4 chi tiết ai cũng tò mò về cậu bé Superman tà ác trong trailer kinh dị siêu anh hùng “Brightburn”
Đứa trẻ bị nguyền là mô-típ xưa rồi, bây giờ trẻ con mang năng lực siêu nhiên mới là đáng sợ nhất! Hãy cùng xem cậu bé trong “Brightburn” là ai mà gây khiếp sợ tới thế nhé.
Trailer của cực phẩm Brightburn vừa được Sony Pictures tung cách đây không lâu nhanh chóng thu hút sự chú ý của khán giả với thể loại kinh dị siêu anh hùng mới lạ, độc đáo, lại không kém phần chiều chuộng người xem. Dựa trên ý tưởng từ nhân vật siêu anh hùng nổi tiếng nhất mọi thời đại với chiếc áo choàng đỏ của DC Comics là Superman, liệu chiếc áo choàng đỏ của cậu bé Brandon (Jackson A. Gunn) trong Brightburn có gì khác so với một siêu nhân chính nghĩa?
Trailer “Brightburn”
1. Siêu sinh vật đến từ không gian
Brandon đáp cánh xuống vùng thôn quê Kansas theo một cách lạ kì nhất: rơi cùng với một vật thể chưa xác định từ ngoài không gian. Sau đó, cậu bé sơ sinh ngoài hành tinh được người mẹ (Elizabeth Banks) cùng bố (David Denman) nhận làm con nuôi và yêu thương cậu hết mực, xem cậu như một món quà mà thượng đế ban tặng cho họ. Sau này, siêu sức mạnh vượt tầm nhân loại của cậu bắt đầu bộc phá và trở nên đáng sợ đến không ngờ.
Sống giữa những con người bình thường, cậu bé ngoài hành tinh lại sớm bộc lộ những điều bất thường về bản thân.
Với những sức mạnh vượt trội được ví như một Superman trẻ tuổi, người hâm mộ bắt đầu đặt ra các giả thuyết về xuất thân của cậu bé. Các mọt phim còn tin tưởng rằng, nếu Brandon là một thành phần chính thức của Worlds of DC thì cậu bé hoàn toàn có khả năng là một Kryptonian, cư dân của hành tinh Krypton, nơi liên quan mật thiết đến Superman từ những ngày đầu tiên.
2. Sức mạnh “khủng bố”
Giả thuyết trên trở nên hợp lí khi chủng Kryptonian được miêu tả là những sinh vật có ngoại hình, cấu trúc sinh học không khác mấy so với con người và điều này hoàn toàn đúng khi Brandon vốn dĩ không khác gì với cha mẹ nuôi của mình cả.
Ngoại hình của cậu bé Brandon không sai khác một thiếu niên bình thường
Tuy nhiên năng lượng chính là chìa khóa sức mạnh của người Kryptonian khi cấu trúc tế bào của họ cho phép hấp thụ chúng ở mức độ cao. Đến một mức xử lý cực đại, năng lượng đó được chuyển hóa trở thành các năng lực siêu phàm (siêu khỏe, tốc độ, bất khả xâm phạm, bay, phóng tia X hay tỏa nhiệt). Trong trailer, dị năng của Brandon cũng đã được thể hiện cụ thể bằng sức mạnh cơ thể, mắt phóng tia X, cùng với nguồn năng lượng khổng lồ được tích trữ và đang có dấu hiệu bùng phát.
Brandon cùng với các khả năng đặc biệt được ví như thời thơ ấu của một siêu anh hùng.
Tuy nhiên đó mới chỉ là các giả thuyết khi đặt Brandon dưới vị thế của một Kryptonian trong vũ trụ DC. Chuyện cựu đạo diễn của Disney, James Gunn có đưa ra một phương án nào khác mới mẻ hơn trong bộ phim do chính mình sản xuất hay không, đó vẫn còn là một bài toàn nan giải.
3. Những ký hiệu gần giống như Brand of Sacrifice (Biểu tượng của vật tế)
Điều khiến cho khán giả nhớ rằng Brightburn là một bộ phim kinh dị có lẽ nằm ở sự xuất hiện lặp đi lặp lại đến mức ám ảnh của các hình vẽ giống như hai hình thoi với một đường thẳng cắt ngang.
