4 đặc điểm của người phụ nữ khiến đàn ông không thể rời mắt
Phụ nữ quyến rũ hay không, đàn ông là người rõ nhất. Với đàn ông, một người phụ nữ không có ngoại hình nổi bật vẫn có sức hút là vì có những điểm này.
Người phụ nữ quyến rũ trong mắt đàn ông luôn có 4 đặc điểm này.
Dịu dàng và vị tha
Đàn ông luôn dễ dàng yêu một người phụ nữ dịu dàng, ấm áp và lương thiện. Đàn ông dù bao nhiêu tuổi vẫn được chăm sóc, quan tâm như một đứa trẻ cần mẹ. Bởi thế, họ thường dễ say mê những người phụ nữ cho họ cảm giác ấm áp như thế. Họ muốn tìm kiếm hình ảnh mẹ mình trong một người phụ nữ nào đó. Đây là đặc điểm ở phụ nữ khiến đàn ông ấn tượng nhiều nhất.
Phụ nữ dịu dàng, vị tha là kiểu phụ nữ quyến rũ trong mắt đàn ông – Ảnh minh họa: Internet
Khí chất điềm đạm
Một người phụ nữ có khí chất điềm đạm luôn rất gợi cảm trong mắt đàn ông. Đây không chỉ là vẻ bề ngoài bình thản, không bị lung lay mà còn nằm ở nội hàm vững chãi, biết kiểm soát bản thân và tự tin đầy sức hút.
Kiểu phụ nữ điềm đạm này luôn có những cách hành xử khiến đàn ông nể trọng. Họ giỏi trong việc kiểm soát tâm trạng, suy nghĩ của bản thân hay những gì xảy ra xung quanh. Đây đều là vì họ từng trải nghiệm, từng rèn luyện mà có. Phụ nữ càng từng trải sẽ có sự dày dặn trong suy nghĩ và hành động.
Và cũng vì đã từng trải, người phụ nữ thế này cũng rất tự tin. Họ tự tin vào những gì bản thân có, tự tin với những gì mình nhìn nhận và quan sát. Đây cũng là kiểu phụ nữ thu hút đàn ông vì họ biết mình muốn gì, phải làm gì.
Không theo đuổi bất kì ai
Thay vì trở thành một ai khác, phụ nữ quyến rũ chỉ theo đuổi kế hoạch và mục tiêu của mình – Ảnh minh họa: Internet
Thay vì trở thành một ai khác, đàn bà thu hút chỉ theo đuổi kế hoạch và mục tiêu của mình. Họ hiểu vạch xuất phát của mỗi người đều khác nhau, họ cũng không muốn trở thành một ai khác. Với kiểu phụ nữ này, họ hiểu rõ mình muốn gì nên luôn có những mục tiêu để theo đuổi, không để phí thời gian vì những điều không cần thiết. Thay vì so sánh bản thân với người khác, họ sẽ tập trung vào chính mình. Thay vì cố gắng để thành một người tốt hơn mình, họ sẽ trở thành phiên bản hoàn hảo hơn của bản thân.
Đàn ông luôn thích kiểu đàn bà độc lập và có chính kiến. Họ thích dáng vẻ phụ nữ say mê và kiên định với mục tiêu của mình. Họ muốn sở hữu người phụ nữ có sức mạnh trong ý chí và nghị lực.
Sự hiểu biết
Video đang HOT
Phụ nữ hiểu biết luôn khiến đàn ông nể phục. Cô ấy không chỉ hiểu biết trong lĩnh vực chuyên môn mà còn thấu tình đạt lý, giàu thấu hiểu với người khác. Đây là kiểu phụ nữ có óc phán xét tốt. Họ nhìn nhận người khác bằng đôi mắt hiểu biết, hiểu người, hiểu đời. Với một người phụ nữ dễ dàng thấu hiểu người khác, đặt lòng tin và hy vọng như thế luôn khiến đàn ông say mê.
Phụ nữ hiểu biết luôn khiến đàn ông nể phục – Ảnh minh họa: Internet
Phụ nữ quyến rũ hay không, chỉ đàn ông mới có thể đánh giá. Không phải phụ nữ đẹp là đàn ông say mê, mà phụ nữ có khí chất, cá tính riêng khiến đàn ông không thể rời mắt. Đàn ông cần nhiều hơn việc chiêm ngưỡng cái đẹp, là được thấu hiểu, được theo đuổi, nể trọng và bị thu hút từ người phụ nữ biết rõ bản thân, tự tin và luôn cố gắng hoàn thiện chính mình.
Phụ nữ ở đời hãy nhớ cách khiến mình trở nên thu hút theo năm tháng chính là không ngừng rèn luyện bản thân hoàn thiện. Từ ngoại hình, tri thức, đến tâm hồn đều có thể ngày một tốt hơn, sẽ tự khắc khiến bản thân trở nên thu hút hơn trong mắt đàn ông.
