4 “chìa khóa” giúp hôn nhân hạnh phúc
Vợ chồng giàu hay nghèo không phải là yếu tố lớn nhất quyết định cuộc hôn nhân hạnh phúc hay không.
Trong cuộc sống, khi vợ chồng cãi vã chúng ta thường nghe không ít những lời than vãn kiểu: “Tôi mù mới lấy người nghèo như anh” hoặc “Áp lực tiền bạc trong hôn nhân khiến tôi quá khổ”…
Tiền bạc có lẽ là một vấn đề lớn trong đời sống hôn nhân. Tuy nhiên, nó có phải là tất cả. Có phải 100% các cuộc hôn nhân không có tiền thì không hạnh phúc hoặc tiền bạc có chắc là ngọn nguồn của mọi vấn đề trong đời sống vợ chồng?
Một cuộc hôn nhân hạnh phúc hay không chẳng phải do giàu hay nghèo quyết định mà do cả hai thiếu đi vài yếu tố hạnh phúc. Dưới đây chính là những chìa khóa của một cuộc hôn nhân hạnh phúc mà có thể bạn chưa biết.
1. Sự chăm sóc lẫn nhau
Kết hôn là để vui vẻ, hạnh phúc hơn chứ chẳng ai kết hôn để sống cuộc sống mệt mỏi hơn cả. Ai cũng muốn sau những giờ làm việc mệt mỏi, khi về nhà sẽ có bạn đời chăm sóc, chuyện trò. Sự chăm sóc lẫn nhau đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống hôn nhân.
Nếu vợ chồng thiếu đi yếu tố đó thì dù cuộc sống của họ đủ đầy về vật chất ra sao cũng chẳng thể hạnh phúc nổi.
Sự chăm sóc lẫn nhau cũng là một cách để bộc lộ rằng trong lòng mình có chỗ cho đối phương, mình muốn làm những gì để đối phương thoải mái, hạnh phúc nhất. Tình yêu giữa vợ chồng cũng được thể hiện từ những điều như thế. Nếu như không quan tâm, chăm sóc nhau thì dù có nói suông yêu đương thế nào cũng chẳng có giá trị.
Bởi vậy, với hôn nhân, hai vợ chồng nên quan tâm, chăm sóc lẫn nhau để cùng đồng hành được lâu dài. Hơn nữa hôn nhân cũng vì vậy mà bình yên, hạnh phúc.
Ảnh minh họa.
2. Sự tin tưởng lẫn nhau
Một cặp đôi kết hôn thì phải dựa trên nền tảng tình yêu. Có tình yêu thì hôn nhân mới hạnh phúc và bền chặt được. Tuy nhiên, một yếu tố quan trọng trong tình yêu mà đôi khi chúng ta vô tình bỏ qua đó chính là sự tin tưởng dành cho nhau. Có yêu, có tin thì nền tảng cho hôn nhân mới thật sự bền vững.
Kể cả khi hai người đã kết hôn thì điều đó cũng không thể nào thiếu được. Không có lòng tin thì cả hai sẽ sớm đánh mất nhau vì những nghi ngờ, suy diễn không đáng có. Nếu vợ chồng suốt ngày nghi ngờ nhau, không dám tin tưởng nhau thì những ngày của họ sẽ trôi qua trong sự dằn vặt, cãi vã liên hồi.
Cuộc sống như thế sẽ rất mệt mỏi, vợ đòi giải thích, chồng lên tiếng thì vợ chẳng tin. Chồng không tin vợ, vợ muốn nói điều gì đó thì chồng vẫn nghi ngờ. Vợ chồng đụng chút là nghi kỵ lẫn nhau thì hôn nhân chỉ có mệt mỏi mà thôi.
3. Sự nhượng bộ lẫn nhau
Video đang HOT
Chẳng phải ngẫu nhiên mà đôi khi người ta nói một cặp đôi trái ngược sẽ sống hạnh phúc. Đơn giản bởi hai bên sẽ có thể bổ sung khuyết điểm cho nhau. Một người nói nhiều thì người kia kiệm lời, người này nóng tính thì người kia luôn hòa nhã, biết cách xoa dịu.
