4 công trình tôn giáo hoành tráng nhất SG không thể bỏ qua dịp Tết
Chùa Vĩnh Nghiêm của Phật giáo, nhà thờ Đức Bà của Công giáo, đền thờ Bà Mariamman của Hindu giáo và thánh đường Jamia Al-Musulman là bốn công trình nổi tiếng của bốn tôn giáo khác nhau mà du khách có thể ghé thăm khi du xuân ở Sài Gòn.
1. Tọa lạc tại số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa,chùa Vĩnh Nghiêm là công trình tôn giáo nổi tiếng bậc nhất của TP HCM. Chùa được khởi công năm 1964, lấy cảm hứng thiết kế từ một ngôi chùa gỗ cùng tên là chùa Vĩnh Nghiêm tỉnh Bắc Giang.
Năm 1971, chùa Vĩnh Nghiêm cơ bản hoàn thành với các hạng mục, gồm tòa nhà trung tâm, Bảo tháp Quán Thế Âm, cơ sở dành cho hoạt động xã hội. Về sau, chùa lần lượt xây thêm các công trình khác, như Bảo tháp Xá Lợi Cộng đồng, Tháp đá Vĩnh Nghiêm, Phương trượng đường, khách đường…
Công trình trung tâm là Phật điện được kiến trúc theo kiểu chữ công (), các góc mái đều uốn cong theo kiểu chùa miền Bắc. Chính giữa Phật điện là bàn thờ Phật Thích Ca. Hai bên có Bồ Tát Văn Thù (bên trái) và Bồ Tát Phổ Hiền (bên phải). Hậu cung của Phật điện gian có thờ Tổ và những vĩ nhân có công với đất nước.
Các tòa Bảo tháp làm nên điểm nhấn kiến trúc cho chùa, nổi bật là Tháp Quán Thế Âm, có lối vào nằm bên phải Phật điện. Công trình này gồm 7 tầng, cao gần 40 m, được xây cùng lúc với chùa. Ngoài ra còn tháp Xá Lợi Cộng đồng phía sau chùa và tháp đá Vĩnh Nghiêm nằm cạnh tam quan.
Giới kiến trúc đánh giá, chùa Vĩnh Nghiêm là một trong số công trình tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ 20. Đây cũng là ngôi chùa thu hút lượng du khách tham quan, chiêm bái hàng đầu của TP HCM hiện tại.
2. Tọa lạc tại khu vực trung tâm quận 1, nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là một trong những công trình kiến trúc cổ nổi tiếng nhất của Sài Gòn. Nhà thờ khởi công từ ngày 7/10/1877, khánh thành ngày ngày 11/4/1880 nhân dịp Lễ Phục sinh.
Video đang HOT
Năm 1895, nhà thờ xây thêm hai tháp chuông, mỗi tháp cao 57,6 m và có 6 chuông đồng lớn nặng 28,85 tấn. Trên đỉnh tháp có đính một cây thánh giá cao 3,50 m, ngang 2 m, nặng 600 kg. Tổng thể chiều cao từ mặt đất lên đỉnh thánh giá là 60,50 m.
Nội thất thánh đường được thiết kế thành một lòng chính, hai lòng phụ tiếp đến là hai dãy nhà nguyện. Ba lòng của nhà thờ được ngăn cách bằng hai hàng cột chính hình, mỗi bên sáu chiếc tượng trưng cho 12 vị thánh tông đồ. Bàn thờ nơi Cung Thánh làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối.
Ngày nay, nhà thờ Đức Bà được coi là một biểu tượng của Sài Gòn và là địa điểm mà bất cứ du khách nào cũng ghé thăm khi đặt chân đến thành phố lịch sử này.
3. Tọa lạc ở số 45 Trương Định, Q.1, đền thờ Bà Mariamman (người Việt thường gọi là chùa Bà) là ngôi đền Hindu giáo lớn và nổi tiếng nhất trong ba ngôi đền Hindu tại TP HCM ngày nay. Đền được các thương gia người Ấn Độ ở Sài Gòn xây dựng cách đây 100 năm để thờ thần Mariamman – một vị nữ thần trong Hindu giáo phổ biến ở miền Nam Ấn Độ.