Phong Kim
Theo phunusuckhoe.vn
Người giáo viên miệt mài trên từng trang lịch sử
Thầy giáo Phan Hoàng Bách là một trong số những giáo viên luôn cố gắng tìm tòi những phương pháp dạy và học lịch sử bổ ích, hứng thú cho mỗi học sinh.
Một mùa khai giảng nữa lại về, mỗi chúng ta đều hân hoan chào đón năm học mới với niềm hi vọng gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp trồng người.
Năm học mới vừa là thách thức cũng vừa là cơ hội để mỗi thầy cô thể hiện khả năng dạy học của mình, dìu dắt từng thế hệ học sinh đi tới chân trời của tri thức và khát vọng.
Ngày nay, một bộ phận không ít học sinh đang dần xa cách với môn Lịch sử xem môn học này chỉ là môn học thuộc lòng và không có ý nghĩa gì đặc biệt trong cuộc sống của mỗi người.
Những suy nghĩ trên thật sai lầm bởi xét về thực tế, nếu không có lịch sử thì dân tộc của mỗi đất nước sẽ không đúc kết được những bài học thấm thía, sâu sắc như ngày hôm nay, bởi học lịch sử là mỗi chúng ta đúc rút những kinh nghiệm từ quá khứ để soi rọi vào chính bản thân mình ở hiện tại.
Đã từng có nhà văn nói rằng: "Nếu anh bắn vào quá khứ bằng s ú ng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác".
Câu nói trên khuyên nhủ mỗi người cần phải nâng niu và trân trọng quá khứ bởi đó là một phần kí ức, một phần kinh nghiệm không thể thiếu được trong cuộc đời của mỗi con người.
Điều này thực sự đòi hỏi giữa giáo viên và học trò phải có những nỗ lực rất lớn mới có thể khám phá hết vẻ đẹp của môn học này.Trong mỗi tiết dạy lịch sử, người học luôn muốn được trải nghiệm những phương pháp mới mẻ và thú vị để có thể thêm yêu quý, trân trọng môn học này hơn.
Trong rất nhiều thầy cô giáo giảng dạy môn Lịch sử, thầy giáo Phan Hoàng Bách là một trong số những giáo viên luôn cố gắng tìm tòi những phương pháp dạy và học lịch sử bổ ích, hứng thú cho mỗi học sinh.
Thầy Bách đến với môn học lịch sử này bằng niềm đam mê được nuôi dưỡng từ khi thầy đang học trên ghế nhà trường, với một sinh viên trẻ, thế giới sẽ được mở ra bằng chân trời tri thức nhằm nuôi dưỡng những hoài bão, khát khao cho tương lai.
Ra trường thầy được phân công giảng dạy tại Trường Trung học phổ thông Đakrông- một trong những trường trọng điểm của huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.
Thầy Phan Hoàng Bách vừa nhận công tác tại trường đã có những thành tích đáng được ngưỡng mộ: thầy là giáo viên dạy giỏi của tỉnh Quảng Trị, là giáo viên có nhiều sáng kiến kinh nghiệm hấp dẫn và bổ ích.
Thầy giáo Phan Hoàng Bách tham dự hội thảo
Một số học sinh sau khi được dự giờ giảng của thầy Bách đã nhận xét những giờ dạy của thầy rất thú vị, và thoải mái, không tạo nên nhiều áp lực cho học sinh.
Thầy thiết kế giáo án một cách khoa học, áp dụng những kiến thức từ nhiều môn học vào bài dạy để lôi cuốn, hấp dẫn.
Điển hình là bài dạy: Sử dụng tài liệu văn học để gây hứng thú cho học sinh trong dạy và học lịch sử Việt Nam lớp 11 từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX.
Từ những bài giảng mang tính liên môn, tích hợp như thế mà giờ giảng bài của thầy Bách đã gây hứng thú với học trò, thầy biết cách truyền tải kiến thức lịch sử qua môn Ngữ văn một cách nhẹ nhàng khơi gợi lên tình yêu môn Lịch sử còn tiềm ẩn trong các em.
Khi giảng về phần cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì sau hiệp ước 1862, trong sách giáo khoa có ghi lại sự kiện Trương Định được phong soái như sau : Năm 1862 do việc nghị hòa, triều đình buộc ông giải binh, ông kháng lệnh và quyết tâm chống Pháp cùng với nhân dân với chức danh "Bình Tây Đại nguyên soái" - (Vị nguyên soái đánh dẹp quân Pháp). Pháp 4 lần gửi thư dụ hàng nhưng đều bị ông từ chối.
