4 cách phòng bệnh trĩ đơn giản dân văn phòng nên biết
BSCK II Hoàng Đình Lân, Phó Chủ tịch Hội hậu môn trực tràng Việt Nam đã đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp bạn chủ động phòng ngừa bệnh trĩ
Người xưa có câu “Thập nhân cửu trĩ” – 10 người thì có đến 9 người mắc trĩ cho thấy bệnh trĩ có thể gặp ở bất cứ ai.
Theo BSCK II Hoàng Đình Lân, bệnh trĩ là tình trạng giãn quá mức đám tĩnh mạch ở vùng hậu môn- trực tràng. Chỉ cần có chèn ép, cản trở lâu dài sự lưu thông mạch máu ở đây là bệnh trĩ có thể xuất hiện. Bệnh thường biểu hiện qua các triệu chứng như đau rát, chảy máu, sa búi trĩ và ngứa hậu môn.
Một số triệu chứng thường gặp và gây khó chịu cho người bị bệnh trĩ như:
- Đại tiện ra máu đỏ tươi. Đây là triệu chứng sớm nhất và cũng là triệu chứng thường gặp. Lúc đầu chảy máu kín đáo, về sau máu chảy thành giọt hoặc phun thành tia như cắt tiết gà.
- Đau vùng hậu môn, cũng có thể không đau hoặc đau nhẹ. Đau nhiều khi có tắc mạch hoặc nứt hậu môn.
- Sưng nề vùng hậu môn: Khi có đợt cấp hoặc khi trĩ sa ra ngoài, có thể búi trĩ sưng khá to.
- Rỉ nước và ngứa vùng hậu môn do viêm ống hậu môn.
Do đó, khi thấy các triệu chứng như mô tả ở trên, bạn cần khám chuyên khoa hậu môn – trực tràng hoặc ngoại tiêu hóa để có thông tin chính xác bệnh tình và có hướng điều trị thích hợp.
Video đang HOT
Theo BS. Lân, nguyên nhân gây bệnh thường do tư thế làm việc đứng hoặc ngồi quá lâu, rối loạn nhu động ruột (táo bón, ỉa chảy, mót rặn), bệnh có tính chất gia đình, có những bệnh phối hợp như tăng áp lực tĩnh mạch trĩ, bệnh đường sinh dục, tiết niệu, hoặc những thay đổi nội tiết theo chu kỳ sinh dục của phụ nữ như mang thai, sinh đẻ hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt.
Trong số đó, táo bón là tác nhân gây bệnh trĩ nhiều nhất và cũng mang lại nhiều phiền toái nhất làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh.
Chính vì thế, với người chưa mắc bệnh hoặc với bệnh nhân đã điều trị trĩ, cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh trĩ, phòng trĩ tái phát như:
1 – Chế độ ăn nhiều rau xanh quả tươi, uống đủ nước (>1.5 lít nước/ngày), hạn chế đồ ăn cay, nóng như rượu bia, cà phê, ớt, hạt tiêu để tránh táo bón và suy mạch.
2 – Vận động cơ thể hàng ngày khoảng 30 phút như đi bộ, bơi lội,…. Tránh đứng nhiều, ngồi lâu hoặc ngồi xổm.
3 – Tập thói quen đi cầu hàng ngày bằng cách xoa bụng vòng theo khung đại tràng vào một giờ nhất định.
4 – Vệ sinh bằng nước ấm hoặc sau mỗi lần đi cầu.
Để chữa trĩ, BS. Lân khuyến cáo nên kết hợp bằng YHCT kết hợp y học hiện đại.
Ngoài ra, có thể lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược có tác dụng hỗ trợ chống táo bón, bền tĩnh mạch trĩ, phòng trĩ tái phát hiệu quả… nhưng phải có tư vấn của thầy thuốc chuyên khoa hậu môn trực tràng.
Không nên dùng thuốc theo mách bảo, không rõ nguồn gốc tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.
Theo Sức khỏe đời sống
Nỗi lo táo bón và bệnh trĩ
Trĩ là bệnh được tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch. Bệnh này rất hay gặp ở những người đứng nhiều, ngồi nhiều, ít đi lại, táo bón kinh niên, hội chứng lị và các nguyên nhân làm tăng áp lực ở ổ bụng.
Ảnh minh họa
Táo bón là nguyên nhân chính gây bệnh trĩ
- Khi bị táo bón, phân sẽ khô, cứng, đè nén lên trực tràng khiến cho tĩnh mạch ở dưới niêm mạc trực tràng phải chịu áp lực và gây ra cản trở cho quá trình lưu thông của máu. Đặc biệt các tĩnh mạch ở trên trực tràng và các nhánh khác, máu sẽ dễ bị hồi đọng từ đó, hình thành nên bệnh trĩ.
