4 cách Nhật Bản kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc ở Biển Đông
Nhật Bản có bốn cách để ngăn cản Trung Quốc sử dụng sức mạnh hải quân vào tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.
Nhật Bản có thể tham gia tập trận chung với Mỹ để gây áp lực cho Trung Quốc về mặt quân sự. (Ảnh minh họa)
Để bảo vệ lợi ích kinh tế, Nhật Bản có bốn cách ngăn cản Trung Quốc sử dụng sức mạnh hải quân vào tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông nếu các cuộc đàm phán giữa hai bên bị từ chối, theo báo Ta Kung Pao của Hồng Kông đưa tin.
Đầu tiên, Nhật Bản có thể đàm phán đa phương hoặc song phương với các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cũng tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông để gây áp lực ngoại giao nhiều hơn đến Trung Quốc.
Thứ hai, Nhật Bản có thể tiến hành một cuộc chiến pháp lý chống lại Bắc Kinh tại án quốc tế.
Thứ ba, Nhật Bản cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho lực lượng bảo vệ bờ biển của các quốc gia có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc như Việt Nam và Philippines.
Cuối cùng, Nhật Bản tham gia cuộc tập trận hải quân chung với Mỹ và các cường quốc khác trong khu vực để gây áp lực với Trung Quốc về mặt quân sự.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Video đang HOT
Tờ Ta Kung Pao lưu ý rằng Tokyo đã hứa sẽ cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam và Philippines khi tham gia tập trận hải quân với Mỹ và Australia trong khu vực. Điều này chỉ ra rằng mặc dù tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật với Trung Quốc chỉ ở biển Hoa Đông chứ không phải ở Biển Đông, nhưng Tokyo vẫn “để ý” đến nỗ lực cải tạo đất của Trung Quốc.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Wang Yi nói rằng Nhật Bản cáo buộc Trung Quốc tiến hành các công việc cải tạo tương tự trong quá khứ để duy trì Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) quanh nhóm đảo Okinotori ở biển Hoa Đông.
Trung Quốc cũng đang theo đuổi cách tiếp cận để tìm kiếm mối quan hệ gần gũi hơn với các thành viên khác của ASEAN như Malaysia, Thái Lan và Brunei để chống lại áp lực ngoại giao của Nhật Bản, Việt Nam và Philippines.
Theo Tin Tức
Trung Quốc dùng máy bay ném bom tầm xa gắn tên lửa hành trình đánh tàu Mỹ
Trung Quốc bắt chước Liên Xô dùng tên lửa hành trình siêu âm trên máy bay ném bom tầm xa để ngắm chuẩn tàu sân bay Mỹ, nhưng Trung Quốc còn có tên lửa đạn đạo
Hạm đội Nam Hải Trung Quốc chính thức biên chế tàu khu trục Trường SaMuốn thay đổi chủ quyền đảo ở Đông Nam Á, phải tác chiến quy mô lớnTrung Quốc sẽ đưa may bay GX-6, J-11, J-16, tàu hộ vệ ra Trường Sa
Phát triển năng lực A2/AD
Mạng "Tin tức bình luận Trung Quốc" Hồng Kông ngày 22 tháng 8 đăng bài viết của Rakesh Krishnan Simha liên quan đến chiến lược hải quân của Trung Quốc.
Máy bay ném bom H-6 Trung Quốc
Theo bài báo, căn cứ vào báo cáo nghiên cứu chuẩn bị cho Quốc hội của chuyên gia quân sự hải quân Mỹ Ronald O'Rourke, "lực lượng A2/AD trên biển của Trung Quốc có thể được xem là lực lượng ngăn chặn trên biển được phát triển có cấp độ tương tự Liên Xô thời kỳ Chiến tranh Lạnh".
Sử dụng máy bay ném bom tầm xa lắp tên lửa hành trình siêu âm để ngắm chuẩn tàu sân bay Mỹ là một chiến thuật của Liên Xô, hiện nay, Bắc Kinh đang bắt chước.
Trong báo cáo, O'Rourke cho rằng, tên lửa đạn đạo chống hạm, tên lửa hành trình lắp trên máy bay, tàu ngầm tấn công và tàu chi viện tác chiến điện tử là một phần quan trọng của lực lượng A2/AD trên biển đang được Trung Quốc phát triển.
