4 cách “trị bệnh” phản tác dụng bạn không nên tự làm ở nhà
Tự “ trị bệnh” trước khi đến bệnh viện hoặc đi khám cũng là cách tốt nhưng với điều kiện sơ cứu đúng cách. Còn nếu làm sai cách sẽ càng khiến cho bệnh nặng thêm.
Khi gặp rắc rối về sức khỏe, nhiều người cho rằng đó là điều đơn giản, có thể tự xử lý tại nhà, ví dụ như nặn mụn trứng cá, bôi kem đánh răng vào vết mụn, bôi bơ vào vết bỏng… Cho dù hầu hết mọi người đều cho rằng khi có bệnh thì phải tới gặp bác sĩ để khám chữa nhưng có nhiều người trong số đó tin rằng làm một vài biện pháp sơ cứu trước khi đến bệnh viện sẽ không ảnh hưởng gì.
Thực tế, tự “trị bệnh” trước khi đến bệnh viện hoặc đi khám cũng là cách tốt nhưng với điều kiện sơ cứu đúng cách. Còn nếu làm sai cách sẽ càng khiến cho bệnh nặng thêm.
Dưới đây là một số cách “trị bệnh” có hại cho sức khỏe mà bạn không nên tự ý làm cho mình hay người khác.
1. Ngoáy tai khi tai bị kích thích
Khi thấy khó chịu, đau hoặc ngứa trong tai, rất nhiều người dùng tăm bông để ngoáy tai cho dễ chịu hơn và hi vọng có thể lấy được “vật thể lạ” ra khỏi tai nếu chẳng may chúng chui vào trong đó.
Khi ngoáy tai có thể làm bạn cảm thấy dễ chịu hơn nhưng không thể giúp loại bỏ nguyên nhân khiến bạn bị kích thích trong tai, đặc biệt nếu đó là do vật thể lạ hoặc viêm nhiễm gây ra. Bằng cách ngoáy tai, có thể bạn sẽ vô tình làm cho vật thể lạ di chuyển sâu vào trong tai gây tắc nghẽn hoặc khiến cho tình trạng nhiễm trùng tai nặng thêm, dẫn đến suy giảm thính lực hoặc điếc.
Bạn có thể nhỏ một vài giọt nước thuốc nhỏ tai vào để cho dị vật mềm và có thể trôi ra ngoài tự nhiên, sau đó đi khám càng sớm càng tốt.
Ảnh minh họa
2. Sử dụng kem đánh răng chữa mụn trứng cá
Video đang HOT
Bạn nghĩ rằng kem đánh răng có vị mát và bạc hà nên có thể giúp giảm viêm ởmụn trứng cá. Chính vì vậy, bạn thường xuyên dùng kem đánh răng để chấm lên mụn.
Đây chính là một sai lầm phổ biến của rất nhiều người. Mặc dù kem đánh răng có vị mát nhưng nếu bôi lên vùng da hở bị tổn thương như mụn trứng cá thì có thể dẫn đến kích ứng da, tình trạng viêm da trở nên tồi tệ hơn. Thay vì dùng kem đánh răng, bạn có thể bôi nghệ vì trong nghệ có hoạt chất curcumin chống viêm.
Ảnh minh họa
3. Sử dụng nước súc miệng cho hơi thở thơm tho
Khi hơi thở của bạn có mùi khó chịu, ngay lập tức bạn vội vàng dùng nước súc miệng để cải thiện tình hình. Nhưng cách làm này có thể gây ra tác dụng ngược lại.
Thành phần chính của nước súc miệng là cồn nên nếu nếu bạn liên tục súc miệng sẽ làm khô miệng. Khô miệng chính là một trong những nguyên nhân làm cho các vi khuẩn phát triển nhanh và nhiều hơn. Từ đó, mùi hôi miệng của bạn càng kinh khủng hơn. Một giải pháp tốt hơn cho bạn là vệ sinh lưỡi thật sạch để tiêu diệt vi khuẩn và ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C.
Ảnh minh họa
4. Bôi bơ lên vết bỏng
Có rất nhiều cách sơ cứu vết bỏng được mọi người truyền nhau, trong đó có cả biện pháp bôi bơ lên vết bỏng để chữa lành nhanh hơn. Sự thật là ngược lại. Nếu vết bỏng sâu, bạn bôi một lớp bơ lên trên thì rất có thể dẫn đến nhiễm trùng vì làn da vùng này đã không còn khả năng “bảo vệ”, hơn nữa, bơ lại không có đặc tínhkhử trùng. Do vậy, việc này có thể thực sự làm trầm trọng thêm tình hình.
Để sơ cứu vết bỏng, bạn có thể cho vùng bị bỏng vào nước mát để giảm nhiệt. Tuy nhiên, tránh cho vào nước quá lạnh và trong thời gian quá lâu để vết thương không bị nặng hơn.
Theo VNE
Trị tiểu đường bằng me rừng
Theo Đông y, quả me rừng có vị chua ngọt, hơi chát, tính mát có công năng sinh tân, chỉ khát, lợi tiểu, hạ nhiệt, tiêu viêm, nhuận phế hóa đờm...
