4 cách làm cơm mẻ ngon đúng chuẩn và đơn giản tại nhà
Mẻ được xem là gia vị truyền thống của người Việt thường dùng để nấu các món giả cầy, bún riêu,…Thay vì mua ở ngoài, bạn có thể học cách làm cơm mẻ ngon đúng chuẩn ngay tại nhà.
Như vậy, bạn sẽ có gia vị vừa ngon, vừa đảm bảo vệ sinh, lại rất tiện lợi và tiết kiệm. Còn chần chừ gì nữa mà không tham khảo bài viết dưới đây để dễ dàng tạo ra một hũ cơm mẻ hấp dẫn cho nhà mình.
Cơm mẻ là gia vị giúp món ăn thêm thơm ngon và kích thích vị giác – Ảnh Internet
1. Cách làm cơm mẻ kiểu 1
Nguyên liệu
Gạo tẻ (lưu ý là không sử dụng gạo nếp)
Hũ thủy tinh rộng miệng
Nước
Cách làm
- Đầu tiên, vo sạch gạo cho vào nồi cơm điện nấu như bình thường. Đặc biệt là cho thật nhiều nước để cơm nhão nát, vì cả phần nước và phần cơm đều được sử dụng làm cơm mẻ.
Cho gạo vào nồi nấu thật nhiều nước để cơm nhão nát – Ảnh Internet
- Khi cơm sôi được một vài phút thì chắt nước cơm ra và đổ vào một chiếc hũ thủy tinh đã rửa sạch, lau khô rồi đậy kín nắp.
- Khi cơm chín thì mở nắp ra cho nguội, đợi cơm nguội hẳn thì cho vào hũ thủy tinh đã đổ nước cơm, sao cho nước ngập mặt cơm. Sau đó, đậy kín hũ thủy tinh lại rồi để trong thời gian 2 tuần. Khi đó, cơm sẽ lên men tạo thành mẻ với mùi nồng và vị chua.
Chắt nước cơm đổ vào hũ thủy tinh – Ảnh Internet
- Sau 2 tuần, bỏ mẻ ra bát sẽ thấy cơm bắt đầu có hiện tượng chuyển từ dạng hạt sang dạy bấy, màu trắng phau và chua từ từ rồi phân hủy hoàn toàn. Ngoài ra, cũng còn tùy thuộc vào khí hậu thì cơm mẻ thành phẩm nhanh hay chậm.
Mẻ đã lên men chua có dạng bấy và màu trắng – Ảnh Internet
2. Cách làm cơm mẻ kiểu 2
Nguyên liệu
Cơm nguội
Mẻ cái có thể mua hoặc xin trong các quán nhậu
Hũ thủy tinh
Cách làm
- Lấy khoảng 1/2 chén cơm mẻ cái đựng vào hũ thủy tinh sạch, đậy kín nắp. Cơm nguội đem đi vo với nước một lượt, sau đó bỏ chung cùng lọ đựng mẻ cái. Lưu ý là không được sử dụng cơm cháy vì dùng cơm nguội sẽ có tác dụng kích thích sự lên men hơn.
Cho mẻ cái mua sẵn vào hũ thủy tinh – Ảnh Internet
- Ngoài ra, lượng cơm nguội phải gần tương đương với lượng mẻ cái, sau đó đậy nắp và để thông hơi. Để lọ ở nhiệt độ từ 23 – 32 độ C trong khoảng 1 tuần. Sau 1 tuần, cơm sẽ trở nên bấy đi và trở thành mẻ chua. Với cách làm cơm mẻ này sẽ đơn giản hơn, vì chỉ cần mua chút mẻ đã có sẵn là xong.
- Bên cạnh đó, khi cho cơm nguội vào mẻ cái sẽ kích thích sự lên men và chỉ cần làm một lần có thể bảo quản, sử dụng đến khoảng 2 – 3 tháng. Sau đó, tiếp tục thêm cơm nguội vào để nuôi mẻ.
