộn với thính, riềng, tỏi, sả và các gia vị. Nem thính thường được gói kèm với lá sung, lá mơ và chấm với nước mắm chua ngọt.
4 món ăn từ da động vật, ăn kiểu gì cũng cứ ngon 'hết nước chấm'
Tưởng là phần thừa bỏ đi nhưng da của những loài động vật này lại có thể chế biến thành những món ngon tuyệt hảo.
Những món ăn dưới đây rất phù hợp cho các đấng mày râu nhâm nhi trên bàn nhậu và cũng dễ dàng đưa cơm trong bữa ăn gia đình.
Cà đắng nấu da trâu
Từ những quả dại của núi rừng, người Chu Ru đã kết hợp với các nguyên liệu khác để chế biến món cà đắng da trâu rất dân dã mà vô cùng đặc sắc. Từ món đặc sản riêng của người địa phương, món ăn này ngày càng phổ biến và được nhiều người ưa thích.
Cà đắng nên chọn những trái to bằng đầu đũa để cho vị đắng nhẹ, không lấn át hương vị của những nguyên liệu khác. Da trâu được lấy từ những con 3 - 4 năm tuổi, có độ dai vừa đủ. Xào chung hai nguyên liệu với nhau, thêm lá lốt, ớt xanh, nêm gia vị vừa phải là đã có ngay món ngon cho gia đình.
Da cá lắc trứng muối
Có nguồn gốc từ Singapore, da cá lắc trứng muối mang hương vị đặc trưng, đậm đà của nền ẩm thực nước này.
Những miếng da cá mỏng dính, phơi khô rồi đem chiên hoặc sấy khô cho thật giòn. Sau cùng, da cá được lắc với bột trứng muối béo béo, mặn mặn, càng ăn càng ghiền.
Da gà chiên nước mắm
Da gà mềm lại có độ đàn hồi cao nên thường là bộ phận ngấm nhiều gia vị nhất khi chế biến. Đây cũng là lý do vì sao nhiều người thường thích ăn da thay vì thịt trong các món gà.
Nắm bắt nhu cầu, nhiều cửa hàng đồ ăn vặt đã chế biến riêng món da gà chiên nước mắm, vừa giòn vừa đậm đà hương vị, thích hợp cho cả bữa tiệc nhậu hay ăn chung với cơm trắng.
Nem thính bì lợn
Món ăn này đòi hỏi nhiều công đoạn hơn nhưng thành phẩm thu lại hoàn toàn xứng đáng. Da lợn làm sạch, luộc chín rồi thái sợi, sau đó trộn với thính, riềng, tỏi, sả và các gia vị.
Nem thính thường được gói kèm với lá sung, lá mơ và chấm với nước mắm chua ngọt.
Thứ cây ví như "lộc trời" trổ bông miên man ở Đắk Lắk là cây gì mà dân vô rừng hái đem về bán? Trên dãy núi Cư Yang Sin hùng vĩ từ huyện MDrắk kéo dài qua Krông Bông tới tận Lắk (tỉnh Đắk Lắk), cây đót (còn gọi là bông chít) mọc xanh tốt um tùm. Vào dịp đầu Xuân, cây đót trổ bông khắp núi rừng thu hút người dân địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến hái. Bà con ví bông...