4 con đường ở Tây Nguyên đẹp như cảnh trên phim Hàn
Đường hoa sứ, đường cây lá kim, hay đường hoa dã quỳ… là những điểm chụp hình yêu thích của nhiều bạn trẻ khi phượt Tây Nguyên.
1. Đường vào Tòa giám mục Kontum
Tòa giám mục Kon Tum nằm trên đường Trần Hưng Đạo, TP Kon Tum, còn có tên gọi đầy đủ là “Chủng viện Thừa sai Kon Tum” với lối kiến trúc pha trộn giữa phương Tây và dân tộc bản địa truyền thống tạo nét riêng biệt. Nếu bạn là người thích tìm hiểu lịch sử, văn hóa thì đây là địa điểm không thể bỏ qua khi đến Tây Nguyên. Bên cạnh đó, ấn tượng khó phai với những người lần đầu đặt chân đến đây là hàng hoa sứ lâu năm, tỏa hương dịu nhẹ ngay lối vào. Để trừ sâu bệnh, những gốc sứ được quét vôi trắng. Khi chưa rụng lá, cây rợp bóng mát che kín cả con đường, còn đến mùa hoa nở, đoạn đường này trở nên rực rỡ dưới sắc hồng đậm của hoa sứ, nổi bật trên nền trời xanh trong vắt.
2. Đường lên núi lửa Chư Đăng Ya
Cách thành phố Pleiku khoảng 30 km về hướng đông bắc, đồi hoa dã quỳ ở núi lửa Chư Đăng Ya – ngọn núi đã ngủ yên hàng triệu năm là điểm được dân phượt “săn lùng” nhiều nhất mỗi khi đến Pleiku. Từ tháng 11 trở đi, mùa hoa dã quỳ nở rộ hai bên đường dưới chân núi lửa là thời điểm đẹp nhất ở đây. So với nơi khác thì dã quỳ ở Chư Đăng Ya nở muộn, nhưng cũng tàn muộn hơn. Những ngày cuối năm, bạn có thể tự chạy xe máy giữa những khóm hoa thơm đậm mùi hướng dương dại đặc trưng, chụp trăm kiểu ảnh trong biển vàng thơ mộng.
3. Đường quanh đồi chè Gia Lai
Đồi chè Gia Lai nằm bên bờ Bắc Biển Hồ, cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 13 km, thuộc địa phận huyện Chư Păh, Gia Lai. Không nổi tiếng bằng các đồi chè ở miền Bắc Việt Nam, nhưng quang cảnh xanh mát mắt cộng với con đường rợp bóng cây quanh đồi chè và đoạn đường cây lá kim hướng ngược về Biển Hồ đã chiếm trọn cảm tình của nhiều người khi có dịp ghé chơi. Bạn có thể chậm rãi chạy xe giữa hàng thông thẳng tắp hai bên đường đến Biển Hồ, tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ của đại ngàn. Cuối đường là các bậc tam cấp bằng đá dẫn đến ngôi nhà giữa lòng hồ, từ đây phóng tầm mắt ngắm toàn cảnh xung quanh.
4. Đường lên Măng Đen – Kon Tum
Thị trấn Măng Đen thuộc huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum còn được mệnh danh là mảnh đất “bảy hồ, ba thác” vì có 7 hồ Toong Ly Leng, Toong Ziu, Toong Zơ Ri, Toong Săng, Toong Pô, Toong Đam, Đak Ke và 3 thác Pa Sỹ, Đak Ke, Đak Pne. Nhờ đó mà không khí ở đây luôn mát lạnh, trong lành, trở thành điểm tránh nóng lý tưởng của dân miền Nam. Không ít bạn trẻ đam mê phượt hứng thú với việc chạy xe máy đến Măng Đen thay vì đi ôtô vì bạn có thể thong thả dừng ngay giữa đoạn đường vắng, ngang qua rừng cao su để chụp những bức ảnh đẹp như poster phim Mỹ.
