4 cách làm dịu vết ong đốt đơn giản nhất
Ong tuy rất nhỏ bé, mật của ong cũng có tác dụng tốt, tuy nhiên, nọc độc của nó đâm vào người thì lại có thể rất nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng của bạn. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách xử lý khi bị ong đốt.
1. Cần nhanh chóng sơ cấp cứu
Khi ong đốt sẽ để lại nọc độc trên da của bạn, nọc độc này sẽ gây ra dị ứng, khiến cho da bạn bị sưng phổng, đỏ tấy và đau nhức. Mỗi loại ong khác nhau thì nọc độc của nó có mức độ nguy hiểm khác nhau. Với những loại ong như ong đất, ong vò vẽ, nọc độc của nó có thể gây chết người với khoảng 10 vết chích, nhưng như ong mật thì hầu như nọc không có độc.
Khi bị ong đốt bạn cần phải xác định chính xác được loại ong đã đốt mình, nhanh chóng để cơ sở y tết để được cấp cứu tốt nhất. Bạn nên cung cấp cho bác sĩ biết loại ong đã đốt mình để có hướng điều trị phù hợp.
2. Cách xử lý trước khi đưa người bị ong đốt đến bệnh viện
- Ong đốt vào cơ thể người nó sẽ để lại nọc độc trên người, lúc này bạn cần bình tĩnh và thận trọng nhổ kim chích này ra bằng cách dùng một vật nhọn để khều ra, bạn có thể dùng đầu kim hoặc mũi dao nhọn sạch sẽ để khều sẽ có hiệu quả tốt nhất. Nhanh chóng rút nọc độc của ong ra sẽ giúp cho nọc không tiếp tục đi sâu vào trong cơ thể, làm cho chỗ sưng, hay ngứa sẽ được giảm thiếu. Tuy nhiên, cần phải chú ý, không được dùng tay để nặn nọc, bởi sự tác động đó sẽ làm cho độc ở bên trong lan tỏa nhanh hơn vào cơ thể, sẽ càng nguy hiểm hơn.
- Sau khi đã lấy được nọc độc ra, bạn hãy làm sạch vệt thương bằng cách dùng nước và kem hoặc gel sát trùng để rửa sạch nọc độc trên da. Sau khi đã rửa sạch, hãy lấy đá lạnh hoặc túi chườn lạnh đặt lên vùng bị sưng tấy trong khoảng 15 – 20 phút để giảm đau. Nhưng chú ý không được đặt trực tiếp lên miệng vết thương nơi bị ong đốt trực tiếp.
Video đang HOT
- Bôi lên vết thương dung dịch calamin thường được dùng để bôi lên vết bỏng để làm dịu đau, có bán ở hiệu thuốc. Cũng có thể bôi hồ bột natri lên vết thương, bột này sẽ làm trung hòa và hút nọc độc ra khỏi da bạn.
- Sau khi bôi thuốc xong hãy lấy một mảnh vải sạch hoặc băng gạc y tế để che kín vết thương lại, tránh vết thương bị nhiễm trùng.
- Người bị ong đốt nên hạn chế di chuyển, tốt nhất nên nằm yên một chỗ không cử động và để bộ phận bị ong đốt xuống thấp hơn tim.
Theo www.phunutoday.vn
Cách cấp cứu khi bị điện giật.
Hiện nay, tai nạn do điện giật ngày một tăng cao . Nếu bạn biết cấp cứu đúng cách thì có thể cứu được nạn nhân còn không thì có thể chính mình cũng bị điện giật đó.
5 bước sơ cấp cứu người bị điện giật
Bước 1: Khi bị điện giật, người bị điện giật thường không thể tự thoát ra khỏi nguồn điện được. Dòng điện vào cơ thể càng lâu thì nguy cơ tử vong càng cao, do đó người cứu nhanh chóng cách ly họ ra khỏi nguồn điện càng sớm càng tốt bằng cách:
Nhanh chóng ngắt cầu dao điện, hoặc rút phích cắm điện để ngưng dòng điện cung cấp cho vị trí nạn nhân bị giật.