Ở sự kiện này chỉ đơn thuần tái hiện một sự việc đã diễn ra nhưng khi giáo viên kết hợp với bộ môn văn học thì hình ảnh nhân vật Trương Định trở nên sống động, rõ ràng không còn cứng nhắc như những sự kiện được đưa ra, giáo viên có thể trích dẫn một đoạn miêu tả nhân vật Trương Định như sau:
Trong buổi lễ, Trương Định giơ tay đón nhận thanh kiếm do một người già có uy tín trao tặng và suy tôn ông làm "Bình Tây Đại Nguyên soái".
Các nghĩa binh trong không khí phấn khởi, hào hùng, mang theo cờ, trướng, tham dự rất đông.
Cạnh đó là nhân dân mặc áo dài, khăn xếp hay trang phục kiểu nhà võ lúc bấy giờ... cảnh tượng này đối lập với cảnh quan quân triều đình, viên quan ngơ ngác, ngựa quay đầu, chuẩn bị lên đường, quân lính nhớn nhác.
Sáng sớm ngày 20 tháng 8 năm 1864, Huỳnh Công Tấn cho quân đột nhập căn nhà. Quản Định và những người tâm phúc chống trả quyết liệt. Một số nghĩa quân liều chết ở lại chặn đường đối phương, phần đông ào ra các nẻo, tìm lối thoát.Để bài học trở nên sinh động hơn, giáo viên có thể chèn thêm một video tư liệu về nhân vật Trương Định, giáo viên lồng thêm câu chuyện về nhân vật Trương Định để lôi cuốn học sinh - cách kể chuyện như thế sẽ tạo thêm sự liên tưởng giúp học sinh cảm thấy thoải mái và cuốn hút: giáo viên nói về tấm gương hi sinh của Trương Định:
Quản Định ở giữa đám đông này. Ông cầm gươm chém cái nón của một tên mã tà rồi thúc gươm ngược lại, làm rớt súng một tên khác. Ông chưa bị thương tích chi cả và sắp ra tới phía khu rừng.
Đội Tấn có ý muốn bắt sống quản Định, nhưng thấy tình thế nguy cấp, mới hô cả bọn bắn tới tấp. Chính y cũng bắn mấy phát. Đạn trúng vào xương sườn của Quản Định, ông ngã xuống.
Đội Tấn khép chặt vòng vây và nói:
- Bẩm quan lớn, tôi đem quan lớn về đầu Tây. Gió chiều nào, theo chiều ấy. Quan lớn đầu hoặc không đầu cũng bắt.
Trương Định trả lời.
- Mày coi tao đầu nè Tấn!
Và liền rút gươm tử tiết.
Với phương pháp giảng dạy bằng cách tích hợp liên môn lồng ghép các ngữ liệu văn học vào để tái hiện sự kiện lịch sử như trên, thầy Bách đã phần nào tiếp thêm nguồn động lực mạnh mẽ, dồi dào cho học sinh với bộ môn Lịch sử.
Thầy giáo Phan Hoàng Bách và đồng nghiệp
Các quốc gia tiên tiến trên thế giới luôn chú trọng vào môn học Lịch sử, bởi họ xem môn học này như cuốn cẩm nang về những giai đoạn, những chặng đường mà cha ông họ đã trải qua để từ đó mỗi người đúc rút cho mình thêm kinh nghiệm, thêm trí khôn để sống giữa cuộc đời, biết đối nhân xử thế, hài hòa với mối quan hệ với mọi người xung quanh, và đặc biệt môn học này còn trang bị cho người đọc một tầm nhìn xa về tương lai để mỗi người có thể tự thiết kế tấm bản đồ riêng cho cuộc đời của mình.
Thời gian trôi đi có thể xóa nhòa tất cả mọi thứ, nhưng thời gian không thể xóa nhòa lịch sử, xóa nhòa những con người anh hùng đã tạo nên những chiến công hiển hách cho đất nước, dân tộc bởi lịch sử ngấm vào máu, ngấm vào kí ức và trái tim của mỗi con người.
Bằng trái tim của một người giáo viên tận tụy mẫu mực, bằng tình yêu dành cho môn Lịch sử và bằng nỗ lực để thay đổi phương pháp dạy học bộ môn này thầy Phan Hoàng Bách đã chiếm được vị trí vô cùng quan trọng trong trái tim đồng nghiệp và học trò.
Thầy đã gặt hái được cho mình những thành tích đáng ngưỡng mộ mà điều mà những người là giáo viên hiện nay cần có.
Bài và ảnh: Hoàng Bạch Diệp
Theo giaoduc.net
Khó khăn đào tạo giáo viên Mỹ thuật Nêu ra những khó khăn trong đào tạo giáo viên Mĩ thuật hiện nay, cô Nguyễn Thị May - Phó trưởng khoa Phụ trách khoa Sư phạm Mĩ thuật, Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương - đồng thời đề xuất giải pháp nhằm khắc phục tình trạng này. Ảnh minh họa/internet Chương trình đào tạo "Giàu tri thức, nghèo kĩ năng" Tham luận...