4 cách Trung Quốc có thể gây thiệt hại nền kinh tế Triều Tiên
Một chuyên gia chính trị nói rằng lượng tiền mặt rất lớn của Triều Tiên đang được cất giấu bí mật ở Trung Quốc.
Ông Kim thể hiện quyết tâm phát triển tên lửa đạn đạo gắn được hạt nhân.
Vào ngày 5.8, Trung Quốc cùng 14 thành viên Hội đồng Bảo an đã nhất trí thông qua nghị quyết trừng phạt mới nhất Triều Tiên. Lí do vẫn là chương trình hạt nhân và tên lửa gây tranh cãi của Bình Nhưỡng. Lệnh cấm vận sẽ chặn đường xuất khẩu thường niên của Triều Tiên, trị giá 3 tỉ USD.
Trung Quốc hiện nay chiếm hơn 90% tổng giao dịch quốc tế của Triều Tiên. Bắc Kinh từng nói sẵn sàng làm những biện pháp để khiến kinh tế Bình Nhưỡng suy yếu. Điều này giúp phần nào ngăn chặn chương trình tên lửa gây tranh cãi của Triều Tiên.
Sau đây là 4 cách Bắc Kinh có thể áp dụng:
Chính quyền của ông Kim Jong-un phụ thuộc rất lớn vào sản xuất và phân phối than đá và thị trường lớn nhất chính là Trung Quốc. Theo số liệu thống kê, Trung Quốc đóng góp 1/3 tổng lượng tiền nhập khẩu than đá từ Triều Tiên mỗi năm.
Tháng 2 vừa qua, Trung Quốc tuyên bố ngừng mọi hoạt động nhập khẩu than đá của Triều Tiên từ giờ tới cuối năm. Lượng nhập khẩu than đá từ Triều Tiên vào Trung Quốc đã giảm 75%, theo số liệu của chính phủ Trung Quốc.
Video đang HOT
Hệ thống ngân hàng
Mỹ và các nước đồng minh đang cố siết chặt nguồn tiền của Triều Tiên và ngăn chặn Bình Nhưỡng tham gia hệ thống tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, Mỹ từng cáo buộc Trung Quốc vẫn âm thầm làm ăn với Triều Tiên. Tháng 6 vừa rồi, Bộ Tài chính Mỹ đã chặn một ngân hàng Trung Quốc vì tình nghi có các hoạt động tài chính mờ ám với Triều Tiên.
Bộ Tài chính Mỹ không loại trừ khả năng cấm thêm các ngân hàng lớn khác ở Trung Quốc để ngăn Triều Tiên không thể giao dịch với quốc tế. Mục tiêu của Mỹ là ngăn chặn Triều Tiên tiếp cận ngân hàng toàn cầu và có tiền để phát triển tên lửa và hạt nhân.
Trung Quốc có thể giúp sức bằng cách phạt bất kì ngân hàng nào có dấu hiệu làm ăn mờ ám với Bình Nhưỡng.
Tiền mặt
John Park, giám đốc của tổ chức Korea Working Group tại đại học Harvard Kenny nói rằng Triều Tiên có một lượng tiền rất lớn cất giấu ở Trung Quốc. Triều Tiên có thể dùng số tiền này để mua những gì họ muốn và phát triển vũ khí hạt nhân. Bình Nhưỡng né lệnh cấm vận để có thể thể tiếp cận hệ thống thanh toán toàn cầu.
Chuyên gia Park nói rằng “rất cần quyết tâm chính trị của Trung Quốc để ngăn chặn nguồn tiền này bị Triều Tiên sử dụng”.
Lực lượng lao động
Triều Tiên có một tầng lớp tinh hoa ở thủ đô, nhưng phần lớn người dân sống trong cảnh nghèo khó. Là một trong những nền kinh tế đóng cửa nhất thế giới, Triều Tiên vẫn tìm ra cách kiếm tiền từ người dân của mình.
Một trong những cách đó là cử hàng ngàn người Triều Tiên đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài, trong đó có Trung Quốc, Nga và Trung Đông. Ít nhất có khoảng vài chục ngàn người hiện nay đang làm việc ở nước ngoài, theo số liệu của LHQ năm 2015.