Cơm mẻ được làm từ cơm nguội có thể bảo quản và sử dụng 2 – 3 tháng – Ảnh Internet
3. Cách làm cơm mẻ kiểu 3
Nguyên liệu
Sữa chua1 bát cơm nấu hơi nhão
1 muỗng cà phê đường
Hũ thủy tinh
Cách làm
- Đầu tiên, để khoảng 1 – 2 muỗng canh sữa chua ở nhiệt độ phòng và ít nhất 1 ngày để sữa chua lên men thật chua. Sau đó, để 1 bát cơm nấu nhão còn ấm trộn với 1 muỗng cà phê đường đã hòa tan với 1 muỗng cà phê nước ấm trong 49 độ C.
Cho sữa chua ở nhiệt độ phòng một ngày để sữa chua lên men – Ảnh Internet
- Cho 1 – 2 muỗng cà phê sữa chua đã lên men trộn đều với cơm, rồi đổ hỗn hợp này vào hũ thủy tinh đã được khử trùng và bọc kín miệng hũ.
Video đang HOT
- Đặt hũ trong nồi nước ấm ở 82 độ C, rồi đem ủ vào trong lò nướng hoặc những nơi có độ ẩm 82 độ C như máy làm yogurt, nồi cơm điện…Sau khoảng 2 – 3 ngày mẻ sẽ lên men với mùi chua dịu.
Cơm mẻ lên men với màu trắng và mùi chua dịu đặc trưng – Ảnh Internet
4. Cách nuôi và sử dụng cơm mẻ
- Khi ăn gần hết cơm mẻ, chỉ cần giữ lại một phần trong hũ. Tiếp tục nuôi mẻ bằng cách thêm vào mẻ chút cháo gạo trắng nấu đặc, cơm nguội hoặc bún tươi. Sau đó, đậy nắp kín để qua nhiều ngày và tiếp tục sử dụng. Nên cho mẻ ăn thường xuyên khoảng 1 tuần một lần.
- Khi cơm mẻ đến giai đoạn ngấu chua thì dùng muỗng khô sạch múc riêng ra chén, sau đó cho nước vào quậy và lọc nấu lấy nước. Ngoài ra, có thể lấy ra một ít tán nhuyễn qua rây và dùng để tẩm ướp các món ăn hoặc nấu nướng.
Cho cơm mẻ hòa với nước rồi lọc qua rây để lấy nước và dùng nấu ăn – Ảnh Internet
Với các cách làm cơm mẻ đơn giản và nhanh chóng trên, bạn chỉ cần bỏ thời một chút thời gian rãnh rỗi, đã có thể chuẩn bị cho gia đình một loại gia vị truyền thống, sử dụng phổ biến trong chế biến món ăn. Với vị chua dịu đặc trưng, cơm mẻ sẽ giúp các món ăn của bạn được dậy mùi hơn và kích thích sự tiêu hóa nữa. Chúc các bạn thực hiện thành công!
Cá lăng vừa ngon vừa bổ, mua ngay về làm các món ăn chẳng thua kém gì nhà hàng
Thịt cá lăng giàu dinh dưỡng lại cực ít xương dăm nên có thể chế biến thành rất nhiều món ngon, lạ miệng. Các món ăn từ cá lăng thường rất đắt khách tại các nhà hàng và khiến thực khách khó lòng quên được hương vị.
Vậy tại sao các mẹ không thử chế biến cá lăng ngay tại nhà để chiêu đã cả nhà nhỉ?
Cần gì tốn kém ra nhà hàng khi chính bạn cũng có thể tự chế biến được rất nhiều những món ăn từ cá lăng. Dưới đây là một vài cách nấu cá lăng thơm ngon mà dễ làm, chắc chắn sẽ giúp bạn "thăng hạng đầu bếp" với cả nhà!
Chả cá lăng
Nguyên liệu:
- 500g cá lăng (lấy phi lê)
- 100g riềng xay nhuyễn
- 100g cơm mẻ xay nhuyễn
- 1 muỗng cà phê bột nghệ
- Mắm tôm, chút đường, muối, nước mắm
- Hành lá, thì là.
