4 cách chống nồm “phản khoa học” mà rất nhiều người đang làm khiến nhà càng ẩm ướt thêm
Cứ tiếp tục những cách chống nồm vô bổ này thì nhà chỉ càng ẩm ướt, trơn trượt thêm mà không hề khô ráo được.
Việc trời bị nồm ẩm, nhà đổ mồ hôi, trơn trượt, đồ dùng trong nhà xuất hiện các vết mốc,… khiến cuộc sống sinh hoạt trong gia đình gặp nhiều khó khăn. Có nhiều cách đơn giản để đối phó và khắc phục tình trạng nồm ẩm trong nhà như dùng khăn hoặc giẻ khô lau nhà, dùng giấy báo hút ẩm, sử dụng máy hút ẩm,…
Bên cạnh những phương pháp này, cũng cần tránh ngay một số cách chống nồm phản tác dụng mà nhiều người thường hay làm, sẽ chỉ khiến nhà càng ẩm ướt thêm chứ không hề đem lại tác dụng gì.
Nhiều người thấy sàn nhà đổ mồ hôi và bụi bẩn thì vội lấy ngay chổi lau nhà rồi bật quạt cho khô. Tuy nhiên, việc làm này chỉ càng “đổ thêm dầu vào lửa” vì sàn nhà đã ướt rồi mà lại lau ướt thì chỉ càng trơn trượt khó khô hơn, chưa kể đến việc hơi ẩm sẽ tích tụ càng nhiều khiến tường bị mốc và gây hại cho các thiết bị điện.
Không nên lau nhà bằng giẻ ướt mà nên lau bằng giẻ khô trong những ngày nồm ẩm. (Ảnh minh họa)
Để giúp sàn nhà bớt trơn, bạn có thể dùng giấy báo trải gần cửa ra vào, cạnh thảm lau nhà để giúp hút ẩm tốt hơn, hoặc dùng giẻ khô lau nhà cho bớt nước.
2. Đóng kín cửa nhà, bật quạt hong khô
Tương tự như lau ướt nhà, việc bật quạt cũng là cách chống nồm ngược đời, không hề có tác dụng giúp hơi nước bốc đi nhanh hơn. Hơi lạnh từ quạt thổi ra không những không làm bay hơi nước trong phòng đã bị đóng kín, mà còn làm cho không khí ẩm ngưng kết mạnh hơn, nước đọng lại càng nhiều hơn, ẩm mốc càng nhiều hơn.
3. Mở toang cửa, mở nhiều cửa sổ
Khi thấy nhà ẩm ướt, nhiều người thường mở cửa thật thoáng vì cho rằng hơi ẩm sẽ bay bớt ra ngoài, nhà khô hơn. Tuy nhiên, bên ngoài trời nồm như vậy, càng mở cửa thì không khí ẩm bên ngoài bay vào càng nhiều. Tốt nhất, nên hạn chế sự xâm nhập của hơi ẩm vào nhà bằng cách đóng kín cửa.
Khi đóng kín cửa phải sử dụng máy hút ẩm hoặc máy điều hòa nhằm hút hết hơi ẩm trong phòng và thay bằng không khí khô hơn. Nếu đóng kín cửa mà không sử dụng điều hòa hoặc máy hút ẩm thì nhà vẫn bị ẩm ướt.
Có thể mở cửa sổ cho nhà khô thoáng những khi trời hửng nắng. (Ảnh minh họa)
Những ngày nồm ẩm hiện nay, mưa phùn chỉ xuất hiện vào đêm và sáng sớm, vào buổi trưa hoặc buổi chiều thường có một khoảng thời gian hửng nắng nhất định. Các gia đình nên tranh thủ khi thấy trời hửng nắng mở cửa nhà để ánh nắng mặt trời tràn vào nhà.
Đây là một cách chống nồm khá hiệu quả giúp hong khô nhà cửa, mặt khác ánh nắng mặt trời cũng giúp diệt virus, vi khuẩn tồn tại ở không khí trong nhà, bớt mùi hôi, làm sạch và khô không khí.
