4 cảnh giới trong quan hệ vợ chồng: Người thân, kẻ thù, người lạ, tình nhân, bạn đang ở cảnh giới nào?
Khi tình yêu biến thành tình thân, đó thực chất là sự che đậy cho một tình yêu đã chết.
Nam diễn viên Huỳnh Lỗi, Trung Quốc, từng đưa ra lý lẽ phản đối việc các cặp vợ chồng sau nhiều năm chung sống biến thành người thân. Huỳnh Lỗi cho rằng, chỉ có con cái và bố mẹ mới là người thân, còn vợ của anh mãi mãi là người tình.
Hôn nhân cần được xây dựng trên cơ sở là tình yêu. Đừng cho rằng kết hôn rồi sẽ tự nhiên trở thành vợ chồng, đừng cho rằng sinh con xong sẽ tự nhiên trở thành cha mẹ. Hôn nhân cũng như một nghiệp vụ, khi mỗi người từ chối việc bồi dưỡng, từ chối việc trưởng thành, không có tinh thần yêu nghề thì nhất định sẽ bị đào thải.
Người bạn của tôi từng nói rằng, khi cô ấy phát hiện người bạn đời sử dụng nhà vệ sinh và không đóng cửa, cô ấy đã nhận thức đời sống vợ chồng của hai người đang trở nên tùy hứng và buông thả. Những thói quen nhỏ nhặt như nghiến răng, ợ hơi, ngoáy mũi, ngủ ngáy, xì hơi… đều được các cặp vợ chồng phơi bày cho người bạn đời thấy. Bởi họ cho rằng, khi hai người đã là vợ chồng chung sống nhiều năm thì còn ngại gì mà che đậy?
Tôi từng nghĩ điều ấy là lẽ đương nhiên, rồi sau đó nhận ra, khoảng cách rất lớn giữa người tình và người thân là nguy cơ tiềm ẩn và cảm giác an toàn.
Tôi có quen một cặp vợ chồng đã bên nhau 10 năm, người vợ có bản tính hay cằn nhằn, chồng cô ấy thì khá nóng nảy. Con của hai người được giao cho mẹ chồng chăm sóc. Do sự khác biệt của hai thế hệ trong việc giáo dục trẻ nhỏ nên họ thường xuyên cãi nhau. Con trai nhiều lần phản ứng gay gắt với mẹ: “Cháu hư là tại bà, quả nhiên là không sai!”. Mỗi lần bị con trai chất vấn, bà chỉ biết khóc thút thít nhưng chưa bao giờ bỏ bê việc chăm cháu.
Về phần người vợ, cô thường vênh mặt hất hàm sai khiến chồng, điều này khiến anh nổi cáu và hai vợ chồng thường xuyên cãi nhau. Cô ấy hỏi tôi: “Tại sao mẹ chồng bị con trai mắng thì bà cam chịu, còn vợ chồng tôi cãi nhau thì suýt ra tòa ly hôn?”. Lúc đó, tôi hỏi ngược cô ấy: “Người thân là gì?”.
Người thân là cho dù bạn làm bất kì điều gì sai trái, bạn vẫn được người nhà chấp nhận và bao dung vô điều kiện. Chẳng hạn, con gái và mẹ tranh cãi nảy lửa, nhưng ngày hôm sau cả hai mẹ con vẫn có thể làm hòa. Bởi hai người ấy được gắn kết bởi tình mẹ con nên đây gọi là cảm giác an toàn.
Nhưng nếu bạn xem người bạn đời giống như người thân, cả hai phía sẽ vô thức làm tổn thương nhau và điều này gọi là nguy cơ tiềm ẩn. Bởi vì bạn đã quên mất điều quan trọng, bạn và người bạn đời không hề được gắn kết bởi quan hệ huyết thống. Nếu hôn nhân của bạn và người bạn đời rạn nứt, người ấy có thể rời bỏ bạn bất cứ lúc nào, còn người thân sẽ không bao giờ đối xử với bạn như thế.
Zhihu – một trang web hỏi và trả lời của Trung Quốc, có một tài khoản đã giải thích rằng, khi tình yêu biến thành tình thân, đó thực chất là sự che đậy cho một tình yêu đã chết. Hai người trên danh nghĩa vợ chồng, nhưng họ không còn duy trì hình tượng tốt đẹp trong mắt nhau, không còn cảm xúc say đắm lãng mạn, không còn che chở yêu thương nhau, không còn cố gắng làm vui lòng nhau…
Video đang HOT
Thế nên họ đặt một danh xưng hào nhoáng cho một tình yêu đã chết là nâng cấp thành người thân, nói thẳng ra là họ không còn muốn hy sinh vì nhau. Hôn nhân cần được xây dựng trên nền tảng là tình yêu bất diệt và mãi trường tồn. Khi hôn nhân từ bỏ tình yêu và lựa chọn tình thân, nghĩa là người vợ hoặc chồng sẽ có khả năng đi tìm tình yêu nơi khác ngoài gia đình.