Nếu hai người trong một cuộc hôn nhân thường xuyên ăn miếng trả miếng, không nhường nhịn và nhượng bộ nhau thì dù cuộc sống đủ đầy, giàu có ra sao cũng chẳng hạnh phúc.
Tổ ấm đâu phải là một sàn đấu để chọn được ai thắng, ai thua, ai đúng, ai sai trong một cuộc tranh luận. Giữa vợ chồng cần phải có người nhượng bộ trước thì cuộc sống mới yên bình và lâu bền được.
Ảnh minh họa.
4. Sự thấu hiểu dành cho nhau
Dù là hai vợ chồng đã kết hôn, trở thành người thân mật nhất của nhau nhưng suy cho cùng, mỗi người vẫn là một cá thể riêng biệt. Họ cũng có tâm tư, tình cảm và quyền riêng tư của riêng mình. Trong những lúc này, sự thấu hiểu của vợ/chồng dành cho bạn đời sẽ vô cùng quan trọng. Họ sẽ không cố gắng đào sâu vào, cố tìm hiểu hay thậm chí gây áp lực để hỏi han bằng được những bí mật của bạn đời. Họ sẽ thấu hiểu cho quyền riêng tư đó chứ không biến nó thành một loại “chấp niệm” cần phải tìm tòi đến tận cùng của vấn đề.
Sự thấu hiểu dành cho nhau không chỉ thể hiện ở các yếu tố giữ gìn bí mật mà còn trong nhiều vấn đề của cuộc sống. Càng là người thân thiết, thân mật nhất của nhau thì người ta càng cần được thấu hiểu. Sự thấu hiểu đó cũng là một loại sức mạnh giúp tình cảm hai bên bền chặt hơn, vững vàng hơn.
Thật ra hôn nhân hạnh phúc hay không chẳng liên quan quá nhiều đến giàu nghèo hay tiền bạc. Đương nhiên, vật chất là thứ không thể thiếu được song nó không hề chi phối mọi thứ, nhất là ở mặt tình cảm.
Thay vào đó, các yếu tố tinh thần lại đóng vai trò quan trọng hơn. Bởi vậy, hãy nhớ đến 4 “chìa khóa” giúp hôn nhân hạnh phúc và học hỏi để có một cuộc hôn nhân yên bình, dài lâu.
Góc khuất hôn nhân gắn liền với "nhà tắm"
Trong một cuộc hôn nhân tồi tệ, người vợ luôn trốn trong phòng tắm để khóc thầm. Nếu hôn nhân hạnh phúc, ngay cả phòng tắm cũng tràn ngập những tiếng nói cười và hình ảnh ấm áp.
Người ta cứ nói ly hôn hay hôn nhân lục đục phải bắt đầu từ câu chuyện, sự việc nào đó to tát. Tuy nhiên trên thực tế, đôi khi tất cả mọi thứ lại đến vì những thứ tủn mủn hơn nhiều.
01
Hôm nay, Thu đến công ty với vẻ mệt mỏi không giấu nổi. Khi hỏi chuyện, cô mới ngập ngừng nói rằng đã 5 ngày rồi chồng mình không về nhà.
Nguyên nhân có phải chuyện gì quá to tát đâu. Là bởi Thu hay quên cho khăn tắm đã lau xong vào giỏ đựng đồ giặt. Bởi vậy khi chồng tắm xong, lấy khăn dùng thì mới biết khăn đã ướt mất rồi.
Vì điều đó mà năm lần bảy lượt anh dằn vặt vợ, nói đi nói lại với đủ kiểu từ ngữ khác nhau. Hai vợ chồng bùng nổ những cuộc cãi vã. Lần gần đây nhất cũng thế, chồng cô bỏ ra ngoài và đã 5 ngày chưa về nhà.