4. Rút phích cắm đồ điện tử liên tục
Thời tiết ẩm ướt là nguyên nhân khiến các thiết bị điện tử dễ bị hỏng hóc, chập cháy. Với các thiết bị điện tử như TV, đầu đọc đĩa, amply… thường rất nhạy cảm với khí hậu ẩm thấp. Bởi vậy để khắc phục tình trạng này bạn cần cắm thiết bị liên tục ở chế độ chờ (standby), sẽ giúp nguồn điện trong máy liên tục hoạt động, sinh nhiệt, sấy thiết bị không bị ẩm.
Ngoài ra bạn cũng nên duy trì mỗi ngày để dàn máy hoạt động một vài tiếng.
Thêm vào đó, để tránh tình trạng rò điện, nên tránh kê trực tiếp đồ điện sát nền nhà hoặc bờ tường. Tốt nhất bạn nên đặt các thiết bị điện cao hơn mặt đất khoảng 1m và cách tường 10-15 cm.
Video đang HOT
Cách loại bỏ nấm mốc, nồm ẩm
Theo PGS.TS Trần Hồng Côn – Khoa Hóa (ĐHQGHN), thời tiết nồm là môi trường lý tưởng để vi khuẩn, nấm mốc phát triển mạnh. Nấm mốc có thể xuất hiện ở khắp căn nhà từ tường nhà, trần nhà, sàn nhà, phòng vệ sinh, xung quanh vòi tắm hoa sen hoặc bồn tắm… cho tới tủ quần áo, thảm, đệm…Để tránh nấm mốc, mọi người cần lau sạch ngay những chỗ có nước ngưng tụ. Bật quạt thông gió làm thông hơi ra ngoài. Trong nhà nên xếp các đồ dễ bị ẩm mốc lên cao, không tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Để thoáng gầm giường, tủ… để tránh mọc nấm mốc không biết.Quần áo, khăn cất ở nơi sạch sẽ và khô ráo, dịch chuyển tủ quần áo ra xa khỏi chỗ xuất hiện nấm mốc, không để quần áo bị ẩm ướt trong máy giặt, lau tường trong phòng tắm, phòng bếp, vòi sen bằng giẻ lau hoặc miếng mút…Khi lau dọn để loại bỏ những chỗ nấm mốc cần phải cẩn thận tránh tiếp xúc trực tiếp đến các mảng mốc. Nếu không cẩn thận, nấm mốc có thể gây ra những điều bất lợi cho sức khỏe với nhiều bệnh như dị ứng, nhiễm trùng đường hô hấp hoặc các bệnh ngoài da… Nên dùng găng tay và khẩu trang khi lau chùi nấm mốc.
Theo Khám Phá
3 cách làm hoa từ vải dạ đơn giản mà cực đẹp
Với những ưu điểm như chất liệu vải, màu bền... vải dạ được chọn làm hoa rất đẹp. Cùng tham khảo các cánh làm hoa, lá đơn giản từ vải dạ sau đây nhé!
Cách 1: Lá dương xỉ
Nguyên liệu:
- Vải dạ màu xanh
- Kẽm xanh số 18
- Lọ cắm hoa
- Dụng cụ: súng bắn keo, kéo, kìm
Cách làm:
Bước 1
Đầu tiên, bạn cắt vải dạ màu xanh thành 24 tấm hình chiếc lá với 6 kích thước từ nhỏ đến lớn, mỗi kích thước 4 tấm. Tiếp theo, bạn cắt tua rua ngắn dọc theo hai bên mép của chiếc lá. Tương tự, bạn cắt tua rua cho những chiếc lá còn lại. Cắt đoạn kẽm làm cành lá, bạn dùng súng bắn keo dán chiếc lá có kích thước lớn thứ 3 vào đầu kẽm. Tiếp đến, bạn dán 2 chiếc lá nhỏ nhất vào hai bên chiếc đầu tiên. Tiếp sau đó, bạn dán lần lượt những chiếc lá còn lại theo thứ tự từ nhỏ đến lớn và các chiếc lá dán xen nhau trên sợi kẽm thành cành lá dương xỉ.
