4 cơn bão và áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông di chuyển thế nào?
Cơ quan khí tượng của Việt Nam cho biết, ở tây bắc Thái Bình Dương có 2 cơn bão, 2 áp thấp nhiệt đới, các cơn bão này có tỷ lệ đi vào Biển Đông rất thấp.
Chiều 28.9, Cơ quan khí tượng quốc gia Philippines (PAGASA) cho biết, áp thấp nhiệt đới ở phía đông nước này đã mạnh lên thành bão Julian. Tâm bão đang cách Aparri tỉnh Cagayan (Philippines) khoảng 465 km về phía đông. Đây là cơn bão gần Biển Đông nhất.
Bão Julian là cơn bão gần Biển Đông nhất. ẢNH: PAGASA
Trong những giờ tiếp theo, bão di chuyển chậm theo hướng nam tây nam. Sức gió duy trì mạnh nhất trong bão nhiệt đới Julian gần 65 km/giờ gần tâm bão và gió giật lên tới 80 km/giờ.
Bão Julian dự kiến di chuyển về phía tây nam hoặc tây trong ngày 28.9. Sau đó, bão di chuyển hướng tây bắc ngày 29.9 và duy trì cho tới ngày 30.9 để hướng tới khu vực quần đảo Batanes – Babuyan của Philippines.
4 cơn bão và áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông di chuyển thế nào?
Sau khi gây ảnh hưởng ở Philippines, bão Julian sẽ tăng tốc về phía đông bắc qua vùng biển phía đông vào 1.10.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão Julian được các cơ quan khí tượng quốc tế và nước ta nhận định ít có khả năng di chuyển vào Biển Đông.
Ngoài ra, cơ quan này cho biết, hiện nay, trên khu vực tây bắc Thái Bình Dương có 2 cơn bão, 2 áp thấp nhiệt đới. Tuy nhiên, các cơn bão, áp thấp nhiệt đới này đều di chuyển lên phía bắc của vùng biển bắc Thái Bình Dương, chưa có dấu hiệu di chuyển vào Biển Đông. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đang theo dõi sát diễn biến của các cơn bão, áp thấp nhiệt đới này.
Cơ quan khí tượng cho biết thêm, từ tháng 10 – tháng 12.2024, hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông có khả năng xuất hiện 4 – 5 cơn; khoảng 2 – 3 cơn đổ bộ đất liền. Các tỉnh khu vực miền Trung cần rà soát các phương án sẵn sàng ứng phó mưa lũ cực đoan trong tháng 10 – tháng 11.2024.
Đỉnh lũ năm 2024 ở các sông từ Quảng Bình – Khánh Hòa ở mức báo động 2 – báo động 3 và trên báo động 3, các sông ở Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận trên báo động 2.
Lũ năm 2024 ở đầu nguồn sông Cửu Long dao động ở trên mức báo động 1; đỉnh lũ tại các trạm hạ lưu sông Cửu Long ở mức báo động 2 – báo động 3 và trên báo động 3; cao nhất trong khoảng 4 năm gần đây và thấp hơn năm 2018.
Ngoài ra, từ đêm 28 – 30.9, ở miền Bắc xuất hiện một đợt mưa giông 30 – 60 mm, có nơi mưa to trên 100 mm, đề phòng nguy cơ trượt lở đất tái xuất hiện. Từ ngày 1 – 3.10, từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên – Huế có mưa vừa, mưa to.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão, Thanh Hóa ra công điện ứng phó
Trước việc áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão hướng vào vùng biển các tình Bắc Trung Bộ và Trung Bộ, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành công điện ứng phó
Tối 17-9, ông Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, đã có Công điện số 21 gửi các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, TP và các đơn vị liên quan về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Ngư dân Thanh Hóa di chuyển thuyền bè ứng phó với bão số 3 (Yagi) vừa qua. Ảnh: Tuấn Minh
Công điện nêu rõ theo bản tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng ngày 17-9, áp thấp nhiệt đới đã vượt qua đảo Luzon (Philippines) và đi vào Biển Đông. Hồi 13 giờ, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,8 độ vĩ Bắc, 119,0 độ kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 820 km về phía Đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7, giật cấp 9.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới sẽ di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ khoảng 20-25 km/giờ, hướng về quần đảo Hoàng Sa và có khả năng mạnh lên thành bão.
Bão có thể ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển và đất liền nước ta, gây gió giật mạnh, mưa lớn ở khu vực Trung Trung Bộ và Bắc Trung Bộ trong những ngày tới.
Để chủ động ứng phó với thiên tai, thực hiện nghiêm công điện của Thủ tướng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các cơ quan, đơn vị tổ chức theo dõi, cập nhật thường xuyên, liên tục thông tin diễn biến của áp thấp nhiệt đới/bão, mưa lũ để chủ động chỉ đạo triển khai công tác ứng phó phù hợp với diễn biến thiên tai theo phương châm "bốn tại chỗ", không để bị động, bất ngờ nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai có thể gây ra; chỉ đạo triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm.
Khu vực bờ biển huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa bị sạt lở nghiêm trọng do mưa bão. Ảnh: Tuấn Minh
Công điện yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, TP tập trung triển khai ngay các biện pháp bảo đảm an toàn cho tàu thuyền, phương tiện và các hoạt động trên biển, ven biển; chủ động thông tin, hướng dẫn phương tiện, tàu thuyền còn đang hoạt động trên biển biết, không đi vào hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn.
Rà soát, hoàn thiện kịch bản ứng phó với áp thấp nhiệt đới/bão, mưa lớn, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, tập trung bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản của nhân dân và Nhà nước.
Bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện, nhất là tại các khu vực trọng điểm, xung yếu để sẵn sàng triển khai ứng phó với áp thấp nhiệt đới/bão, mưa lớn, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng giao các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc công điện theo chức năng nhiệm vụ của tình đơn vị, sở ngành, tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo tình hình về Văn phòng thường trực Chỉ huy phòng, chống thiên tai tỉnh và Văn phòng thường trực Chỉ huy Phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh để tổng hợp theo quy định.
Hướng đi và thời điểm áp thấp nhiệt đới trở thành bão số 4 trên Biển Đông Sau khi trở thành bão số 4 trong năm 2024, cơn bão này sẽ di chuyển theo hướng tây tây bắc và hướng thẳng quần đảo Hoàng Sa. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía đông đảo Luzon (Philippines). Bản đồ dự báo đường đi của...