- Những bệnh nhân táo bón khi đi vệ sinh bao giờ cũng phải tốn rất nhiều sức hơn người bình thường, khi đó, áp suất trong bụng cũng tăng lên, hậu môn và trực tràng bị đè xuống gây cản trở cho việc tuần hoàn các tĩnh mạch và ảnh hưởng đến việc sắp xếp các huyết quản trên trực tràng, phân cũng dễ bị nén ép làm cho tĩnh mạch dưới niêm mạc trực tràng phải mở rộng ra.
- Những người bị táo bón nặng, thậm chí có thể làm cho niêm mạc trực tràng và lớp cơ tách rời khỏi nhau, ống hậu môn theo phân chuyển xuống dưới, lâu ngày dễ sinh ra bệnh trĩ.
- Khi bị táo bón, phân khô và cứng đi qua hậu môn, kéo căng vùng da hậu môn và kéo rạn các nếp gấp bởi một lớp niêm mạc cực mỏng. Hơn nữa, phân cứng và khô dễ làm tổn thương lớp niêm mạc hậu môn gây chảy máu.
Mặt khác, trĩ có thể làm phát sinh hoặc làm trầm trọng thêm bệnh táo bón
Trĩ có thể gây ra đau đớn khi đi vệ sinh. Khi niêm mạc bị tách rời ra, cảm giác đau đớn lúc đó rất mạnh. Do vậy, người bệnh sẽ sợ hãi và không dám đi vệ sinh. Chính họ đã tạo điều kiện cho phân lưu lại trong ruột lâu hơn, từ đó gây ra táo bón hoặc trầm trọng hơn.
Liên quan đến trĩ, ta còn phải nhắc đến cách tiến hành phẫu thuật. Nếu trong khi phẫu thuật mà cắt bỏ đi quá nhiều lớp biểu bì ở ống hậu môn thì sau đó khoảng 2 tuần hậu môn sẽ hình thành sẹo, co vào khiến cho cửa hậu môn bị co hẹp tạo nên một sẹo cứng không thể mở rộng ra được.
Vì thế, hậu môn bị hẹp lại khiến cho phân rất khó lọt qua, từ đó sinh ra táo bón. Hoặc do phải mất nhiều sức khi đi vệ sinh nên hậu môn bị rạn khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn, sợ sệt hoặc không dám đi hoặc cố nhịn. Đó cũng là nguyên nhân gây ra táo bón hoặc cũng có thể làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của táo bón.
Để khỏi hẳn bệnh trĩ, cần điều trị triệt để cả bệnh táo bón
Bởi mối quan hệ chặt chẽ và ràng buộc giữa bệnh trĩ và táo bón, nên để khỏi hẳn bệnh trĩ và khỏe mạnh, cần phải điều trị đồng thời cả hai bệnh trên:
- Phòng tránh ngay tình trạng táo bón bằng chế độ ăn uống nhiều rau xanh, quả tươi, uống nhiều nước, hạn chế đồ ăn cay nóng như rượu, bia, cà phê, ớt, hạt tiêu,...
- Giúp xua tan sự khó chịu của bệnh trĩ, táo bón bằng cách uống sản phẩm chứa các thảo dược có tác dụng giúp trị bệnh trĩ, táo bón như diếp cá, nghệ, đương qui, rutin,... Những thảo dược này giúp lưu thông khí huyết, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, trị táo bón, tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ,....
- Tránh đứng nhiều, ngồi lâu, mang vác nặng. Nên tập thể thao nhẹ nhàng mỗi ngày và tập thói quen đi cầu hàng ngày. Khi đi cầu không được rặn, nên xoa bụng để dễ đi hơn, và vệ sinh bằng nước sau đó.
- Nếu đau rát, chảy máu nhiều, cần phối hợp đặt hậu môn bằng viên đạn trĩ (như Protolog) khoảng 10 ngày cùng với việc kiên trì ngâm hậu môn bằng nước muối 0.9% ấm khoảng 10 phút mỗi ngày giúp dễ chịu hơn, giúp vệ sinh tốt và co búi trĩ nhanh hơn.
Theo tiền phong
4 cách phòng bệnh trĩ đơn giản dân văn phòng phải biết BSCK II Hoàng Đình Lân, Phó Chủ tịch Hội hậu môn trực tràng Việt Nam đã đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp bạn chủ động phòng ngừa bệnh trĩ. Người xưa có câu "Thập nhân cửu trĩ" - 10 người thì có đến 9 người mắc trĩ cho thấy bệnh trĩ có thể gặp ở bất cứ ai. Theo BSCK II...