Kết cục thảm hại nhất trong hôn nhân không phải là ly hôn, mà cả hai vợ chồng đều biến thành người lạ
“Tại sao anh không nói gì với em?”, “Bởi vì chúng ta không có điều gì để nói với nhau!” – Đây chính là cuộc hội thoại thường thấy của những người lạ từng thân thuộc nhất. Khi hai vợ chồng đánh mất cảm giác yêu, nghĩa là họ không còn trông đợi vào nhau, nếu họ vẫn tiếp tục sống chung dưới một mái nhà, đó được xem là điều bất hạnh nhất trong hôn nhân.
Có người gặp hàng xóm vẫn có thể chào hỏi bình thường, thế mà về gặp bạn đời thì chẳng hé môi lời nào. Mỗi người cầm trên tay điện thoại hoặc chăm chú dán mắt vào màn hình vi tính, cùng nằm chung một giường nhưng chẳng nói câu nào. Chủ đề trò chuyện giữa họ chỉ quanh quẩn chuyện con cái như: Con được mấy điểm, con ăn gì hôm nay? Sau đó, cả hai vợ chồng đều im lặng đến ngột ngạt.
Tuy nhiên, nếu đảo ngược 3 tiếng đồng hồ trước đó, tôi dám cam đoan mỗi người đang trò chuyện vui vẻ với đồng nghiệp hoặc những người bạn thân. Tại sao đối mặt với người bạn đời thân thuộc nhất, chúng ta lại rơi vào tình cảnh khó xử như thế?
Theo một số liệu khảo sát về ly hôn, những năm gần đây, nguyên nhân ly hôn đa phần đều rơi vào trường hợp “tình cảm không hòa hợp”. Nhưng thực tế, nguyên nhân ly hôn phần nhiều là cả hai không thể trò chuyện, họ chọn im lặng, không muốn nói với nhau.
Hà Cảnh – người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng ở Trung Quốc, nói rằng: “Mối quan hệ vợ chồng thân thuộc nhất không phụ thuộc vào diện mạo của đôi bên, không liên quan đến túi tiền của nhau, thậm chí không dính dáng đến sự chung thủy, mà chính là sự chia sẻ từ cả hai phía”. Khi vợ chồng không có sự chia sẻ thì họ giống như người lạ sống dưới một mái nhà, cảm giác trống rỗng này chính là thứ tổn thương tình cảm sâu sắc nhất.
Tranh cãi dai dẳng trong hôn nhân sẽ khiến tình yêu lụi tàn và chỉ còn đọng lại cảm giác phẫn nộ
Mới đây, tin tức về một cặp vợ chồng thuộc thế hệ 8X, sống tại Hàng Châu, Trung Quốc, đã khiến dư luận rợn tóc gáy. Sau khi hai vợ chồng cãi nhau, người vợ đã ngã từ tầng 5 xuống đất tử vong. Người chồng khai báo với cảnh sát rằng, người vợ giận chồng nên đã tìm cách tự sát.
Khi điều tra viên bắt tay vào điều tra, sự thật ghê rợn được hé lộ, bởi người chồng là hung thủ tự tay ném vợ từ tầng 5 xuống đất. Động cơ khiến người chồng thực hiện hành vi giết người dã man là do những tranh cãi vụn vặt giữa hai vợ chồng. Được biết, cặp vợ chồng này trong suốt những năm chung sống thường xuyên cãi nhau.
Lần cãi nhau này, cảm giác không hài lòng tích lũy bấy lâu nay đã dẫn dắt người chồng phạm tội giết vợ. Cả hai đều là những người từng yêu nhau thắm thiết, chính vì tranh cãi dai dẳng mà họ biến thành kẻ thù. Nếu các cặp vợ chồng cãi nhau không có điểm dừng, e rằng ngay cả mạng của bản thân cũng khó giữ.
Mã Vân – Chủ tịch điều hành của Tập đoàn Alibaba từng chủ hôn cho hôn lễ tập thể của nhân viên trong công ty. Đứng trước những cặp vợ chồng son, Mã Vân nhắn nhủ: “Hãy biến hôn nhân của bạn trở nên mới mẻ vào mỗi ngày. Chỉ cần sống với tâm niệm đó thì cuộc sống của bạn sẽ luôn vui vẻ”.
Theo Trí Thức Trẻ
Cả năm ở chung với bố mẹ chồng, chiều mùng 1 nào, vợ chồng tôi cũng mặc nhiên về nhà ngoại ăn Tết
Đã là con thì trai gái như nhau, trách nhiệm như nhau, qua xa rồi cái thời, gái theo chồng là bỏ hết nhà đẻ.
Chào các bạn!
Mấy hôm nay, tôi thấy mục Vợ chồng lại rộ lên chuyện về quê ăn Tết, rồi Tết nhà ngoại hay nhà nội. Không biết với các gia đình khác thế nào, còn gia đình tôi vấn đề này đơn giản lắm.
Tôi lấy chồng xa nhà 70km. Hiện 2 vợ chồng tôi hàng ngày ở với ông bà nội. Bố mẹ chồng tôi đã già cả và không thoải mái cho lắm. Thế nhưng về nhà ngoại chơi, tôi chưa bao giờ phải xin phép bà mà chỉ thông báo cho bố mẹ chồng biết.
