4 căn bệnh truyền nhiễm bạn không thể ngờ tới
Bạn biết cách phòng tránh bệnh truyền nhiễm bằng cách rửa tay trước khi ăn, che miệng khi hắt hơi… nhưng có những căn bệnh truyền nhiễm “khó ngờ” mà bạn vẫn chưa biết cách phòng tránh, từ bệnh răng miệng cho tới ung thư, béo phì.
Bạn có thể thường xuyên đánh răng, súc miệng theo đúng quy trình vệ sinh răng miệng, nhưng nếu bạn đời không thực hiện cùng một quy trình vệ sinh, bạn cũng có thể trở thành “nạn nhân” của họ.
Những nhà nghiên cứu của Đại học Helsinki phát hiện rằng vi khuẩn trong miệng có thể gây viêm nướu, sâu răng và có thể lây truyền giữa những người trưởng thành sống gần gũi với nhau.
Theo một khảo sát trên các cặp vợ chồng mà cả 2 đều bị sâu răng, viêm nướu, cặp đôi có cùng chung 1 loại vi khuẩn gây sâu răng. DNA của các vi khuẩn này trong các cặp đôi cũng tương tự nhau, nhưng khác với các cặp đôi khác, cho thấy vi khuẩn đường miệng đã lây nhiễm giữa 2 người.
Ung thư
HPV là một loại virus có thể lây nhiễm, làm tăng nguy cơ một số bệnh ung thư. Bạn không lây bệnh ung thư trực tiếp, nhưng bạn có thể bị lây HPV làm tăng nghiêm trọng nguy cơ bị những bệnh ung thư cổ tử cung, dương vật, hậu môn, miệng và cổ họng.
Theo nghiên cứu từ Đại học Duke, hơn 6 triệu người ở Mỹ bị nhiễm HPV mỗi năm (bệnh lây lan qua quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh). Và dù hầu hết mọi người có thể tự khỏi bệnh trong 1 đến 2 năm, bệnh vẫn tồn tại ở 1 số người.
Thời gian ủ bệnh càng lâu, nguy cơ bị ung thư càng lớn.
Video đang HOT
Theo nghiên cứu trên tạp chí Clinical Gastroenterology and Hepatology, họ hàng thân cận nhất và vợ chồng của những người bị bệnh loét dạ dày có nguy cơ phát triển loại bệnh tự miễn ví dụ như bệnh Crohn, bệnh vẩy nến, viêm khớp dạng thấp, lupus, hoặc viêm loét đại tràng.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng trong vòng 10 năm, 4,3% thân nhân và bạn đời của người bị loét dạ dày phát triển bệnh tự miễn so với 3,3% thân nhân của người không bị loét dạ dày. Họ cho rằng đây là kết quả của việc lây lan vi khuẩn đường ruột giữa những người sống chung nhà.
Béo phì
Các nhà nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ vừa phát hiện ra một loại virus trong mô mỡ (chất béo cơ thể) của những người trưởng thành bị béo phì, tên gọi là human Adenovirus-36 (Ad-36). Người tiếp xúc với Ad-36 tăng 300 lần nguy cơ béo phì hơn những người khác.
Trên thế giới, khoảng 15.000 người trong 9 quốc gia đã được thử nghiệm kháng thể với virus này, và có sự nhất quán đáng chú ý rằng những người bị béo phì có khả năng cao cho thấy dấu hiệu đã bị lây nhiễm.
Theo Lan Thảo
Pháp luật TPHCM
Con viêm phổi nặng vì mẹ thích hôn miệng
Thêm một tai nạn đau lòng cảnh báo cha mẹ: bé sơ sinh 1 tháng tuổi bị viêm phổi nặng chỉ vì lỗi không ai ngờ.
Mắc bệnh vì lý do chủ quan
Bệnh viện Nhi tỉnh Trùng Khánh (Trung Quốc) vừa tiếp nhận một trường hợp trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có dấu hiệu sổ mũi, ho, khó thở, quấy khóc, bỏ sữa liên tục. Qua xác minh chẩn đoán, em bé bị viêm phổi cấp. Trẻ sơ sinh bị viêm phổi không hiếm nhưng với một em bé sơ sinh mới 1 tháng tuổi đã bị viêm phổi nặng như vậy là rất nghiêm trọng.
Theo lời kể của chị Zhang, mẹ em bé: cách đây vài ngày, vì nhiệt độ trời chuyển lạnh đột ngột nên chi bị viêm đường hô hấp, ho và sổ mũi nhẹ. Tuy nhiên vì cho rằng bệnh không quá nghiêm trọng, chị Zhang không đến bệnh viện khám mà chỉ tự đi mua một số loại thuốc về uống. Trong quá trình bị ho, sổ mũi, chị Zhang vẫn giữ thói quen bế ẵm, cưng nựng và hôn môi đứa con mới 1 tháng tuổi của mình.