Bước 2
Đặt sợi kẽm lên trên tấm vải dạ xanh, dùng súng bắn keo dán sợi kẽm dọc theo mép tấm vải. Sau đó, bạn dùng kéo cắt tấm vải xanh với đường cắt cách sợi kẽm 2cm. Tiếp theo, bạn cuộn tròn sợi kẽm bên trong dải vải và dán cố định bằng súng bắn keo. Cuối cùng, bạn dùng kìm uốn cong sợi kẽm theo hình xoắn ốc là xong. Tương tự, bạn làm thêm vài cành xoắn để cắm bình cho đẹp.
Thật đơn giản và nhanh chóng, bạn có ngay 2 bình cắm lá độc lạ đẹp trang trí cho căn phòng. Thay vì cắm hoa, bạn hãy thay đổi chút không khí cho căn phòng mới lạ với bình lá xanh lạ mắt.
Cách 2: Hoa sao nhái
Nguyên liệu:
- Vải dạ màu đỏ, hồng làm hoa, màu vàng làm nhụy, màu xanh làm đài hoa và lá
- Kẽm xanh số 18
- Cuộn sáp xanh
- Bút màu đỏ, hồng
- Dụng cụ: kéo, súng bắn keo, bàn là
Cách làm:
Bước 1
Đầu tiên, bạn cắt vải dạ màu đỏ 8 tấm hình cánh hoa, cắt vải dạ xanh 1 tấm hình đài hoa. Cắt vải dạ vàng 1 tấm hình chữ nhật dài, cắt tua rua dọc theo chiều dài của dải vải làm nhụy hoa. Tiếp theo, dùng súng bắn keo dán hai mép cạnh bên dưới của cánh hoa tạo độ cong. Bạn dùng bàn là để là các cánh hoa tạo nếp gập lên xuống tự nhiên. Cuộn tròn nhụy hoa quanh đầu kẽm, dán cố định bằng súng bắn keo.
Bước 2
Bạn dùng súng bắn keo dán 8 cánh hoa bao quanh bên dưới nhụy hoa vàng. Và dùng bút màu đỏ, tô nhẹ ở phần lõm giữa cánh hoa trông cánh hoa như thật. Sau đó, bạn dán đài hoa màu xanh bên dưới bông hoa. Cuối cùng, quấn sáp xanh bao quanh bên ngoài sợi kẽm làm cành hoa là xong.
Tương tự, bạn làm thêm nhiều cành hoa sao nhái khác với tông màu hồng, hồng đậm. Cắt vải dạ xanh là thêm vài cành lá để cắm xen hoặc bó hoa thêm đẹp.
Cách 3: Hoa dướng dương
Nguyên liệu:
- Vải dạ màu nâu nhạt, nâu đậm, màu vàng, màu đen, màu xanh
- Giấy nhún màu vàng làm cánh hoa, màu xanh lá đậm nhạt làm đài hoa và lá
- Kẽm xanh số 18
- Que gỗ
- Màu bột (màu phấn tiên) màu hồng cánh sen, màu vàng
- Cuộn sáp xanh
- Hạt gỗ
- Dụng cụ: kéo, súng bắn keo, mút xốp, keo dán vải
Cách làm:
Bước 1
Bạn cắt vải dạ thành các dải dài 2x25cm lần lượt như sau: 1 dải màu đen, 2 dải màu vàng, 5 dải màu nâu đậm, 8 dải màu nâu nhạt. Tiếp theo, dùng keo dán vải dán chồng dải vải màu nâu nhạt lên trên dải vải màu đen, dải vải màu nâu nhạt lên trên dải vải màu vàng, dải vải màu nâu đậm trên dải vải màu nâu nhạt, sao cho mép vải của dải vải trên cách 0,6cm với mép vải của dải vải bên dưới. Tương tự bạn dán cho các dải vải còn lại, dùng kéo cắt tua rua cho cho dải vải nằm bên dưới.