Trung tâm ngôi đền là phòng thờ Bà Mariamman. Bà thường được coi là một vị Thần Mưa – vị Thần của mùa màng bội thu, đất đai màu mỡ. Người theo đạo Hindu tin rằng bà có khả năng làm cho bách bệnh tiêu tan và vạn sự như ý, trong đó có cả việc sinh con, hỏi vợ hay lấy chồng.
Theo truyền thống Hindu giáo, nhiều người đến phía sau phòng thờ Bà Mariamman, úp mặt vào những phiến đá hoa cương để cầu nguyện với mong muốn vị nữ thần sẽ nghe thấy và biến điều ước thành hiện thực.
Không chỉ nổi tiếng linh thiêng, đền thờ Bà Mariamman còn là một công trình kiến trúc độc đáo mang đậm nét Ấn Độ. Điều này được thể hiện qua những tác phẩm điêu khắc rực rỡ sắc màu được bài trí ở nhiều nơi, đặc biệt là mái đền.
4. Tọa lạc tại số 66 Đông Du, Thánh đường Hồi giáo Jamia Al-Musulman là thánh đường lớn và nổi tiếng bậc nhất của Sài Gòn. Thánh đường được cộng đồng Ấn kiều đóng góp tiền xây dựng từ năm 1935 để phục vụ như cầu tâm linh của những tín đồ Hồi giáo đến từ Nam Ấn Độ cư ngụ tại Sài Gòn.
Thánh đường Jamia Al-Musulman không lớn, nhưng có phong cách kiến trúc tinh tế mang đậm dấu ấn Hồi giáo vùng Nam Á. Chính điện của thánh đường nằm ở tầng 2, sau một khoảng sân lớn có các bậc cấp rộng dẫn lên.
Không gian cầu nguyện của thánh đường khá lớn, gồm chính điện và các dãy hành lang bao quanh với sức chứa hàng trăm người. Cạnh khu chính điện còn có hồ nước dành cho nam tín đồ lấy nước để thanh tẩy.
Ngày nay, Thánh đường Jamia Al-Musulman là nơi tập trung đông tín đồ Hồi giáo đến hành lễ nhất của TP HCM. Có thể coi đây là một thánh đường Hồi giáo quốc tế của Sài Gòn.
Theo kiến thức
Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen - điểm đến hấp dẫn du khách
Nằm cách Trung tâm thành phố Tây Ninh 11 km, quần thể di tích núi Bà en trải rộng trên diện tích hơn 24 km2 gồm ba ngọn: Núi Bà, núi Phụng và núi Heo, trong đó núi Bà cao nhất với độ cao 986 mét so với mặt biển.
Toàn cảnh Linh Sơn Thiên Thạch động (iện Bà).
Khu vực núi có suối chảy róc rách từ trên đỉnh núi xuống chân núi và hàng trăm hang, động, chùa chiền, đền miếu. Các hang động trong khu vực núi Bà en qua hàng trăm năm đã được xây dựng, cải biến thành những nơi linh thiêng thờ thần, thờ Phật như: Hang Gió, chùa Hang, động Thanh Long, động Ông Hổ, Ông Tà, Ba Cô, Thiên Thai.
Lên lưng chừng núi khoảng 350m, du khách có thể vào viếng và tham quan Linh Sơn Thiên Thạch động (iện Bà), được xây dựng dựa vào thế núi từ một mái đá tự nhiên nhô ra thành am động, bên trong có bàn thờ đặt hình tượng Bà en.
iện Bà là nơi thờ phụng chính gắn liền với Lễ hội núi Bà en cùng các chùa Hạ và chùa Trung. Gần đó, ở độ cao hơn về phía đỉnh núi là miếu Sơn Thần, từ đây du khách được ngắm nhìn toàn cảnh hồ nước Dầu Tiếng, một công trình thủy lợi đẹp và lớn ở nước ta hiện nay.
Trong quần thể núi Bà en có khu vực suối Vàng - còn gọi là "Ma Thiên Lãnh" nằm phía Tây núi Phụng với hồ Chằm, đền thờ Ông Lớn Trà Vong, tạo thành khu di tích mang đậm nét tâm linh.
Hoa trồng rộng khắp trong khu du lịch quốc gia núi Bà Đen.
