4 cựu lãnh đạo PVC bị bắt trong vụ thua lỗ 3.300 tỷ đồng
Bộ Công an thông báo, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, tạm giam tổng giám đốc Vũ Đức Thuận cùng hai cấp phó và kế toán trưởng về tội cố ý làm trái.
Ảnh minh họa
Điều tra việc thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng tại Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (Tổng công ty PVC), ngày 15/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46, Bộ Công an) đã khởi tố vụ án hình sự “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Cùng ngày, nhà chức trách khởi tố, khám xét, tạm giam 4 cựu lãnh đạo doanh nghiệp này gồm: ông Vũ Đức Thuận (ủy viên HĐQT kiêm tổng giám đốc), Nguyễn Mạnh Tiến (phó tổng giám đốc), Trương Quốc Dũng (phó tổng giám đốc), Phạm Tiến Đạt (nguyên kế toán trưởng).
Cả 4 người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, theo điều 165 Bộ luật hình sự.
Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, trong năm 2007-2013, dù đã có kiến nghị, cảnh báo của các cơ quan thanh tra, kiểm toán về tình hình thua lỗ và tiềm ẩn thua lỗ nhưng người đứng đầu PVC là ông Trịnh Xuân Thanh và Ban Thường vụ Đảng ủy, Hội đồng quản trị, Ban tổng giám đốc, Ban Kiểm soát Tổng công ty đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý điều hành, thiếu kiểm tra, giám sát… Hậu quả, doanh nghiệp này mắc nhiều sai phạm và thua lỗ hơn 3.200 tỷ đồng (giai đoạn 2011-2013).
Dưới thời ông Thanh, đơn vị này đã dành tới 86% vốn điều lệ rót vào các hạng mục đầu tư ngoài ngành, công ty con, công ty liên kết và “mắc cạn” trong nợ nần. Lợi nhuận sau thuế 2012 của PVC âm 1.847 tỷ đồng, trong đó riêng công ty mẹ lỗ tới 1.338 tỷ đồng. Cũng trong năm này, PetroVietnam đã phải chi trên 1.000 tỷ đồng để mua lại phần lớn số cổ phiếu phát hành thêm của PVC, giúp doanh nghiệp này thoát cảnh thâm hụt dòng tiền.
Sang năm 2013, PVC tiếp tục rơi vào vòng xoáy thua lỗ, mất cân đối dòng tiền, lỗ gần 2.230 tỷ đồng, riêng công ty mẹ lỗ gần 1.623 tỷ đồng. Lũy kế cả năm 2013, công ty mẹ lỗ hơn 3.850 tỷ đồng.
Video đang HOT
Ủy ban Kiểm tra chỉ ra, những vi phạm, thua lỗ nêu trên là nghiêm trọng, tạo dư luận xấu, làm giảm niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Với cương vị là người đứng đầu, ông Trịnh Xuân Thanh phải chịu trách nhiệm chính.
Cuối tháng 8, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ phối hợp điều tra vi phạm dẫn đến khoản lỗ khổng lồ trên.
Ông Thanh sau khi rời PVC ngập trong thua lỗ đã được luân chuyển nhiều chức vụ khác nhau ở Bộ Công Thương như Phó chánh văn phòng Bộ, Trưởng đại diện Bộ Công Thương tại Đà Nẵng, Vụ trưởng… trước khi giữ cương vị Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.
Hiện sau những lùm xùm bị phát hiện, ông Thanh bị miễn nhiệm cương vị đại biểu Quốc hội và có đơn xin ra khỏi Đảng và không tái cử chức danh Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.
Hơn một tháng qua, ông Thanh xin nghỉ phép để trị bệnh gout, đã đến thời hạn đi làm nhưng chưa thấy quay trở lại nhiệm sở. Số điện thoại ông thường sử dụng, nhiều ngày qua lãnh đạo địa phương không liên lạc được.
Xuân Hoa
Theo VNE
Nguyên chủ tịch huyện Đông Hòa bị đề nghị 12-13 năm tù
Nguyên Chủ tịch UBND huyện Đông Hòa (Phú Yên) Nguyễn Tài bị VKSND tỉnh này đề nghị phạt 12-13 năm tù trong vụ án cố ý làm trái khi thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng dự án Nhà máy lọc dầu Vũng Rô.
Ngày 12-9, phiên tòa sơ thẩm vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại UBND huyện Đông Hòa (Phú Yên) tiếp tục diễn ra với phần tranh luận.
Trình bày bản luận tội, đề xuất giải quyết vụ án, đại diện VKSND tỉnh đề nghị HĐXX tuyên 16 bị cáo cùng phạm tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, trong đó 15 bị cáo là cựu cán bộ huyện Đông Hòa.