Bước 2
Tiếp đến, bạn dán cuộn tròn dải vải tua rua màu nâu bên trong, 2 dải vải màu vàng bên ngoài và 3 dải vải màu nâu nhạt bên ngoài bằng keo dán vải. Khi cuộn bạn chú ý cuộn phần nhụy màu đen bên trong cao hơn phần nhụy vàng và nâu bên ngoài. Cắt giấy nhún màu vàng nhiều tấm làm cánh hoa với hai kích thước lớn và nhỏ, dùng mút xốp tô màu hồng cánh sen lên bên dưới của mỗi cánh hoa và màu vàng lên cánh hoa bên trên tạo hiệu ứng màu tự nhiên cho cánh hoa. Bạn dán lớp cánh hoa nhỏ thứ nhất bao quanh nhụy hoa, một cách hoa cách một cánh hoa thành lớp cánh thứ nhất. Khi dán mỗi cánh hoa, bạn xếp ly túm lại ở mỗi gốc cánh hoa để dán vào nhụy hoa trông như thật.
Bước 3
Tương tự, bạn tô màu và dán lớp cánh hoa lớn thứ hai xen với lớp cánh hoa thứ nhất. Bạn chập các sợi kẽm với nhau thành một và dùng sáp xanh quấn cố định, nối với que gỗ làm thân cành hoa, phần kẽm bên trên có thể uốn cong để tạo dán cho cành hoa. Bạn dán đầu kẽm với hạt gỗ và dán ở giữa bên dưới nhụy hoa.
Bước 4
Cắt vải dạ màu xanh 1 tấm hình tròn có đường kính lớn hơn đường kính của nhụy hoa làm đài hoa. Bạn cắt lỗ tròn nhỏ giữa tấm đài hoa, xuyên qua cành hoa dán vào bên dưới bông hoa. Cắt giấy nhún màu xanh đậm và nhạt thành nhiều tấm hình chiếc lá có chiều dài bằng 1/3 cánh hoa lớn. Bạn dán nối 2 nữa chiếc lá xanh đậm và nhạt với nhau thành hình chiếc lá.
Bước 5
Bạn dán 3 vòng lá xanh xen nhau trên tấm vải dạ xanh làm đài hoa. Cắt giấy màu xanh thành 2 tấm chiếc lá lớn, cắt viền răng cưa dọc theo hai bên mép lá, dán 2 nửa chiếc lá với nhau trên sợi kẽm làm cành lá. Tương tự, bạn làm thêm vài cành lá để quấn vào cành hoa hướng dương cho đẹp.
Vậy là cành hoa hướng dương của bạn đã hoàn thành! Với một cành hoa hướng dương cũng đủ để bạn làm thành chậu hoa hướng dương một bông rất đẹp. Hoa hương dương to nên lên chậu một bông đẹp nhé, nếu thích bạn có thể làm 3 cành hoa hướng dương cắm bình trang trí nhà đẹp xinh!
Chúc bạn thành công với 3 cách làm hoa cùng vải dạ đơn giản mà đẹp này nhé!
Nguồn: liagriffith
Bà nội trợ đảm đang bày mẹo làm bánh flan mịn mượt như nhung không lo bị rỗ Để có được những miếng flan mềm mịn, không rỗ mặt thì không phải chị em nào cũng làm được. Bánh flan được rất nhiều người yêu thích trong ngày hè vì không chỉ thơm ngon, tươi mát mà còn rất bổ dưỡng. Tuy nhiên, nhìn thì dễ, nhưng trong quá trình làm flan, nếu không biết cách sẽ gặp phải tình trạng...