Cả năm ở nhà chồng, phục dịch chăm sóc bố mẹ chồng nên tôi nghĩ Tết là thời điểm càng được trở về nhà ngoại thoải mái nhất. Với vợ chồng tôi, dù vẫn còn ở chung với bố mẹ chồng như thế nhưng Tết mặc nhiên là vợ chồng con cái phải về nhà bố mẹ đẻ. Mà về nhà ngoại ăn Tết như vậy, tôi cũng không phải xin phép bố mẹ chồng. Tôi chỉ nói mang tính chất thông báo thôi, còn lại tự xoay xỏa.
Năm nào, chiều mùng 1 Tết cả nhà tôi đã về nhà ngoại rồi. Ảnh minh họa
Năm nào, chiều mùng 1 Tết cả nhà tôi đã về nhà ngoại rồi. Về đến chiều mùng 4 Tết, vợ chồng con cái lại kéo nhau ra. Còn mấy ngày còn lại thì về hóa vàng rồi đi làm trở lại sau tết. Bố mẹ chồng tôi không hề ý kiến hay phàn nàn gì được.
Nói chung tôi thấy các bà vợ nên mạnh dạn lên. Khi lấy chồng tức là đã trưởng thành rồi. Các bà không phải xin phép chồng hay nhà chồng được về ăn Tết nhà ngoại. Các mẹ đều có con cái lớn, có gia đình riêng rồi. Vì thế làm gì chỉ phải báo cáo, không hỗn láo nhưng cái gì đúng thì làm.
Như nhà tôi đấy, nhà chỉ có 2 chị em gái thôi. Em gái tôi ra Tết là lấy chồng nốt. Nhà chỉ còn 2 ông bà, nhà thì rộng, đi ra đi vô... Tôi lấy chồng cách nhà 70km nên cũng ít khi về thăm nhà. Song tháng nào dù bận tôi cũng cố gắng cho 2 con về nhà chơi với ông bà.
Vì thế cứ thứ 6, thứ 7 cuối tháng, ông bà ngoại đã gọi điện hỏi có về chơi không. Cuối tháng đó là 2 ông bà hì hụi lau nhà, chợ búa đón con cháu. Có hôm tôi nói đùa, có khi vợ chồng tôi chuyển vào Sài Gòn sống thì bố mẹ tôi phản đối luôn: "Vợ chồng con đi thì bố mẹ sống làm sao...".
Đấy, kể chuyện nhà tôi ra đây để cho mọi người thấy, người già chả cần gì, chỉ cần con cháu quây quần vui vẻ. Đây là gia đình tôi còn cả 2 ông bà, chứ nhà nào ông hoặc bà mất rồi còn 1 người. Nếu Tết con gái lại không về nữa thì bố mẹ sẽ cô quạnh lắm.
Thế nên các nàng dâu ạ, ăn Tết ở nhà chồng thì làm mấy thứ, xong ở nhà chồng là thông báo với mẹ chồng là con về nhà đẻ, nhưng là thông báo thôi. Vì đã là con thì trai gái như nhau, trách nhiệm như nhau, qua xa rồi cái thời, gái theo chồng là bỏ hết nhà đẻ.
Thế nên các nàng dâu ạ, ăn Tết ở nhà chồng thì làm mấy thứ, xong ở nhà chồng là thông báo với mẹ chồng là con về nhà đẻ. Ảnh minh họa
Ngoài ra, đi đâu, làm gì hay về quê ăn Tết là việc của gia đình mình, vợ chồng cùng bàn bạc với nhau sao cho hợp lý. Nếu đã lập gia đình riêng thì coi như đã trưởng thành, nên mọi việc mình có quyền tự quyết định. Không ai có quyền bắt mình phải làm theo ý họ cả. Đi làm dâu mà cứ như ở tù không bằng. Mà nhiều bà mẹ chồng ngộ thiệt, con cái lập gia đình rồi mà cứ muốn sở hữa và quản thúc cả con trai và cả con dâu nữa kia.
Nói chung thời buổi này rồi mà nhiều chị em không quyết định nổi cái việc cỏn con là ăn Tết nhà nội hay nhà ngoại thì quá kém. Với ý kiến cá nhân tôi là vậy.
Minh Anh
Theo phunusuckhoe.vn
Cố gắng kiếm thật nhiều tiền để gia đình được hạnh phúc, nào ngờ có 100 tỷ đồng trong tay cũng là lúc vợ chồng tôi gặp tai họa Vì quá nghèo khổ nên vợ chồng tôi không muốn con cái phải như bố mẹ, nên chúng tôi đã làm việc rất chăm chỉ để kiếm nhiều tiền, nào ngờ. Khi mới lấy nhau vợ chồng nghèo lắm, chẳng có gì ngoài 10 triệu đồng tiền mừng cưới của mọi người cùng với hai chiếc nhẫn cưới. Chúng tôi chỉ là công...