Nhiều cư dân mạng đã nhận ra, các hình vẽ này giống đến 90% biểu tượng vật tế được biết đến từ truyện tranh giả tưởng đen tối Berserk của Nhật. Những dấu ấn này được đóng dấu lên trên vật tế, khi vật tế mang biểu tượng này đồng nghĩa với việc anh ta hoặc cô ta đã nằm trong một mối quan hệ mật thiết với vật chủ, luôn trong tư thế sẵn sàng hy sinh bản thân mình cho việc hiến tế, mặc dù điều đó có đáng giá bằng cả giọt máu cuối cùng.
Kí hiệu này xuất hiện nhan nhản trong trailer của Brightburn, từ những trang nháp vô ý thức của cậu bé Brandon, các bức họa màu kỳ lạ, và còn trên khắp các mặt kính cửa sổ của hiện trường nơi cậu bé đã ra tay tàn bạo với người nhân viên nữ của nhà ăn.
Yếu tố tâm linh chắc chắn sẽ là một gia vị không thể thiếu đối với các tựa phim kinh dị Âu Mỹ, vì vậy chúng ta có thể chắc chắn rằng, việc xuất hiện của một biểu tượng mang ý nghĩa đen tối đến như vậy không phải chỉ là chuyện ngẫu nhiên. Bên cạnh sự thôi thúc của nguồn sức mạnh vượt trội, phải chăng tồn tại một thế lực vô hình như ma quỷ đã sai khiến cậu bé Brandon thực hiện các hành vi tà ác?
4. Khi áo choàng đỏ không dành cho siêu anh hùng
Cảm hứng từ Superman lại một lần nữa trở nên rõ ràng hơn với sự xuất hiện của chiếc áo choàng đỏ bước ra đời thực từ bức tranh nguệch ngoạc của Brandon. Tuy nhiên nằm ngoài hình ảnh áo choàng siêu nhân truyền thống, trong biến thể của Brightburn, áo choàng đỏ của Brandon có phần phức tạp và ghê rợn hơn, bao gồm cả tà áo phía sau cùng phần vải được may kín thành mũ trùm đầu, che khuất cả gương mặt.
Hình ảnh được đúc kết từ những thước phim đầu tiên của Brightburn đã mang đến cho khán giả một cái nhìn thật khác biệt, không còn là một Superman với sức mạnh siêu phàm, bay bổng trên bầu trời rộng lớn trước ánh mắt tán dương của mọi người, Brandon như một Superman thu nhỏ, chực chờ để trở thành một mối đe dọa đang nở rộ cho xã hội hơn là một vị cứu tinh.
Người xem có thể cảm nhận được khát khao tìm lại chính bản thân của cậu bé người ngoài hành tinh thông qua những giây phút căng thẳng đến nghẹt thở của trailer, tuy nhiên chi tiết áo choàng đỏ lại như một ước mơ trẻ con mà cậu bé đã gửi gắm trong những bức vẽ của mình. Liệu đó có phải manh mối gợi ý về một cú ngoặc bất ngờ đối với cốt truyện sau này chăng?
Brightburn được dự kiến công chiếu tại các cụm rạp vào ngày 24/5/2019.
Theo helino.vn
Thời trang có 'phạm tội' chiếm đoạt văn hóa?
Trong ngành công nghiệp thời trang, nhiều nhà thiết kế hàng đầu đang đối mặt với những cáo buộc chiếm đoạt văn hóa.
Năm 2015, Isabel Marant bị kết tội đạo trang phục truyền thống của một cộng đồng Mexico. Một năm sau đó, Gucci đối mặt với phản ứng dữ dội vì giới thiệu những người mẫu da trắng trong những chiếc khăn turban mang phong cách của đạo Sikh. Năm 2017, tạp chí Vogue (Mỹ) bị chỉ trích vì bộ hình chụp người mẫu Karlie Kloss ăn mặc giống như geisha.