Bộ phận dùng làm thuốc là quả, lá, vỏ cây và rễ (Fructus, Folium, Cortex et Radix Phyllanthi Emblicae)
Me rừng còn gọi là chùm ruột núi, mận rừng, dư cam tử, Mác kham (Tày), Diều cam (Dao), Xì la liên (Kơ ho), tên khoa học Phyllanthus emblica L, thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae. Là loại cây mọc hoang, xuất hiện nhiều tại các vùng rừng núi Việt Bắc và Tây Bắc nước ta...
Cây thường mọc ở chỗ sáng, chiều cao thông thường từ 5 - 7m, có khi hơn. Lá nhỏ xếp sít nhau thành hai dãy, trông như lá kép lông chim. Ra hoa vào tháng 4 - 5 hằng năm; hoa nhỏ màu vàng mọc thành tán ở nách. Quả thịt, hình cầu to bằng quả táo ta và có khía rất mờ.
Bộ phận dùng làm thuốc là quả, lá, vỏ cây và rễ (Fructus, Folium, Cortex et Radix Phyllanthi Emblicae). Quả thu hái vào mùa thu đông, dùng tươi hay phơi khô để dành sử dụng dần. Lá thu hái vào mùa hè thu; vỏ và rễ thu hoạch quanh năm, có thể sử dụng tươi hay sấy khô để dùng dần.
Theo đông y cho rằng quả me rừng có vị chua ngọt, hơi chát, tính mát có công năng sinh tân, chỉ khát, lợi tiểu, hạ nhiệt, tiêu viêm, nhuận phế hóa đờm... Ở Ấn Độ cũng sử dụng nó làm thuốc mát, lợi tiểu, nhuận tràng.
Còn lá me rừng có vị cay, tính bình, tác dụng lợi tiểu. Rễ cây có vị đắng chát, tính bình với tác dụng thu liễm, hạ huyết áp. Vỏ cây cũng có tác dụng thu liễm. Hoa me rừng công dụng làm mát, hạ nhiệt, nhuận tràng. Ngoài ra ở Ấn Độ còn thấy người ta sử dụng quả me rừng khô để trị xuất huyết, ỉa chảy và lỵ hoặc phối hợp với sắt để trị thiếu máu, vàng da và chứng khó tiêu.
Trong đông y cũng được sử dụng đơn độc hay phối hợp như lấy quả me rừng dùng trong trị cảm mạo phát sốt, đau họng, đau răng, chảy máu chân răng, lợi, miệng khô phiền khát, tiểu đường, thiếu vitamine C.
Dùng rễ cây me rừng làm thuốc trị huyết áp cao, đau thượng vị, viêm ruột, lao hạch và cả bệnh bạch huyết. Còn lá me rừng dùng làm thuốc trị phù thũng, viêm da mẩn ngứa, eczema hay dùng ngoài lấy lá nấu nước tắm rửa phòng trị bệnh ngoài da.
Để tham khảo và áp dụng, sau đây xin nêu vài phương thuốc chữa trị các bệnh chứng tiêu biểu.
* Chữa cảm mạo phát sốt: Quả me rừng 10 - 30g, sắc lấy nước uống, chia làm nhiều lần.
* Chữa trị huyết áp cao: Rễ cây me rừng 15 - 30g, sắc lấy nước uống trong ngày.
* Làm lợi tiểu: Lấy 10 - 20g vỏ thân cây me rừng sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày. Hoặc lấy 10 - 20g lá me rừng sắc lấy nước uống. Cũng có thể cho râu ngô, mã đề sắc cùng lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
* Trị tiểu đường: Quả me rừng 15 - 20g, ướp với muối ăn và uống hằng ngày. Hoặc lấy 15 - 20 quả me rừng nấu sôi, sau ướp muối ăn hằng ngày.
* Trị nước ăn chân: Lấy quả me rừng giã lấy nước bôi vào chỗ chân bị nước ăn.
* Chữa rắn cắn (chỉ sử dụng khi điều kiện không có y tế hoặc hỗ trợ khi đã được y tế cấp cứu): Lấy vỏ cây me rừng giã pha chút nước ép lấy nước cốt uống còn bã đắp nơi rắn cắn, lấy dây hoặc băng dính băng giữ cho khỏi bị rơi.
* Chữa phù thũng, Eczema, viêm da, mẩn ngứa: Quả me rừng 10 - 30g, rễ, vỏ me rừng 15 - 30g, lá me rừng 10 - 20g, sắc lấy nước thuốc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần.
Kết hợp dùng ngoài cần lấy một lượng lá me rừng vừa đủ nấu sôi dùng nước tắm rửa hàng ngày.
Theo VNE
Công dụng ngạc nhiên của tỏi Tỏi chứa nhiều chất chống oxy hóa. Nếu bạn thường xuyên dùng loại gia vị này trong bữa ăn hàng ngày, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ được tăng cường. 1. Giúp tóc khỏe đẹp Tỏi có thể chấm dứt nỗi lo rụng tóc nhờ hàm lượng allicin cao. Đây là một hợp chất lưu huỳnh giống với loại tìm thấy trong...