Lại có một câu chuyện khác, đôi vợ chồng trẻ Hằng - Huy đã xảy ra lục đục nghiêm trọng sau khi cưới chưa đầy 1 năm. Nguyên nhân bởi Hằng phát mệt vì sự bừa bãi của chồng.
Sau khi tắm, lúc nào Huy cũng cởi đồ, vứt lên sàn nhà tắm. Anh cũng không bao giờ dọn dẹp, tắm táp xong căn phòng như bãi chiến trường với quần áo tứ tung, lọ sữa tắm, dầu gội chưa đậy nắp bày la liệt. Bông tắm còn không xả bọt, vứt ngay trên sàn nhà.
Góc phòng tắm bao giờ cũng có đồ lót và tất bẩn. Mọi thứ bừa bộn tột cùng.
Không phải chỉ riêng đi tắm mà đánh răng, rửa mặt anh cũng không bao giờ đậy nắp các lọ, bày luôn trên bồn rửa mặt. Hằng nhiều lần nói, Huy gắt gỏng đáp trả: "Anh không làm thì em làm đi, chuyện nhỏ như con thỏ cũng gây nặng nề".
Quả thật, Huy không làm thì Hằng làm nhưng vài ba lần đầu thôi, sau đó lúc nào Hằng cũng uất ức. Lâu ngày, cô cảm thấy Huy quá bừa bộn, cố chấp, không biết thương vợ. Cô bắt đầu lăn tăn không rõ tại sao ban đầu mình lại cưới người như thế.
Cả vợ chồng Thu lẫn vợ chồng Hằng đều có hục hặc vì những vấn đề nhỏ xíu diễn ra trong nhà tắm. Từ bao giờ chuyện tủn mủn này lại có thể gây áp lực lớn lên một cuộc hôn nhân đến vậy?
Cảm xúc của mỗi người trong hôn nhân đôi khi được bộc lộ qua vài chi tiết bé xíu. Lúc cảm xúc dâng trào, nó đâu cần câu nệ hình thức. Chỉ một vấn đề nhỏ cũng đủ để thổi bùng lên mâu thuẫn và biến hóa nó trở nên phức tạp.
Phòng tắm là phần không thể thiếu trong mỗi ngôi nhà nhưng khi đến chơi, ít ai để ý tới nó. Họ không hề nghĩ rằng tại đó, sự thật của bất cứ cuộc hôn nhân nào cũng chẳng thể che giấu nổi.
02
Từng có một câu chuyện do cô con gái sinh ra trong gia đình bố mẹ ly hôn kể lại và gây chú ý trên mạng xã hội. Bố mẹ cô đường ai nấy đi nguyên nhân xuất phát đến từ căn phòng tắm có cả bồn vệ sinh ở trong.
Mùa đông tới, mẹ cô đã mua bọc nhung để bọc lên bệ vệ sinh giúp cho cả nhà ngồi lên sẽ ấm áp hơn.
Mỗi lần đi vệ sinh xong, cô dựng bệ lên để sau đó bố cô có dùng sẽ đỡ phiền phức. Tuy nhiên mẹ cô lại luôn quên điều đó.
Bà không có thói quen dựng bệ nắp lên và lúc nào cũng vậy, bố cô đều cau mày, nhắc nhở. Điều này đã khiến không khí gia đình trở nên kém vui.
Một lần nọ, bố cô lại vào nhà vệ sinh và thấy bệ bồn cầu chưa được dựng lên. Ông cáu bẳn đến mức không thèm đụng tay, tiểu tiện luôn và ướt sũng lớp vỏ nhung bên ngoài, khiến nó bốc mùi vô cùng.
Đi ra ngoài, bố cô tỏ ra rất hả hê, còn nói với mẹ cô: "Tôi cố tình làm thế để mẹ con bà biết. Có cái chuyện cỏn con như thế này mà không nhớ là sao?".
Điều này khiến mẹ cô vô cùng tức giận và uất ức. Bà nhớ những lúc mình thu vén chút một, cố gắng khiến nhà vệ sinh ấm áp hơn thế mà chồng lại như thế. Ông sẵn sàng dùng cách thức cực đoan để "dằn mặt" vợ.