Tạp chí Vogue tháng 11.2018 lại bị kết tội lần nữa vì chiếm đoạt văn hóa bởi những tấm hình cho thấy người mẫu Kendall Jenner với "kiểu tóc quăn và dài như tóc người da đen".
Vogue (Mỹ) đã phải xin lỗi sau khi hình của người mẫu Kendall Jenner đăng trên tạp chí tháng 11.2018 bị phê bình là chiếm đoạt văn hóa
Giờ đây, Dior là thương hiệu gần đây nhất của giới thời trang dính líu trong hàng loạt vụ chiếm đoạt văn hóa với chiến dịch quảng cáo có sự tham gia của nữ diễn viên Jennifer Lawrence.
Chiến dịch quảng cáo bộ sưu tập Cruise (bộ sưu tập quần áo dành đi nghỉ mát) năm 2019 cho biết nó tham khảo "escaramuza - phụ nữ cưỡi ngựa của Mexico có kỹ năng và tự tin" cũng như các nhân vật người Chile trong một cuốn tiểu thuyết.
Trên truyền thông xã hội, một số người đã chỉ trích Dior, đặt câu hỏi về quyết định của thương hiệu khi chọn nữ diễn viên da trắng trong chiến dịch quảng cáo nhằm tôn vinh di sản Mexico.
Trên Instagram, một người đã kết tội thương hiệu vì "lợi dụng nền văn hóa của chúng tôi để làm giàu cho bạn" trong khi người khác nêu tại sao nhà thời trang không sử dụng "một số người bản địa mà bạn đã được truyền cảm hứng để đại diện cho họ".
Dior vấp phải phản ứng dữ dội vì mời Jennifer Lawrence làm gương mặt đại diện cho bộ sưu tập Cruise 2019 lấy cảm hứng từ người Mexico
Nhưng những người khác bảo vệ Dior nói rằng "chuyện này không phải là sỉ nhục, mà là tôn vinh văn hóa" và "người ta cũng có thể chia sẻ nền văn hóa của bạn nếu họ làm điều đó với lòng kính trọng".
Dior đăng tải các hình ảnh, video mới (sau khi tháo bỏ các video và hình ảnh của Jennifer Lawrence) cùng với chú thích đã làm việc với 8 nữ nhiếp ảnh gia Mexico để chụp hình ở quê nhà của họ cho số tạp chí gần nhất của Dior.
Nhà thiết kế Jane Kellock, người làm việc với các thương hiệu như Topshop, kể bà không tin các nhà thiết kế cố ý ăn cắp ý tưởng của các nền văn hóa.
"Thiết kế là sự phối hợp của những phong cách, các nền văn hóa, các ý tưởng khác nhau, và đó là điều khiến cho thiết kế thú vị", bà bộc bạch.
"Thành thật mà nói, tôi không tin các nhà thiết kế xem xét các nền văn hóa khác và nghĩ "Tôi sẽ sao chép nền văn hóa đó và tôi sẽ ăn cắp ý tưởng của nền văn hóa đó".
Thiên thần Victoria's Secret đội mũ trùm đầu truyền thống của thổ dân châu Mỹ trong chương trình Victoria's Secret năm 2012
Jane, nhà sáng lập Công ty dự đoán khuynh hướng Unique Style Platform, cho biết câu chuyện chỉ sai khi các người mẫu được dùng trong những chiến dịch quảng cáo "không được xem xét một cách đúng đắn".
"Thật là tốt khi tham khảo ngữ cảnh ban đầu theo một cách nào đó và thường thì người bản địa chính là người mẫu cho nhà thiết kế để họ nghiên cứu khi sáng tác", bà Jane nói, nhưng bà kể rằng bà tin ngành công nghiệp thời trang đôi khi phạm tội chiếm đoạt văn hóa.
Bà Jane dẫn chứng quyết định của Gucci khi cho các người mẫu đội khăn mang phong cách turban trong chương trình thời trang mùa thu đông 2018 - 2019 tại Tuần lễ thời trang Milan vào tháng 2 năm nay.