Sau đó mấy hôm, con trai chị Zhang bắt đầu có dấu hiệu hắt hơi sổ mũi. Tuy nhiên vì con quá nhỏ, chị Zhang chẳng biết xử lý sao nên cứ để kệ con tự khỏi. Mãi đến ngày hôm qua, khi con đột ngột lên cơn khó thở, chị Zhang với hốt hoảng đưa con vào viện.
Theo các bác sỹ Bệnh viện Nhi Trùng Khánh cho biết, không thể khẳng định chắc chắn em bé bị viêm phổi là do những nụ hôn của người mẹ. Tuy nhiên, việc mẹ có dấu hiệu bệnh mà vẫn cố tình hôn miệng con làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và dẫn đến bệnh viêm phổi ngày càng nặng và tiến triển nhanh.
Hôn môi cũng có thể khiến trẻ... tử vong
Nhiều phụ huynh có thói quen hôn miệng con (ảnh minh hoạ)
Hôn môi con tưởng như là một hành động thể hiện tình yêu thương thông thường mà bất cứ ông bố bà mẹ nào đều thực hiện. Tuy nhiên, đôi khi nó lại mang đến những hậu quả nghiêm trọng.
Khả năng miễn dịch và kháng bệnh ở trẻ sơ sinh thấp hơn so với người lớn. Khi cùng tham gia các hoạt động ngoài trời, cơ thể cùng tiếp xúc với các vi khuẩn nhưng vì hệ miễn dịch của người lớn mạnh, các vi khuẩn có thể không gây bệnh. Ngược lại, trẻ nhỏ sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao.
Nếu người mẹ mang vi khuẩn, virus và vẫn tiếp xúc với con quá gần gũi thông qua đường hô hấp, vi khuẩn sẽ được truyền cho em bé. Trẻ sẽ mắc bệnh lao phổi, viêm màng não và các bệnh truyền nhiễm khác.
Trong 5 trường hợp dưới đây, mẹ nên tuyệt đối kiêng kị không nên hôn em bé
Khi trang điểm:
Cho dù là sử dụng kem nền, son môi, phẩn phủ hay chỉ kẻ mắt thì cũng chắc chắn sẽ chứa chì, thủy ngân hoặc các hóa chất khác. Các chất độc hại này có khả năng xâm nhập vào cơ thể trẻ sơ sinh thông qua nụ hôn, gây ra viêm da tiếp xúc, nhiễm độc chì mãn tính và các bệnh khác
Khi người lạnh:
Trẻ sơ sinh sức đề kháng yếu, dễ bị nhiễm vi-rút cúm, viêm phế quản gây ra, viêm phổi, viêm tai giữa thuyên tắc hoặc hợp nhất viêm não, viêm cơ tim. Do đó ngay cả khi chỉ có các triệu chứng cúm nhẹ, hay đau đầu nhẹ, đau họng... người mẹ cũng nên mang khẩu trang ở nhà, tránh sự tiếp xúc thân mật với em bé.
Khi mắc bệnh răng miệng:
Khi người mẹ mắc bệnh răng miệng như viêm nướu, viêm tủy răng, sâu răng..., đôi môi và khoang miệng sẽ có rất nhiều vi khuẩn tồn tại. Nếu mẹ hôn em bé, các vi khuẩn sẽ theo nụ hôn vào miệng của bé, khiến trẻ cũng mắc bệnh răng miệng hoặc nặng hơn là những biến chứng khó lường khác.
Khi da bị nhiễm herpes:
Virus herpes simplex có thể lây lan thông qua đường hôn. Tuy virus này không gây tổn hại rất nghiêm trọng cho người lớn, nhưng nó có thể gây tử vong cho trẻ sơ sinh.
Tiêu chảy:
Tiêu chảy mặc dù là bệnh truyền nhiễm đường ruột, nhưng các vi khuẩn chẳng hạn như E. coli, hay Helicobacter pylori gây bệnh, cũng bắt nguồn từ miệng vào ruột. Vì vậy, nếu người mẹ bụng dạ không được tốt thì cũng nên tránh hôn em bé, nếm thức ăn của con. Những hành động này có thể làm tăng nguy cơ em bé bị bệnh tiêu chảy.
Theo Khampha
4 cách giúp tăng hệ miễn dịch của trẻ Với thời tiết thay đổi thất thường, trẻ sẽ dễ nhiễm vi rút, dẫn đến mắc bệnh cúm hoặc cảm lạnh. Những gợi ý dưới đây có thể giúp bạn cải thiện hệ miễn dịch của trẻ, từ đó giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Cho trẻ vận động nhiều để giúp tăng hệ miễn dịch - Ảnh: Shutterstock Khuyến khích tập thể dục...