- Bún tươi, đậu phộng rang, bánh đa nướng .
- Rau xà lách, húng cây
Cách làm:
- Cá cắt miếng dày khoảng 1 đốt tay (cỡ 33 cm)
- Ướp cá với bột nghệ, đầu hành giã nát, riềng, mẻ, mắm tôm, muối, nước mắm, mỡ, để khoảng 1 tiếng.
- Xếp cá lên vỉ, nướng chín vàng.
- Chuẩn bị một cái chảo đường kính 20 cm, sâu lòng. Cho hành lá, thì là cắt khúc vào chảo, xếp cá đã nướng chín lên trên, rưới mỡ (hay dầu ăn) rồi đặt lên bếp than riu riu lửa.
- Món này ăn kèm bún tươi, rau xà lách, húng cây, thì là, hành, bánh đa nướng và đậu phộng rang; chấm mắm tôm pha chanh, ớt.
Cá lăng om chuối đậu
Nguyên liệu:
1 con cá lăng (có thể thay bằng cá nheo hoặc loại cá khác)
- 2 quả chuối xanh
- 2 bìa đậu phụ
- Rau thìa là, tía tô, hành lá
- Nghệ, mắm tôm, riềng, mẻ, tỏi, hành tím
- Gia vị
Cách làm:
- Nghệ và riềng cạo vỏ, rửa sạch rồi giã nát trộn cùng mẻ và 1 muỗng cà phê mắm tôm rồi lọc lấy nước cốt.
- Cá cạo sạch nhớt rửa qua nước muối cho sạch, khứa khoanh vừa ăn. Ướp cá với nước cốt riềng mẻ 1/2 muỗng cà phê tiêu 2 muỗng canh hành tím băm nhỏ.
- Đậu phụ cắt khối vuông nhỏ, rán vàng.
- Chuối xanh tước bỏ phần vỏ, cắt khúc vừa ăn rồi bổ làm tư. Ngâm chuối trong nước pha dấm loãng để không bị thâm đen.
- Cho dầu ăn vào nồi để phi tỏi cho vàng rồi cho cá đã ướp vào xào cho thịt cá thơm. Tiếp theo cho chuối vào đảo sơ. Cho thêm một lít nước vào om đến khi cá chín và chuối mềm vừa ăn.
- Nêm thêm muối, nước mắm cho vừa ăn rồi cho đậu phụ đã chiên vào om thêm 5 phút. Cho thêm hành lá, thì là, tía tô thái nhỏ vào trước ngay khi vừa tắt bếp.
Cháo cá lăng
Nguyên liệu
- 500g cháo nêm (bột gạo hoặc tự ninh gạo trước)
- 25g sợi dao trụ ngâm nước
- 250g thịt nạc cá lăng
- 1 ít cải muối ngâm nước
- 150g xà lách xắt sợi
- Gia vị
Cách làm:
- Ướp cá lăng với cải muối với gia vị rồi vo thành viên, luộc chín.
- Bỏ gạo vào nồi nấu cháo.
- Đun sôi cháo, cho sợi dao trụ, viên cá lăng vào, nấu một lát rồi múc cháo ra tô lớn, nêm gia vị, xà lách cắt sợi vào.
Cá lăng sốt chua ngọt riềng mẻ
Nguyên liệu:
- Phi lê cá 800g
- Tiêu xay 1 gr
- Dầu ăn 500ml
- Muối 2 gr
- Củ riềng 30 gr
- Tỏi 10 gr
- Bột chiên giòn 100 gr
- Hành tây 100g
- Hành lá 30 gr
- Cà chua 100g
- Tương cà 30g
- Tương ớt 30g
- Cơm mẻ 15 gr
- Đường trắng 5g
- Mắm tôm 10 gr
Cách làm:
- Cá lăng mua về rửa sạch với muối iot cho bớt nhớt rồi làm sạch phần mang và nội tạng, cắt cá thành các miếng vừa ăn và chia làm 4 phần bằng nhau.