Họ làm việc trong các ngành như khai mỏ, khai thác gỗ, dệt may và xây dựng. Chính phủ Triều Tiên thu được lượng lớn tiền nhờ người dân hoạt động ở nước ngoài. Theo CNN, Trung Quốc chỉ cần chặn lượng lớn người Triều Tiên đang làm việc ở nước này, Bình Nhưỡng sẽ hụt đi một lượng tiền kiều hối không nhỏ.
Theo Danviet
Thâm nhập "hầm trú bom hạt nhân" sâu 110m của Triều Tiên
Đây là hệ thống hầm đặt sâu nhất thế giới và kéo dài 30 km xung quanh Bình Nhưỡng.
Hệ thống tàu điện ngầm đi vào hoạt động từ năm 1973.
Những bức ảnh ấn tượng dưới đây được chụp bên trong hệ thống tàu điện ngầm sâu 110 mét ở thủ đô Bình Nhưỡng. Hệ thống đường hầm phức tạp này được xem là nơi trú bom hạt nhân quan trọng bậc nhất của Triều Tiên nếu cuộc chiến giữa Bình Nhưỡng và Washington diễn ra.
Những đường tàu điện sâu nhất thế giới của Triều Tiên có hai làn, kéo dài khoảng 30 km quanh thủ đô. Công trình này bắt đầu đi vào hoạt động năm 1973. Ông Kim Nhật Thành là người quyết định xây dựng hệ thống tàu điện ngầm.
Tranh bích họa bên trong "hầm trú bom hạt nhân".
Đầu năm nay, một quan chức Triều Tiên từng khẳng định nước này không hề lo sợ nếu chiến tranh với Mỹ xảy ra.
Các toa tàu sử dụng trong hệ thống được mua lại từ Đức năm 1999. Triều Tiên nhiều lần khẳng định đây là sản phẩm do họ tự thiết kế và sản xuất. Dù vậy, những hình vẽ chằng chịt in tiếng Đức trên toa tàu đã khiến mọi người nghĩ theo hướng khác.
Hệ thống nằm sâu 110 mét dưới lòng đất.
Nhiếp ảnh gia Pháp Eric Lafforgue chụp các bức ảnh này trong chuyến thăm tới Bình Nhưỡng. Tổng cộng 17 ga, kéo dài 30 km dưới lòng đất ở độ sâu 110 mét. "Bạn dùng hệ thống tự động để lấy vé. Nhưng ngày tôi đến, hệ thống này không hoạt động. Một nhân viên soát vé đã giúp tôi kiểm tra thủ công", Eric chia sẻ.
"Mỗi ga tàu được đặt tên khác nhau: Đồng Chí, Sao Đỏ, Vinh Quang, Tự Do, Chiến Thắng...Khi đi vào trong nhà ga ngầm dưới đất, ông có cảm giác như đang tham gia vào một bộ phim. Những bản nhạc cách mạng được bật lên từ hệ thống loa phóng thanh cỡ lớn", Eric nói.
Cách đây ít ngày, Triều Tiên tuyên bố sẽ nã 4 quả tên lửa Hwasong-12 vào đảo Guam của Mỹ ở Thái Bình Dương. Nơi đây đặt căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ ở khu vực, nơi đồn trú hơn 6.000 lính và nhiều thiết bị quân sự quan trọng.
Khoảng cách từ đảo Guam tới Triều Tiên là 3.400 km và tên lửa sẽ mất khoảng 18 phút để tới đích. Truyền hình Triều Tiên tuyên bố rằng ông Kim Jong-un đang xem xét kế hoạch tấn công đảo Guam và sẽ quyết định trong mấy ngày tới.
Theo Danviet
Donald Trump: Kim Jong-un sẽ "hối hận rất nhanh" nếu dọa Mỹ Trước đó, người đứng đầu Nhà Trắng tuyên bố đã "khóa mục tiêu" vào Triều Tiên và hy vọng ông Kim Jong-un sẽ tìm một hướng đi khác. Ông Trump nói rằng ông Kim sẽ phải "hối hận rất nhanh vì lời nói của mình". Tối ngày 11.8 (giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump tiếp tục lên tiếng đe dọa Triều Tiên. Người...