4 chiếc máy bán nước kỳ lạ nhất TG
Có những chiếc máy bán nước tự động không thèm “thu tiền” và bán nước như bình thường.
1. Máy bán Coca-Cola 007 Skyfall
Ở thành phố Antwerp, Bỉ đã có một chiếc máy bán Coca-Cola lừng danh, vì những người mua nước đã phải vào vai siêu điệp viên và làm nhiệm vụ.
Đây là sự kết hợp giữa hãng làm film Skyfall và Coca-Cola, phần thưởng sau khi hoàn thành nhiệm vụ “bất khả thi” này là 1 cặp vé xem Skyfall.
2. Máy bán Coca-Cola đòi được ôm free
Video đang HOT
Ở trường Đại học Quốc gia Singpore (NUS) hãng giải khát Coca-Cola đã thiết kế 1 chiếc máy bán nước mà không có khe nhét tiền. Chiếc máy kỳ quái này chỉ đòi được ôm ấp, sau khi “thỏa mãn” chiếc máy này sẽ tặng bạn 1 lon Coca-Cola miễn phí.
3. Máy bán Coca-Cola dạy nhảy tại Hàn Quốc
Chiếc máy bán nước này được đặt giữa một trung tâm lớn tại Hàn Quốc, khách hàng muốn uống nước phải nhảy múa theo các vũ công ở trên màn hình tivi. Nếu khách hàng thực hiện hoàn hảo các động tác nhảy, họ sẽ nhận phần thưởng là một lon Coca-Cola miễn phí. Được biết Coca-Cola đã kết hợp với Microsoft để gắn thiết bị cảm biến Kinect của Xbox cho chiếc máy này.
Trong dịp lễ Olympics London 2012 vừa rồi, hãng giải khát Coca-Cola lại một lần nữa gây sốc khi tung ra chiếc máy bán nước khổng lồ của mình. Chiếc máy có chiều cao bằng cả một tòa nhà và chứa hàng nghìn chai nước giải khát miễn phí. Tuy nhiên để được “uống chùa” khách hàng phải dùng hết sức để bấm một chiếc nút khổng lồ.
Theo Quang Dũng (TTVN)
Nghi vấn Keangnam - Vina chuyển giá
Sau Coca - Cola, Metro, Adidas, "đại gia" bất động sản Keangnam-Vina (Hàn Quốc) bị cơ quan thuế đưa vào tầm ngắm có nghi vấn chuyển giá, giao dịch liên kết.
Tòa tháp Keangnam Hanoi Landmark do Cty Keangnam - Vina đầu tư.
Theo nguồn tin riêng của Tiền Phong, cơ quan thuế đang nghi ngờ Cty TNHH một thành viên Keangnam-Vina (100% vốn nước ngoài thuộc Tập đoàn Keangnam của Hàn Quốc) đã chuyển lợi nhuận sang công ty mẹ thông qua giao dịch liên kết.
Theo đó, tháng 5/2007, khi thực hiện đầu tư dự án căn hộ cao cấp Keangnam Hanoi Landmark Tower tại huyện Từ Liêm (Hà Nội), Cty Keangnam-Vina vay vốn từ ngân hàng Kookmin bank (Hàn Quốc) - thành viên trong cùng tập đoàn - với tổng vốn vay 400 triệu USD.
Nhưng Cty Keangnam-Vina phải trả lãi vay bình quân các năm tới 12%/năm, cao hơn cả lãi vay USD ngân hàng Việt Nam (khoảng 5-7%/năm). Khoản lãi vay, chi phí tài chính đã được hạch toán là 2.030 tỷ đồng.
Theo ông Nguyễn Quang Tiến, Vụ trưởng - Phó trưởng ban cải cách (Tổng cục Thuế): "Thanh tra Cục thuế Hà Nội đang kiểm tra cả công ty xây dựng tòa tháp Keangnam liên quan đến việc dàn xếp vốn vay, các dịch vụ tư vấn... để làm rõ có giá chuyển nhượng, giao dịch liên kết không ?".
Ông Tiến cho biết, Cty Keangnam-Vina đã vay vốn của ngân hàng cùng tập đoàn với lãi suất cao, trả trước chi phí dàn xếp vốn vay cho công ty mẹ, tức là có giao dịch giữa 3 đơn vị cùng tập đoàn. Đây là một căn cứ để cơ quan thuế nghi vấn dấu hiệu chuyển giá.
Một điểm đang chú ý nữa, đó là hợp đồng xây dựng cơ bản giữa Keangnam-Vina và nhà thầu chính - Cty Keangnam Enterprises.Ltd ký theo hình thức "chìa khóa trao tay".
Tuy nhiên, trong khi chủ đầu tư hạch toán lỗ nhiều năm thì nhà thầu chính lại có lãi và chỉ phải nộp thuế 2% doanh thu sau khi trừ đi doanh thu của nhà thầu phụ đã nộp trực tiếp.
Hơn nữa, Cty Keangnam-Vina còn ký hợp đồng với nhà thầu chính cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính, dàn xếp vốn vay.
Trong đó, riêng phí dịch vụ sắp xếp nguồn vốn vay đã lên tới 20 triệu USD. Chi phí tư vấn quảng cáo, tư vấn cấp quyền sử dụng đất, cấp giấy phép đầu tư vài triệu USD (năm 2008, Keangnam-Vina đã hạch toán chi phí tài chính lên tới 30 triệu USD).
Trước những dấu hiệu bất thường, từ tháng 9/2012, Cục thuế TP Hà Nội đã tiến hành thanh tra thuế, đặc biệt là hoạt động chuyển giá tại Cty Keangnam-Vina.
Trong đó, sẽ làm rõ giá trị tài sản đầu tư đưa vào kinh doanh, giá vốn đối với chuyển nhượng bất động sản, bóc tách các chi phí bất hợp lý và các giao dịch giữa Cty Keangnam-Vina với Cty Keangnam Enterprises.,Ltd là nhà thầu chính trong cùng tập đoàn với chủ đầu tư Cty Keangnam Investment.,Ltd (Hàn Quốc).
Năm 2011, Cty Keangnam-Vina bắt đầu có doanh thu từ dự án Landmark Tower, đạt trên 5.200 tỷ đồng, nhưng Cty này báo lỗ hơn 140 tỷ đồng. Trong hơn 5 năm đầu tư, Keangnam-Vina liên tục báo lỗ vài chục tỷ đồng mỗi năm.
Đến hết năm 2011, tổng số lỗ lũy kế lên tới 277 tỷ đồng. Do thua lỗ nên Keangnam-Vina chưa đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, ngoại trừ đóng thuế VAT, thuế sử dụng đất "không đáng kể".
Theo Dantri
Coca Cola "giả lỗ" triền miên? Thống lĩnh thị trường đồ uống tại Việt Nam, doanh số Coca Cola tăng theo chiều thẳng đứng nhưng từ khi đầu tư tại thị trường Việt Nam đến nay, Coca Cola chưa từng đóng một đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào do liên tục khai lỗ. Theo Dantri