Video đang HOT
Theo Danviet.vn
Viên ngọc bích của núi rừng Tây Nguyên
Cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột chừng 50 km, hồ Lak là một trong những điểm du lịch sinh thái và văn hóa nổi tiếng nhất của tỉnh Đắk Lắk.
Từ trung tâm thành phố, chúng tôi theo con đường Nguyễn Văn Cừ đi về hướng sân bay Buôn Ma Thuột, sau đó thẳng hướng QL 27 để tới thị trấn Liên Sơn, thủ phủ của huyện Lak. Khu vực gần sân bay có rừng sao đen tuyệt đẹp.
Chúng tôi đi vào một ngày mưa tầm tã, nhưng không vì thế mà cảnh vật hai bên đường bớt đẹp. Những ngọn núi mây mù bao phủ, phía dưới được bao phủ bởi màu xanh mát mắt của lúa non.
Hai bên đường thường xuất hiện những hồ nước lớn mà chúng tôi không biết tên.
Gần tới thị trấn Liên Sơn có những thung lũng rộng lớn, trải dài với hậu cảnh là những dãy núi hùng vĩ.
Sau hơn một giờ di chuyển, chúng tôi cũng tới được trung tâm thị trấn. Từ đây bạn rẽ vào bất kỳ con đường nào bên phía tay phải cũng dẫn vào hồ Lak. Trong ảnh, người bạn đường của tôi, gần đó là ngã ba dẫn lên biệt điện Bảo Đại.
Một góc hồ Lak, hồ nước ngọt lớn nhất của tỉnh Đắk Lắk và lớn thứ hai Việt Nam, được bao bọc bởi những cánh rừng nguyên sinh và những buôn làng của người dân tộc M'Nong.
Xung quanh hồ là những khu nghỉ dưỡng, nằm lẩn khuất sau những tán cây rất hài hòa với thiên nhiên.
Dọc đường đi vào buôn là những cánh đồng xanh mướt màu của mạ non, khung cảnh rất bình yên và thư thái.
Một bãi bồi của hồ Lak được người dân bản địa tận dụng làm ruộng trồng lúa. Người dân ở đây cho biết hồ Lak không sâu lắm, thoải dần ra phía giữa hồ. Độ sâu nhất của hồ chỉ tầm từ 5-7 m.
Buôn làng của người M'Nong trên đường ra bến thuyền du lịch. Ngoài một số nhà dài cổ làm bằng gỗ, tre nứa thì cũng xuất hiện những nhà dài làm bằng xi măng kiên cố, chắc chắn.
Tại đây có nhiều dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của du khách như homestay, thưởng thức ẩm thực bản địa, giao lưu cồng chiêng, cưỡi voi, chèo thuyền độc mộc trên hồ.
Một chiếc thuyền đưa người dân qua lại giữa hai bờ hồ.
Cánh đồng trù phú được hình thành từ bãi bồi của hồ Lak.
Chúng tôi quyết định chạy sâu vào bên trong. Người dân đã bắt đầu một mùa vụ mới của năm hai bên đường.
Các em đang trên đường đi học về, lúc này gió ngược khá mạnh nên việc chạy xe cũng có phần khó khăn.
Những thửa ruộng rộng lớn của người dân bản địa, phía xa là hồ Lak trong sương mù.
Dừng chân nghỉ ngơi ở một gốc cây ven đường.
Nguyễn Hải Vinh
Theo Zing
Ngôi chùa trên mây đẹp khó tin ở Tây Nguyên Nằm sâu trong núi rừng Tây Nguyên, cách trung tâm Bảo Lộc khoảng 20 km, quanh năm mây vờn bao phủ, Linh Quy Pháp Ấn là một ngôi chùa như từ trên trời lạc xuống hạ giới. Nằm cách trung tâm Bảo Lộc khoảng 20 km, chùa Linh Quy Pháp Ấn nằm trên đỉnh đồi 45 thuộc huyện Lộc Thành (Lâm Đồng). Đường...