16 bị cáo nghe đại diện VKS luận tội, đề nghị mức án. Ảnh: TẤN LỘC
Về mức án, đại diện VKS đề nghị HĐXX phạt Nguyễn Tài, nguyên chủ tịch UBND huyện, 12-13 năm tù; Nguyễn Kích, nguyên giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện, phó Ban Đền bù giải phóng mặt bằng dự án Nhà máy lọc dầu Vũng Rô, 10-11 năm tù; Huỳnh Ngọc Thắng, nguyên phó giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện, 4-5 năm tù.
Mặc dù đều bị truy tố theo quy định tại khoản 3 Điều 165 BLHS, có khung hình phạt 10-20 năm tù nhưng 13 bị cáo còn lại đều được VKS đề nghị cho hưởng án treo. Trong đó, có nhiều cựu cán bộ như Huỳnh Ngọc Sương, nguyên phó chủ tịch Thường trực UBND huyện; Nguyễn Kỳ Tổng, nguyên trưởng Phòng TN&MT, cùng hai năm sáu tháng đến ba năm tù treo; Dương Văn Nhân, nguyên phó Phòng TN&MT, hai năm đến hai năm sáu tháng tù treo; Lê Văn Hoàng, nguyên chủ tịch UBND xã Hòa Tâm, 2-3 năm tù treo...
Các bị cáo là chuyên viên Phòng TN&MT, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện, Phòng Tài chính-Kế hoạch, Phòng Kinh tế hạ tầng... cũng đều được đề nghị cho hưởng án treo. Bị cáo duy nhất là dân thường - Nguyễn Hữu Phí (56 tuổi, ngụ phường 7, TP Tuy Hòa, Phú Yên) bị VKS đề nghị phạt 1-2năm tù cho hưởng án treo.
Bị cáo Nguyễn Tài, nguyên chủ tịch UBND huyện Đông Hòa, bị VKS đề nghị phạt 12-13 năm tù. Ảnh: TẤN LỘC
Trong phần luận tội, đại diện VKS nhận định: Là người đứng đầu, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của UBND huyện Đông Hòa, trong đó có công tác bồi thường nhưng Nguyễn Tài đã chỉ đạo Huỳnh Ngọc Thắng, Huỳnh Ngọc Sương lập phương án, ký ban hành quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trái quy định pháp luật.
Trong quá trình chỉ đạo thực hiện việc đền bù, Nguyễn Tài đã chỉnh sửa làm trái trình tự, thủ tục thẩm định theo quy định, bỏ qua thẩm định, bỏ phê duyệt phương án...
Nguyễn Tài đã chỉ đạo chủ tịch UBND xã Hòa Tâm hợp thức hóa bốn hồ sơ kỹ thuật thửa đất vượt hạn mức của Nguyễn Hữu Phí sang cho bốn người khác đứng tên để được bồi thường trái pháp luật, gây thiệt hại tài sản của Nhà nước. Nguyễn Tài còn chỉ đạo bồi thường cho một số hộ dân xây nhà trái phép. Hành vi trái pháp luật của Nguyễn Tài trong việc lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư trong dự án Nhà máy lọc dầu Vũng Rô đã gây thiệt hại đối với Nhà nước hơn 9 tỉ đồng.
Đại diện VKS cho rằng trong quá trình điều tra và trước tòa, bị cáo Nguyễn Tài cho rằng mình bị oan là sự biện bạch không có chứng cứ nhằm thoái thác trách nhiệm hình sự.
Đại diện VKSND tỉnh Phú Yên luận tội, đề nghị mức án. Ảnh: TẤN LỘC
Về trách nhiệm dân sự, đại diện VKSND tỉnh Phú Yên đề nghị HĐXX buộc Nguyễn Tài phải bồi thường 25% trong tổng số tiền bị thiệt hại của Nhà nước hơn 9,2 tỉ đồng. VKS đề nghị buộc ba bị cáo Huỳnh Ngọc Sương, Nguyễn Kích, Nguyễn Kỳ Tổng phải bồi thường 25% tổng giá trị thiệt hại. Các bị cáo còn lại phải bồi thường 50% tổng số tiền thiệt hại.
Phiên tòa vẫn đang tiếp tục, dự kiến diễn ra đến hết ngày 14-9.
TẤN LỘC
Theo PLO
Tuyên án vụ gian dối trong bồi thường dự án thủy điện Sông Bung 4 Chiều nay (12.9), TAND tỉnh Quảng Nam đã chính thức tuyên án đối với các bị cáo liên quan đến sai phạm trong quá trình xây dựng Dự án thủy điện Sông Bung 4 (huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam), gây thiệt hại hơn 16,8 tỷ đồng. Các bị cáo nghe tòa tuyên án. Theo đó, nhóm 4 cán bộ Trung tâm kỹ...