4 con đường kỳ lạ bậc nhất thế giới
Đường ngắn, hẹp hay dốc nhất thế giới là danh xưng dành cho các điểm đến kỳ quặc, thu hút du khách tại Mỹ, Scotland, Đức…
Lombard (Mỹ): Với 40 ngọn đồi trong thành phố, những con đường ở San Francisco nổi tiếng với độ dốc chóng mặt. Trong đó, Lombard, nằm trên đồi Russian thơ mộng được biết đến là con đường khúc khuỷu bậc nhất nước Mỹ. Con dốc được thiết kế hình zích zắc để giảm độ dốc 27 độ của ngọn đồi, tránh khả năng xảy ra tai nạn khi phương tiện lưu thông. Ở đây, ôtô chỉ được phép lưu thông với vận tốc tối đa 8 km/h. Ảnh: Peter Yan Studio.
Con đường dài khoảng 200 m, với 8 đoạn gấp khúc đều nhau, đem đến nguồn lợi lớn cho ngành du lịch địa phương. Nhiều du khách đến đây để check-in tại “Crooking Street” (con đường khúc khuỷu) lãng mạn, kỳ lạ. Tuy nhiên, việc thu hút quá nhiều khách kéo theo tình trạng tắc đường, ô nhiễm bởi khói bụi và tiếng ồn. Thành phố đang xem xét việc thu phí đi lại đối với phương tiện lưu thông trên đường Lombard. Ảnh: SFCTA.
Baldwin (New Zealand) : Nằm tại vùng ngoại ô thành phố Dunedin, phía nam New Zealand, Baldwin giữ kỷ lục là con đường dốc nhất thế giới do Guinness trao tặng. Đường dài khoảng 350 m, độ dốc cao nhất khoảng 1:2,86 (19 độ hay 35%). Trong khi đoạn dưới rải bê tông thì dốc phía trên được lát nhựa để dễ bảo trì, tránh trường hợp nhựa đường chảy xuống khi nắng nóng. Độ dốc bất thường của con đường được tạo ra do quy hoạch đô thị kém, người xây dựng không nắm rõ địa hình thành phố. Ảnh: Insiders Dunedin.
Ngày nay, danh tiếng của con đường là niềm tự hào của người dân sinh sống trên phố Baldwin nói riêng và Dunedin nói chung. Du khách tìm đến đây để tạo ra những kiểu ảnh độc đáo. Ảnh: Rahul.dorugade05, jennycheen_.
Ebenezer Place (Scotland): Ebenezer Place được kỷ lục Guinness công nhận là con đường ngắn nhất thế giới vào tháng 11/2006. Con đường nằm ở Wick, Caithness, dài 2,05 m. Nơi đây có một địa chỉ duy nhất là khách sạn Mackays, du khách có thể tham quan toàn bộ trong vài bước chân. Ảnh: Twitter.
Video đang HOT
Con đường xuất hiện vào năm 1883 khi Alexander Sinclair – ông chủ của khách sạn Mackays, trở về từ Mỹ với khoản gia tài đáng kể. Ông xây dựng khách sạn tại ngã ba đường Union, River ở Wick và được hội đồng thị trấn yêu cầu in tên lên đoạn ngắn nhất của khách sạn. Ảnh: The Mirror.
Spreuerhofstrae (Đức): Theo sách kỷ lục Guinness, con phố hẹp nhất thế giới tên Spreuerhofstrae, ở thị trấn cổ Reutlingen, Đức. Phố Spreuerhofstrae dài 3,8 m, chỗ hẹp nhất vỏn vẹn 31 cm, người quá cao phải cúi khom người khi qua. Thực ra, nơi đây là một con hẻm nằm lọt giữa 2 ngôi nhà xây gần nhau. Ảnh: Die Weltenbummler.
Dù bất tiện khi khi di chuyển, nhiều du khách từ châu Á và châu Mỹ vẫn tìm đến đây vì tò mò. Người dân địa phương đùa rằng, con phố là thước đo chuẩn mực cho chế độ ăn uống của họ. Ảnh: Stuttgart Tourist.
Sự thay đổi của những thành phố lớn trên thế giới
Các thành phố nổi tiếng thế giới không phải lúc nào cũng có sự thay đổi rõ rệt. Một số khu vực thậm chí giữ nét kiến trúc gần như nguyên vẹn từ hàng trăm năm trước.
San Francisco, California, Mỹ: Bức ảnh được chụp từ Twin Peaks vào năm 1947 khiến bạn khó có thể nhận ra thành phố San Francisco nếu không định hình được cây cầu Vịnh Oakland nổi tiếng. Sau 70 năm, nơi này đã có nhiều thay đổi rõ rệt. Điển hình là các tòa nhà cao tầng xuất hiện nhiều ở bờ sông, che lấp tầm nhìn đến cây cầu. Dù vậy, nhiều khu vực vẫn giữ khung cảnh gần như nguyên vẹn.
London, Anh: Canary Wharf là một trong những bến cảng nhộn nhịp nhất thế giới vào đầu thế kỷ 20. Năm 1945, bến cảng bắc qua sông Themes (London, Anh) này được bao quanh bởi những ống khói nhà máy. Ngày nay, những ống khói ô nhiễm đã biến mất, thay vào đó là nhiều tòa nhà chọc trời hiện đại. Hai công trình gần đó là Trường Hải quân Hoàng gia và Biệt thự Nữ hoàng vẫn giữ nguyên vẹn.
