4 công khai với cơ sở khám chữa bệnh tư nhân
Hiện cả nước có 157 BV tư nhân, hơn 30.000 phòng khám tư nhân và cơ sở dịch vụ y tế. Dù đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên không ít cơ sở thuộc thành phần này vì quá coi trọng lợi nhuận, đặt đồng tiền lên trên cả tính mạng người bệnh nên đã gây ra nhiều hậu quả đau lòng.
* Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu Bộ Y tế tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về hoạt động khám chữa bệnh
Đoàn thanh tra Sở Y tế Hà Nội kiểm tra một thẩm mỹ viện
Video đang HOT
Quảng cáo “một tấc lên trời”
Đó là phát biểu, cũng là những lời tâm sự, chia sẻ của người đứng đầu ngành y tế tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường quản lý hành nghề y dược ngoài công lập, diễn ra ngày 4-11, do đồng chí Nguyễn Thiện Nhân Ủy viên Bộ Chính trị – Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thẳng thắn chỉ ra, hiện nay, nhiều cơ sở y tế ngoài công lập quá coi trọng đồng tiền, đặt lợi nhuận lên hàng đầu, coi thường tính mạng bệnh nhân. Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, từ vụ Thẩm mỹ viện Cát Tường hay phòng khám Maria trước đó cho thấy, hoạt động quảng cáo dịch vụ y tế, phẫu thuật thẩm mỹ cần phải được thẩm định, quản lý chặt chẽ hơn để tránh hiện tượng các phòng khám tư nhân, thẩm mỹ viện quảng cáo quá mức, một tấc lên trời, khiến người dân hiểu nhầm.
Theo tổng hợp của Thanh tra Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, chỉ tính riêng 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, đã có trên 2.000 cơ sở hành nghề y dược, thẩm mỹ viện tư nhân được kiểm tra. Tại Hà Nội, qua thanh tra, kiểm tra 977 lượt đã phát hiện hàng trăm cơ sở vi phạm, số tiền xử phạt vi phạm hành chính là trên 2,8 tỷ đồng. Tại TP.HCM, thanh tra, kiểm tra 1.232 cơ sở, phát hiện 257 cơ sở vi phạm với tổng số tiền bị xử phạt hành chính cũng xấp xỉ 2,8 tỷ đồng, đình chỉ hoạt động 71 cơ sở…
Tương tự, trong thời gian này, Cục Quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y tế tổ chức nhiều đợt thanh tra hành chính. PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh cho biết, qua thanh tra đã phát hiện nhiều cơ sở khám chữa bệnh hành nghề vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn cho phép; lạm dụng cận lâm sàng; đặc biệt nhức nhối là các sai phạm về quảng cáo vượt quá phạm vi chuyên môn cho phép, lợi dụng lòng tin của người dân để quảng cáo không đúng khả năng chuyên môn, không đúng với nội dung quảng cáo đã được cơ quan chức năng thẩm định nhằm lôi kéo, lừa bịp khách hàng.
Rủi ro luôn rình rập
Ngoài các sai phạm về quảng cáo và công tác quản lý nhà nước, việc xảy ra liên tiếp những vụ việc sai phạm, tiêu cực trong ngành y thời gian qua còn có nguyên nhân do vấn đề y đức. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thừa nhận, việc thực hiện quy tắc ứng xử trong đội ngũ y bác sĩ, dù đã được tập huấn nhiều, song vẫn chưa nghiêm. Bộ trưởng dẫn ví dụ tại buổi tiếp xúc cử tri ở TP.HCM mới đây, một cử tri đã bức xúc phản ánh trực tiếp tới bà về việc bị một bác sĩ của BV Từ Dũ phân biệt đối xử do khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, quát mắng người bệnh như bề trên… Để khắc phục, Bộ Y tế vừa thành lập đường dây nóng trên báo Sức khỏe – Đời sống, cũng như xây dựng đường dây nóng tại khoa khám bệnh của các BV nối máy trực tiếp đến các Trưởng khoa, thậm chí trực tiếp Giám đốc BV.
Ngoài ra, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng chia sẻ, ngành y là một ngành nhạy cảm, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tai biến y khoa ngoài ý muốn luôn rình rập, có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi. Có những tai biến có thể cấp cứu được song nhiều tai biến ngành y khoa cũng phải bất lực. Khoảng cách giữa sự an toàn và tai biến là ranh giới rất mỏng manh, vì thế đòi hỏi các bác sĩ phải luôn luôn nâng cao đạo đức nghề nghiệp. Tới đây, Bộ Y tế cũng sẽ xúc tiến vận động thành lập nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi cho các y bác sĩ và cả người bệnh.
Phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu Bộ Y tế tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về hoạt động khám chữa bệnh. Tăng cường tập huấn về quy tắc ứng xử nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ y tế trên toàn quốc cũng như phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện các quy định và quy chế chuyên môn đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân… Phối hợp với các Bộ ngành liên quan, UBND các tỉnh/ thành tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này, có hướng dẫn về quảng cáo dịch vụ y tế một cách cụ thể, kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp quảng cáo khám chữa bệnh vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn cho phép. Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Y tế sớm ban hành bộ tiêu chí xếp hạng cơ sở hành nghề tư nhân trong quý I năm 2014; thực hiện 4 công khai với cơ sở khám chữa bệnh tư nhân (lĩnh vực hoạt động, nhân lực, giá cả, có địa chỉ cơ quan quản lý trực tiếp cấp trên của mình) để người bệnh biết khi lựa chọn dịch vụ.
Duy Tiến
Theo ANTD
Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020
Ngày 24-4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Quốc gia về y tế biển, đảo tổ chức Hội nghị triển khai Đề án "Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020" với những nội dung cơ bản như: nâng cao nhận thức và năng lực quản lý nhà nước về y tế biển; củng cố, phát triển cơ sở y tế dự phòng; phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh; tổ chức mạng lưới vận chuyển cấp cứu; phát triển nguồn nhân lực cho y tế biển, đảo...
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, triển khai Đề án sẽ giúp đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe cho người lao động, quân và dân trên biển, đảo một cách có hiệu quả. Đồng thời tạo cơ hội tập trung nguồn lực đầu tư cao nhất cho y tế biển, đảo; tạo sự công bằng trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế, giúp người dân yên tâm bám biển, đảo, khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Theo ANTD
Nếu nói dối vứt xác, bác sĩ Tường bị xử như thế nào? Theo luật sư Vũ Tiến Vinh, nếu khai gian dối bị can sẽ không được hưởng tình tiết khoan hồng chứ không bị xem xét trách nhiệm hình sự về tội Khai báo gian dối. - Theo ông vì sao cơ quan điều tra không khởi tố nghi can Tường về tội Giết người mà là về hai tội Vi phạm các quy...