Dùng que sào bằng nhựa, gỗ khô, hoặc bất cứ dụng cụ không dẫn điện khác tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. hoặc đứng trên ghế nhựa túm áo kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
Ưu tiên thực hiện cách nào có thể làm nhanh nhất. Tuyệt đối không được chạm trực tiếp vào người nạn nhân vì dòng điện sẽ đi qua người và gây giật cho cả người cấp cứu rất nguy hiểm
Bước 2: Sau khi tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, nên nhanh chóng gọi người trợ giúp, Nới rộng quần áo, dùng ngón tay móc hết đờm dãi dị vật trong họng người bị điện giật, lau sạch chất nôn. Đặt đầu nạn nhân hơi ngửa ra phía sau, cằm nâng cao vừa phải để đường thở thông thoáng nhất, sau đó nghe tiếng thở, quan sát di động lồng ngực xem người đó có còn thở hay không, áp tai vào lồng ngực để nghe nhịp tim.
Bước 3: Nếu nạn nhân còn thở, tim vẫn còn đập, tỉnh táo gọi hỏi vẫn biết được. Cho nạn nhân nằm nghỉ ngơi tại chỗ, an ủi động viên cho bớt hoảng loạn, kiểm tra mức độ tổn thương ở các vị trí khác rồi tiếp tục thực hiện bước 4.
Nếu người đó đã ngừng tim ngừng thở: Hoàn toàn có thể cứu sống được hoh nếu trẻ bị giật chưa quá lâu và biết cách cấp cứu. Nhanh chóng tiến hành cấp cứu ngừng tim ngừng thở cho họ.
Bước 4: Kiểm tra kỹ toàn thân xem người đó có bị bỏng, bị chấn thương vùng đầu vùng cột sống hay bất cứ vị trí nào khác không. Nếu có, tiến hành sơ cứu thích hợp.
Bước 5: Nhanh chóng đưa nạn nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và xử lý tiếp, vì nạn nhân cho dù trông vẫn tỉnh hoặc tim phổi đã hồi phục trở lại sau sơ cứu, thì vẫn hoàn toàn có thể tái phát lại rất nguy hiểm. Trên đường đi, nên chú ý hô hấp, tuần hoàn .
Một số lưu ý khi cấp cứu người bị điện giật.
Tuyệt đối không để nạn nhân bị ngã và gây ra tổn thương nghiêm trọng hơn.
Không được chạm vào nạn nhân khi chưa ngắt nguồn điện, không được dùng tay không để kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện vì có thể bạn sẽ bị điện giật.
Phải giữ cho mình một tâm thái thật bình tĩnh, tránh hoảng loạn để đảm bảo sơ cứu an toàn cho nạn nhân.
Phòng ngừa điện giật
Để phòng ngừa điện giật các gia đình thiết kế các ổ điện an toàn; Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, đảm bảo các thiết bị điện an toàn, không bị hở, mát: Khi sửa điện phải dùng găng tay, ủng, kìm, bút thử điện... cách điện, tuyệt đối không dùng tay không để nối và cắt điện; Không để các dụng cụ điện, dây dẫn điện ngang tầm tay trẻ em; Không để trẻ em chơi đùa gần các thiết bị điện như ổ cắm điện, nồi cơm điện đang nấu, quạt điện...; Người lớn không dùng điện để đánh cá, diệt chuột, chống trộm...
Theo www.phunutoday.vn
Thói quen cắn móng tay có thể dẫn đến nhiễm trùng chết người Có phải bạn đang gặm móng tay khi đọc bài báo về hậu quả sức khỏe nguy hiểm này? Nếu đúng như vậy thì đã đến lúc bỏ thói quen xấu đó. Xấu xí không phải là hậu quả duy nhất của việc cắn móng tay. Thói quen này thậm chí có thể đe dọa tính mạng của bạn. Thói quen cắn móng...