Thượng Hải, Trung Quốc: Bến Thượng Hải là một đại lộ nổi tiếng chạy dọc con sông Hoàng Phố. Vào năm 1927, nơi đây có nhiều bến thuyền nhỏ bên bờ sông, phía xa là một số tòa nhà với kiến trúc cổ. Sau gần một thế kỷ, quang cảnh nơi đây đã hoàn toàn thay đổi. Một vài tòa nhà cổ như Ngân hàng Thượng Hải và tòa nhà AIA vẫn được giữ nguyên, phía xa có vô số công trình đã che lấp đi đường chân trời trong quá khứ.
Berlin, Đức: Nhà thờ Berlin là một địa danh quan trọng của thành phố, được xây dựng từ thế kỷ 15. Bức ảnh chụp năm 1890 cho thấy khung cảnh nhà thờ sau nhiều lần trùng tu. Trong các cuộc thế chiến, khu vực này cũng bị tàn phá nhiều lần. Ngày nay, nhà thờ có thay đổi thiết kế đôi chút so với trước kia, chủ yếu ở phần mái vòm. Khung cảnh xung quanh nhà thờ không có nhiều khác biệt.
Dubai, UAE: Được thành lập từ thế kỷ 18, Dubai ban đầu chỉ là một làng chài. Sau khi phát hiện ra những mỏ dầu tại đây năm 1960, Dubai đóng vai trò quan trọng như một trung tâm thương mại của thế giới. Bức ảnh chụp năm 2003 cho thấy thành phố kênh đào Dubai Marina đang bước đầu được xây dựng. Sau 17 năm, những gì hiện ra thật đáng kinh ngạc cho thấy tốc độ phát triển không tưởng của thành phố.
Florence, Italy: Trong khi nhiều nơi trên thế giới thay đổi diện mạo sau mỗi thập kỷ, thì Florence lại gần như giữ nguyên. Bức ảnh chụp năm 1893 cho thấy vẻ đẹp nguy nga của thành phố lịch sử này cũng không khác biệt so với hiện tại. Được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới, các công trình độc đáo của Florence thậm chí đã được bảo tồn từ thế kỷ 16.
Sydney, Australia: Sydney là thành phố đông dân nhất ở Australia, nơi có lịch sử đầy biến động và bị tàn phá bởi vô số cuộc xung đột. Cây cầu Cảng Sydney được khánh thành năm 1932, tạo cảm hứng lớn cho sự phát triển rộng rãi của thành phố. Ảnh chụp gần đây cho thấy các công trình biểu tượng quanh cây cầu vẫn được giữ nguyên như nhà hát Opera Sydney. Các tòa cao ốc của xuất hiện nhiều hơn, cùng một công viên giải trí mọc lên tại bến cảng.
New York, Mỹ: Rất ít địa danh ở New York có sự thay đổi mạnh mẽ như Quảng trường Thời đại. Trong quá khứ, khu vực này là một ngôi làng nhỏ với nghề sản xuất xe ngựa. Cái tên Quảng trường Thời đại được lấy vào năm 1900 khi ga tàu điện ngầm bắt đầu được xây dựng tại đây. Giờ đây khu vực này là trung tâm của các quán bar, vũ trường, nhà hát và các khách sạn cao cấp. Quảng trường Thời đại cũng vinh dự là địa điểm đại diện cho nước Mỹ trong các sự kiện lớn như chào đón năm mới.
Paris, Pháp: Khải Hoàn Môn là một trong những thắng cảnh nổi tiếng nhất của thủ đô nước Pháp, nơi tưởng nhớ những người lính. Bức ảnh chụp đầu những năm 1900 cho thấy kiến trúc quy hoạch tổng thể của thành phố xung quanh Khải Hoàn Môn, với những con đường rợp bóng cây xanh. 100 năm sau, khu vực này dường như có rất ít thay đổi. Thậm chí cây xanh tô điểm trên các con đường cũng được giữ nguyên.
Barcelona, Tây Ban Nha: Vương cung thánh đường Sagrada Familia (Barcelona, Tây Ban Nha) là một tuyệt tác kiến trúc của kiến trúc sư huyền thoại Antoni Gaudí. Ông bắt đầu công việc xây dựng thánh đường từ năm 1882. Bức ảnh chụp năm 1940 cho thấy sau 60 năm thánh đường đã được hình thành một phần. Sagrada Familia ngày nay trông hoàn toàn khác với nhiều thay đổi kinh ngạc. Theo ước tính, vương cung thánh đường này sẽ hoàn thành vào năm 2032, sau 150 năm xây dựng.
'Thị trấn ma' trong lòng San Francisco Đại dịch Covid-19 ập đến làm chao đảo cuộc sống của toàn bộ người dân và biến một trong những khu phố buôn bán nhộn nhịp nhất nước Mỹ thành "thị trấn ma". Những cửa hiệu một thời tấp nập và lung linh ánh sáng trên khu phố người Hoa ở San Francisco giờ đây đang ẩn mình phía sau lớp cửa sắt,...