- Ép 20gr củ riềng, tỏi lấy nước, bỏ ra chén riêng. Cà chua rửa sạch cắt múi cau. Hành tây cắt múi cau. 10gr riềng cắt sợi. Hành lá cắt khúc dài 2,5cm.
- Cá ướp với nước ép riềng, tỏi và 2gr muối, 1gr tiêu, trộn đều, để 15 phút cho thấm gia vị. Bắc chảo lên bếp cho nóng rồi rót khoảng 500 ml dầu vào sao cho ước chừng cá có thể ngập trong dầu.
- Đun nóng vừa thì lấy từng miếng cá lăn qua bột chiên giòn khô rồi giũ nhẹ cho rớt bớt phần bột dư, sau đó thả ngay vào chảo chiên cho vàng đều 2 mặt, rồi vớt ra để vào dĩa có lót giấy thấm dầu.
- Bắc chảo lên bếp, cho 15ml (khoảng một muỗng) dầu vừa chiên cá vào chảo, đợi nóng già rồi cho riềng cắt sợi vào đảo cho thơm, tiếp tục cho hành tây và cà chua vào xào.
- Cho tiếp 30gr tương cà, 30gr tương ớt vào cùng với 50ml nước, khuấy cho đều sau đó nêm vào 10gr mắm tôm, 15gr mẻ, 5gr đường, nấu cho sôi lên để làm nước sốt, nêm nếm lại vừa ăn, cho hành lá vào đảo đều và tắt bếp.
- Bày cá ra đĩa, rưới nước xốt lên trên cá, trang trí thêm bằng chút ớt vừa bắt mắt vừa giúp món ăn ngon hơn.
Cá lăng nướng muối ớt
Nguyên liệu:
- Cá lăng 1 kg
- Hành tím băm 2 muỗng canh
- Tỏi băm 1 muỗng canh
- Sả băm 3 muỗng canh
- Chanh 1 quả
- Ớt sừng 1 quả
- Dầu hào 2 muỗng canh
- Tương ớt 2 muỗng canh
- Mật ong 2 muỗng canh
- Tiêu 1 muỗng cà phê
- Bột ngũ vị hương 1 muỗng cà phê
- Bột ngọt 1 muỗng cà phê
- Nước mắm 1 muỗng canh
- Muối 2 muỗng cà phê
- Dầu ăn 2 muỗng canh
- Dầu điều 1 muỗng canh
Cách làm:
- Cá lăng rửa sạch, có thể rửa cá qua nước sôi và rượu để khử mùi tanh, dùng dao khứa nhiều đường lên thân cá để ướp cá ngấm gia vị hơn hoặc cắt cá thành những lát nhỏ mỏng hay dày tùy sở thích.
- Băm nhỏ hành tím, tỏi, rồi trộn chung với sả xay, tương ớt, dầu hào, nước mắm, mật ong, ngũ vị hương, tiêu, bột ngọt. Ướp cá với hỗn hợp gia vị vừa trộn trong 20-30 phút cho thịt cá ngấm đều gia vị.
- Chuẩn bị than cho đỏ hồng, xếp cá lên vỉ nướng rồi đặt lên bếp than. Nếu không cắt khúc mà khứa thịt cá bạn có thể dùng que tre xiên qua miệng cá và để nướng nguyên con trên bếp than hồng.
- Thường xuyên lật cho cá chín đều và không bị khét. Bạn có thể quét một lớp mỏng dầu ăn trong khi nướng để cho cá cho màu đẹp mắt và không bị cháy.
Cách làm bò nhúng mẻ lá tía tô cuốn bánh tráng mềm ngon Cách làm bò nhúng mẻ lá tía tô cuốn bánh tráng mềm ngon về cơ bản thực hiện cũng tương tự món bò nhúng dấm/ giấm. Nước dùng được nấu chua ngọt, đậm đà hương vị, kết hợp nhiều loại rau sống như lá tía tô, rau càng cua, xà lách,.. .khiến món thịt bò cuốn bánh tráng trở nên phong phú và...