Người mẫu của Gucci quấn khăn turban mang phong cách của đạo Sikh tại chương trình ra mắt bộ sưu tập mùa thu đông 2018 - 2019
Theo bà Jane, "nhìn chung, các thương hiệu thời trang cần phải nhận thức hơn và đa dạng hơn bởi vì họ thật sự không nhận thức đầy đủ và có sự thay đổi khác nhau. Họ thích dùng một ngôi sao hơn vì họ biết ngôi sao sẽ thu hút sự quan tâm của công chúng thay vì dùng nguồn ý tưởng ban đầu là người bản địa làm người mẫu".
Tiến sĩ Serkan Delice, giảng viên văn hóa và lịch sử tại Trường cao đẳng Thời trang London, đang nghiên cứu cuộc tranh luận xoay quanh thời trang và sự chiếm đoạt văn hóa.
Ông tiết lộ các nhà thiết kế thời trang thường xuyên bị kết tội chiếm đoạt văn hóa bởi vì tốc độ mà ngành công nghiệp di chuyển quá nhanh. "Trong hầu hết mọi trường hợp, thật không may, các nhà thiết kế thậm chí không có thời gian để thực hiện nghiên cứu đúng và hiểu rõ giá trị của một nền văn hóa".
Gigi Hadid với mái tóc được tết giống dây thừng trong chương trình thời trang mùa xuân hè 2017 của Marc Jacobs
Một câu hỏi thường xuất hiện khi cuộc trò chuyện xoay quanh chiếm đoạt văn hóa là: "Thế những người da màu mặc quần áo do người da trắng thiết kế thì sao?".
Năm 2016, nhà thiết kế Marc Jabobs lên tiếng nhằm bảo vệ quyết định của ông khi tạo hình tết tóc giống kiểu dây thừng cho các người mẫu da trắng. Đáp lại phản ứng dữ dội, một bình luận viết: "Cảm thấy buồn cười vì bạn không chỉ trích phụ nữ da màu khi họ duỗi tóc".
Tiến sĩ Delice nói rằng chiếm đoạt văn hóa chỉ "xảy ra khi có những sự bất bình đẳng về quyền lực giữa các nền văn hóa khác nhau". "Chúng ta đang sống trong một thế giới nơi người da trắng và các tổ chức của người da trắng quyền lực hơn nhiều so với người da đen, da nâu và các tổ chức của họ. Vì thế nó không thể là sự chiếm đoạt văn hóa vì chiếm đoạt văn hóa bao hàm một nền văn hóa quyền lực hơn đang sử dụng nền văn hóa ít quyền lực hơn".
Cộng đồng mạng nổi điên khi người mẫu Karlie Kloss ăn mặc như một geisha trên tạp chí Vogue tháng 3.2017
Các nhà thiết kế cần làm gì?
"Tôi không chắc chắn lắm sự chiếm đoạt văn hóa sẽ ngưng lại nhưng chúng ta cần tiếp tục phê phán", bà Jane nói, "Tôi nghĩ có lẽ các nhà thiết kế thời trang đang nhận thức nhiều hơn về những cáo buộc đó và đó là điều tốt".
Tiến sĩ Delice tin rằng các nhà thiết kế cần bảo đảm những người bản địa cần tham gia vào quy trình sản xuất quần áo mà họ truyền cảm hứng cho nhà thiết kế. "Đó chỉ là giải pháp. Nói cách khác, nếu bạn tổ chức chương trình biểu diễn thời trang, khi đó, bạn cần dùng người bản địa làm người mẫu".
Theo Mê Linh/motthegioi.vn
Ba người phụ nữ nằm đè bẹp luống hoa cúc họa mi, vắt chân selfie gây bức xúc Họ chỉ quan tâm đến chụp hình sao cho đẹp mà quên luôn việc phải chú ý giữ gìn cho các luống hoa. Những ngày mùa đông Hà Nội, cúc họa mi nở rộ khắp nơi. Ở những vườn cúc họa mi lớn, ngày nào cũng xuất hiện đông đảo các phó nháy và mẫu ảnh. Họ mải mê tạo dáng để cho...