ể lên núi, du khách đi theo con đường quanh co, uốn lượn qua những dốc cao và ven triền núi, thấp thoáng ẩn hiện trong màn sương mù, trải dài qua các địa danh gắn liền những sự tích, truyền thuyết huyền bí.
Theo Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Mặt trời Tây Ninh Trịnh Văn Hà, Tết Nguyên đán Canh Tý du khách có thể lên chùa Bà và tham quan đỉnh núi bằng 2 hệ thống cáp treo thiết kế theo công nghệ châu Âu. Đầu tiên là tuyến cáp Chùa Hang, kết nối từ chân núi lên Chùa Bà Đen có chiều dài 1.210 mét, gồm 78 ca bin, mỗi ca bin có sức chứa 10 người, thời gian vận chuyển chỉ 5 phút, công suất vận chuyển 4.400 khách/giờ. Tuyến cáp này có khả năng đáp ứng lượng lớn du khách đến chiêm báo cầu an tại Chùa Bà dịp lễ Tết, giúp người hành hương không phải xép hàng chờ đợi như những năm trước.
Thứ hai là tuyến cáp Vân Sơn với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là hơn 2.000 tỷ đồng sẽ khánh thành, đưa vào sử dụng vào ngày 18/1/2020, kịp thời phục vụ du khách trong dịp khai hội vui Xuân Canh Tý năm 2020. Tuyến cáp này sẽ đưa du khách từ chân núi lên đỉnh Bà Đen; có chiều dài 1.847 mét gồm 113 ca bin, mỗi ca bin có sức chứa 10 người, công suất vận chuyển 4.400 khách/giờ, thời gian vận chuyển là 8 phút/lượt. Tuyến cáp hiện đại này sẽ giúp du khách có thể dễ dàng chinh phục đỉnh núi Bà Đen và ngắm toàn cảnh Tây Ninh từ độ cao 986 mét, một trải nghiệm mà trước đó chỉ dành cho số ít người có sức khỏe để đi đường núi hiểm trở.
Nét mới của hội xuân năm nay tại Khu du lịch núi Bà Đen là khuôn viên của Chùa Bà được cải tạo mở rộng, cảnh quan và không gian sạch đẹp, thoáng rộng hơn với các khu vực ngắm cảnh được thiết kế theo kiến trúc ruộng bậc thang, giúp du khách thư thái vãn cảnh, cầu an trong dịp Tết đến xuân về. Để tạo môi trường, cảnh quang xanh, sạch, đẹp Công ty cổ phần Mặt trời Tây Ninh đầu tư cải tạo môi trường xung quanh Khu du lịch núi Bà Đen và trên đỉnh núi; chuẩn bị hàng trăm ngàn chậu hoa tươi, nhiều chủng loại như hướng dương, xác pháo, dạ yến thảo, phi yến... tạo nên không gian rực rỡ, thu hút du khách.
Du khách đến hành hương, thăm viếng Chùa Bà.
Mỗi năm, vào dịp đầu xuân, quần thể Khu danh thắng di tích núi Bà en thu hút hàng triệu lượt khách trong nước và ngoài nước đến hành hương, tham quan, du ngoạn và dự Lễ hội Xuân núi Bà. Lễ hội thường khai mạc vào ngày mùng 4 Tết và kéo dài suốt tháng Giêng. Lễ hội núi Bà en không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, thực hiện tự do tín ngưỡng, tôn giáo mà còn là nơi vui chơi, cắm trại, sinh hoạt truyền thống của thế hệ trẻ, bởi nơi đây từng là căn cứ địa của Huyện ủy Tòa Thánh thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước với di tích nổi tiếng động Kim Quang.
Bài và ảnh: Lê Đức Hoảnh
Theo baotintuc.vn
Độc đáo những lễ hội tôn vinh chó và khỉ Nếu như ở Nepal có lễ hội Kukur Tihar để tôn vinh những chú chó thì ở Thái Lan có lễ hội "buffet" cho khỉ. Tất cả chỉ là sự tri ân của con người đối với những con vật gần gũi với mình. Chúng ta đã từng biết đến lễ hội thịt chó tại thành phố Ngọc Lâm, tỉnh Quảng Tây, Trung...