4 chiến hạm Ấn Độ tới Biển Đông – sự cảnh báo cho Trung Quốc
Tiến sỹ Subhash Kapila cho rằng thông điệp này mang rất nhiều trọng lượng trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng hug hăng trên Biển Đông.
Tàu chiến Ấn Độ. (Ảnh minh họa)
Ấn Độ là một đối tác quan trọng ở Biển Đông trong khi Trung Quốc đang leo thang sức mạnh quân sự từ Biển Đông cho đến dãy Himalaya
Video đang HOT
Ngày 29/5, Tiến sỹ Subhash Kapila viết trên tờ Eurasia Review rằng việc Hải quân Ấn Độ phái 4 tàu chiến tới Biển Đông mang một thông điệp quan trọng có tính biểu tượng nhằm vào Trung Quốc.
4 chiến hạm Ấn Độ trên đường cơ động tới Biển Đông hiện đang tiến hành một cuộc tập trận với Hải quân Singapore ở eo biển Malacca, sau đó sẽ ghé thăm cảng Kelang của Malaysia, Đà Nẵng của Việt Nam và Manila – Philippines.
3 điểm dừng chân trong hành trình tời Biển Đông của 4 chiến hạm ấn độ thuộc 3 trong số 4 quốc gia Đông Nam Á đang có tranh chấp chủ quyền gay gắt với Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei cũng tuyên bố “chủ quyền” toàn bộ hoặc một phần quần đảo – PV).
Đặc biệt chuyến thăm này lại diễn ra ngay sau chuyến công du New Delhi của Lý Khắc Cường, tân Thủ tướng Trung Quốc trong bối cảnh Thủ tướng Ấn Độ bác bỏ thẳng thừng quan điểm “đàm phán tay đôi” của Trung Quốc ở Biển Đông – Trường Sa.
Thời điểm diễn ra chuyến đi Biển Đông của 4 tàu chiến Trung Quốc lại trùng khớp với chuyến công du Nhật Bản – một nước đang có tranh chấp gay gắt với Trung Quốc về chủ quyền nhóm đảo Senkaku ở Hoa Đông của Thủ tướng Ấn Độ.
Tuyên bố chung Ấn Độ – Trung Quốc ngày 20/5 trong chuyến đi của Lý Khắc Cường nêu rõ: Châu Á – Thái Bình Dương đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề toàn cầu. Ư tiên hiện nay là thiết lập một khuôn khổ mở, minh bạch, bình đẳng, bao gồm cả an ninh và hợp tác trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.
Tiến sỹ Subhash Kapila cho rằng thông điệp này mang rất nhiều trọng lượng trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng hung hăng trên Biển Đông. Ấn Độ là một đối tác quan trọng ở Biển Đông trong khi Trung Quốc đang leo thang sức mạnh quân sự từ Biển Đông cho đến dãy Himalaya, New Delhi cần phải xác lập một tầm cao chiến lược cùng các quốc gia khác đang bị ảnh hưởng và bị Trung Quốc gây sức ép về chính trị, quân sự.
Theo xahoin
TQ: Lập trại lính ở khu vực thuộc Ấn Độ
Nguồn tin từ cảnh sát Ấn Độ cho biết, hàng chục binh sĩ Trung Quốc đã lập một trại lính ở một khu vực hẻo lánh mà Ấn Độ đã tuyên bố chủ quyền.
Theo nguồn tin trên, các binh sĩ thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã tiến sâu khoảng 10 km vào vùng lãnh thổ mà Ấn Độ đã tuyên bố chủ quyền ở Ladakh, dãy núi Himalaya để dựng trại ngày 15/4. Ngay sau đó, phía Ấn Độ cũng đã lập một trại lính đối diện cách trại của Trung Quốc 300 mét.
"PLA đã cắm lều trại bên trong lãnh thổ Ấn Độ và tạm thời ở đó. Ngày 17/4, một tiểu đoàn đã được gửi đến khu vực này và họ cũng đang cắm trại đối diện trại của binh lính Trung Quốc"-Một quan chức giấu tên ở Ấn Độ cho biết trên Reuters. Quan chức này nói thêm có hai chiếc trực thăng đã hỗ trợ binh sĩ Trung Quốc dựng lều trại.
Một quan chức cảnh sát khác ở Srinagar, thủ đô bang Jammu và Kashmir, cũng xác nhận vụ việc trên.
Đối phó với những thông tin Trung Quốc xâm nhập vào Ladakh, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết rằng hai bên đã liên hệ với nhau thông qua các kênh ngoại giao được thiết lập nhằm giải quyết căng thẳng tranh chấp biên giới. "Chúng tôi tin tưởng rằng sẽ giải quyết trên sẽ được giải quyết ổn thỏa bằng phương pháp hòa bình" - Syed Akbaruddin, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết.
Trung-Ấn lại căng thẳng biên giới. Ảnh: Reuters
Ấn Độ và Trung Quốc từng xảy ra cuộc chiến ngắn nhưng đẫm máu vào năm 1962 ở Ladakh và Arunachal Pradesh. Ngày nay, Ấn Độ kiểm soát Arunachal Pradesh trong khi Trung Quốc quản lý một khu vực rộng lớn tiếp giáp với Ladakh gọi là Aksai Chin. Cả hai đều thoải mái với sự sắp xếp này.
Theo các nhà quan sát, binh sĩ Trung Quốc thường vượt qua biên giới Ấn Độ nhưng việc họ thiết lập một trại lính nằm sâu trong khu vực tranh chấp là điều bất thường.
Hai nước đã gia tăng sự hiện diện quân đội ở hai bên biên giới trong những năm gần đây. Sự phát triển kinh tế nhanh chóng của cả hai nước cho phép họ chi tiền nhiều hơn cho việc bảo vệ khu vực sâu và xa. Họ thường tổ chức các cuộc họp giải quyết khi căng thẳng lan tỏa nhưng các cuộc đàm phán cấp cao để dứt điểm vấn đề vẫn chưa đạt được kết quả.
Theo 24h
Bài phát biểu nhậm chức của Obama Trong bài phát biểu nhậm chức trước công chúng, tổng thống Mỹ Obama nhấn mạnh đến quyền tự do và bình đẳng, đến các ưu tiên bên trong nước Mỹ, và lướt qua về chính sách đối ngoại. Dưới đây là lược dịch bài phát biểu của ông: Obama phát biểu sau khi tuyên thệ nhậm chức ngày 21/1. Ảnh: AP "Xin cảm...