Điều này như một "giọt nước gây tràn ly" cho cuộc hôn nhân vốn đã tồn tại nhiều điều mỏi mệt. Cả hai cãi cọ rất nhiều và cuối cùng đi đến quyết định ly hôn.
Điều này khiến cô gần như có một nỗi ám ảnh. Sau này đến nhà bạn trai chơi, kể cả chỉ vào trang điểm hay soi gương, cô cũng liếc mắt đến chiếc bồn cầu và nâng nắp bồn lên.
Có lần bạn trai thấy và hỏi lí do tại sao. Cô đã kể lại câu chuyện gia đình mình.
Bạn trai bảo: "Em đừng làm thế, ở nhà anh, bố và anh dùng xong đều đặt nắp bồn có đệm xuống để mẹ dùng cho thoải mái hơn".
Cô bật khóc, hóa ra, hôn nhân còn có thể vận hành như thế. Nếu như ngày trước, bố mẹ cô hiểu được điều này thì gia đình đâu đến mức như hôm nay.
Ai mà chẳng có thói quen riêng nhưng nếu chấp nhận bước vào hôn nhân, hãy biết nghĩ cho nhau. Sự vội vàng, ích kỷ sẽ chỉ càng khiến mái ấm tan vỡ.
Chỉ một hành động đậy nắp bồn cầu, nâng nắp bồn cầu cũng đủ chứng tỏ sự chăm sóc của người trong nhà dành cho nhau.
03
Người ta nói rằng hôn nhân giống như uống trà, nóng hay lạnh chỉ có người trong cuộc mới hiểu. Bởi vậy, đừng bao giờ đánh giá một cuộc hôn nhân hạnh phúc hay không khi chỉ nhìn qua vẻ bề ngoài.
Làm gì có lý thuyết luôn đúng rằng vợ xinh đẹp hiền lành, chồng giỏi giang lắm tiền thì hôn nhân sẽ hạnh phúc.
Sự vui vẻ, thoải mái từ trong những điều cơ bản nhất mỗi ngày mới là điều có thể đánh giá chất lượng cuộc sống, đánh giá hôn nhân hạnh phúc.
Người ta luôn để ý đến phòng khách, phòng ngủ, khu bếp khi đến một ngôi nhà. Thế nhưng chỗ bị bỏ qua như nhà tắm lại là nơi nhiều lúc giúp ta nhìn nhận ra, vợ chồng đó có thật sự hạnh phúc.
Trong một cuộc hôn nhân tồi tệ, người vợ luôn trốn trong phòng tắm để khóc thầm. Nếu hôn nhân hạnh phúc, ngay cả phòng tắm cũng tràn ngập những tiếng nói cười và hình ảnh ấm áp.
Hạnh phúc hôn nhân có thể thấy rõ từ những chuyện nhỏ xíu như chồng giúp vợ gội đầu khi tay cô bị thương, người đàn ông luôn lấy giúp vợ kem đánh răng vào mỗi buổi sáng hay đơn giản như việc sau khi đi vệ sinh, ông chồng sẽ hạ bệ ngồi xuống để vợ dùng tiện hơn, êm ái hơn.
Bởi vậy, đừng coi thường căn phòng tắm trong nhà. Đôi khi, nó góp công rất lớn trong việc xác minh xem một gia đình có hạnh phúc hay không!
Muốn hôn nhân hạnh phúc, vợ chồng hãy ghi nhớ 3 điều Một cuộc hôn nhân hạnh phúc không chỉ phụ thuộc vào tiền bạc hay tình cảm mà còn dựa vào sự chung sức, đồng lòng, sự tôn trọng và thấu hiểu của cả hai. Nhà văn Lâm Ngữ Đường của Trung Quốc từng nói: "Hôn nhân giống như một con tàu chạm khắc, nó phụ thuộc vào cách bạn đánh giá nó và...