Ngắm chuẩn một cụm chiến đấu tàu sân bay rất đơn giản, nhưng trước tiên phải tìm được chúng ở đại dương rộng lớn. Tấn công một mục tiêu di động tuyệt đối không phải là việc dễ dàng, bởi vì, khi tên lửa bay đến, cụm chiến đấu tàu sân bay có thể đã rơi khoi vài chục dặm Anh.
Tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21D Trung Quốc
Nhưng, Trung Quốc có thể đã thu hẹp khoảng cách này. Báo cáo này cho rằng: "Một điểm khác giữa lực lượng ngăn chặn trên biển của Liên Xô và Trung Quốc là lực lượng ngăn chặn của Trung Quốc đã có tên lửa đạn đạo chống hạm có thể tấn công tàu sân bay di động".
Nếu các chuyên gia kỹ thuật của Bắc Kinh thực sự nghiên cứu phát triển được loại tên lửa này, sẽ tạo ra mối đe dọa to lớn đối với việc điều động lực lượng hải quân Mỹ trên phạm vi toàn cầu.
Giống như Nhật Bản trong lịch sử, Trung Quốc có tham vọng đuổi các nước lớn phương Tây ra khỏi châu Á.
Khác với cuộc chiến tranh chớp nhoáng cuối cùng thất bại của Nhật Bản, Trung Quốc luôn thực hiện chiến lược "lát cắt xúc xích" hầu như không được dư luận chú ý tới để thực hiện mục tiêu của họ (như thúc đẩy bành trướng, thực dân ở Biển Đông - PV).
Nếu như Mỹ đã quyết tâm ở lại châu Á thì họ cần tiến hành chuẩn bị đầy đủ cho sự leo thang căng thẳng có thể xuất hiện.
Tiếp tục bành trướng
Tờ "Nhật báo phố Wall" Mỹ ngày 21 tháng 8 đưa tin, báo cáo mới nhất của Lầu Năm Góc cho thấy, trong mấy tháng gần đây, quy mô công trình lấn biển xây đảo (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông nhanh chóng mở rộng, hơn nữa đang tiến hành hoạt động "tuần tra" hung hăng hăm dọa ở khu vực này.
Báo cáo cho rằng, đến tháng 6, Trung Quốc đã bồi đắp tới 2.900 mẫu Anh (1 mẫu Anh tương đương 4.000 m2) ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), trong khi đó, số liệu trong tháng 5 năm nay là 2.000 mẫu Anh. Điều này có nghĩa là, trong vòng 1 tháng, diện tích tăng gần 50%.
Theo báo cáo của Mỹ, trong thời gian chưa đầy 2 năm, diện tích lấn biển xây đảo do Trung Quốc tiến hành (bất hợp pháp) "gấp 17 lần so với các nước khác", chiếm 95% diện tích lấn biển ở quần đảo Trường Sa.
Báo cáo cho rằng, Trung Quốc đang gia tăng mức độ "tuần tra" ở khu vực này, dùng phương thức "quy mô nhỏ và dần dần từng bước" để tránh xung đột quân sự. Trung Quốc cũng đã tăng cường sử dụng lực lượng Cảnh sát biển, có sự hỗ trợ của tàu chiến ở khu vực lân cận.
Như vậy, Trung Quốc vẫn tiếp tục dùng sức mạnh ra sức bành trướng, làm thay đổi hiện trạng Biển Đông, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam, xâm phạm nghiêm trọng DOC và luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực - PV.
Đông Bình (nguồn Tin tức bình luận Trung Quốc)
Theo giaoduc
Tàu tuần tra Hayato Nhật Bản tặng cho Việt Nam là tiên tiến nhất Tàu tuần tra Hayato có thể hoạt động liên tục 2 tháng trên biển, là tàu tiên tiến nhất của Kiểm ngư Việt Nam, thúc đẩy an ninh trên biển của Việt Nam. Tân Hoa xã ca cẩm Nhật Bản tặng trang bị cho Việt Nam, PhilippineTrung Quốc cải tạo 2 tàu hộ vệ thành tàu cảnh sát biển, giữ nguyên vũ khíMalaysia...