4 bước ’sống chung’ với Covid-19 của Singapore
Singapore đang ở giai đoạn chuẩn bị trong lộ trình bốn bước “sống chung” với Covid-19, hướng đến phục hồi kinh tế song song kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe người dân.
Xuyên suốt lộ trình bốn bước này, Singapore vẫn luôn cẩn trọng đánh giá và củng cố các biện pháp phòng dịch, triển khai nhanh chóng và cẩn thận dựa trên tình hình thực tế. Giữa tình hình số ca nhiễm Covid-19 bất ngờ tăng trở lại từ đầu tháng 9, đảo quốc sư tử đã sớm đưa ra những giải pháp mới song song với tiếp tục duy trì tiêm chủng và xét nghiệm, để có thể vừa “mở cửa” phục hồi vừa siết chặt phòng chống dịch.
Bộ Y tế Singapore cập nhật bản đồ khu vực ghi nhận tỷ lệ ca nhiễm Covid-19 cao trên website của Bộ, hướng dẫn người dân đi lại và sinh hoạt, từ 1/10. Ảnh: Straits times
Tăng cường các biện pháp bảo vệ an toàn
Trước tình hình số ca Covid-19 cộng đồng tiếp tục tăng, ngày 24/9 vừa qua, chính phủ Singapore thông báo siết chặt các quy định giãn cách, ngăn chặn gia tăng ca nhiễm mới theo tốc độ hiện tại. Bộ Y tế Singapore cho biết đảo quốc không quay lại tình trạng cảnh giác tăng cao. Tuy nhiên, một số quy định phải được siết chặt trong khoảng một tháng từ 27/9 đến 24/10 nhằm giảm áp lực lên hệ thống y tế.
Theo đó, với các hoạt động xã hội, tương tác, chính phủ Singapore quyết định giảm số người tập trung sinh hoạt cộng đồng từ 5 xuống tối đa 2 người. Người dân cũng được khuyến cáo hạn chế số lần sinh hoạt cộng đồng xuống một lần mỗi ngày.
Video đang HOT
Mặt khác, làm việc tại nhà được xem như hình thức mặc định với người lao động nếu điều kiện cho phép. Nhân viên không thể làm tại nhà được khuyến nghị tự xét nghiệm hàng tuần để ngăn lây nhiễm chéo tại nơi làm việc. Tất cả học sinh tiểu học và giáo dục đặc biệt cũng được cho học trực tuyến đến ngày 7/10.
Trước đó, vào ngày 6/9, Singapore cũng từng cập nhật các biện pháp an toàn để sớm phát hiện ca bệnh, giảm thiểu lây lan dịch bệnh khi số ca nhiễm bất ngờ tăng trở lại từ đầu tháng 9. Những người nhận cảnh báo nguy cơ sức khỏe liên quan đến Covid-19 phải hạn chế tiếp xúc cộng đồng trong 14 ngày. Ngoài ra, chính phủ Singapore cũng đang nghiên cứu khả năng triển khai tiêm nhắc lại vaccine Covid-19 cho nhóm người trẻ tuổi, bảo vệ những người được tiêm và giúp giảm khả năng lây lan dịch bệnh.
Đặt tiêm chủng, xét nghiệm làm trọng tâm
Singapore hiện là một trong những quốc gia đạt tỷ lệ tiêm chủng Covid-19 cao nhất thế giới với 82% dân số đã hoàn thành tiêm hai liều. Song đảo quốc vẫn xem đây là biện pháp phòng dịch trọng tâm, song song với xét nghiệm diện rộng.
Đối diện với tình hình số ca nhiễm tăng trở lại, Singapore duy trì mở rộng quy mô các cuộc xét nghiệm và tiêm chủng. Các chiến dịch, hoạt động khuyến khích tiêm vaccine và cung cấp kit test nhanh tại nhà cũng tiếp tục được đẩy mạnh.
Theo đó, vào ngày 24/9, Bộ Y tế Singapore cho biết các bộ dụng cụ xét nghiệm được cung cấp 24/24 qua 100 máy bán hàng tự động, đặt ở 56 địa điểm thuộc các khu dân cư trên toàn quốc đảo. Bên cạnh đó, từ ngày 25/9, 8 trung tâm sàng lọc cấp vùng và 3 trung tâm xét nghiệm nhanh cũng mở cửa vào cuối tuần để hỗ trợ công tác xét nghiệm có kết quả tức thì.
20 trung tâm test nhanh tự trả phí cũng được thành lập từ ngày 1/10, dành cho các đối tượng là công nhân, cần đáp ứng các quy định về xét nghiệm. Các doanh nghiệp không thuộc lĩnh vực bắt buộc xét nghiệm sẽ nhận 8 bộ kit test nhanh cho mỗi nhân viên làm việc tại chỗ. Công nhân phải tự test Covid-19 hàng tuần trong hai tháng và báo cáo kết quả đầy đủ.
Từ ngày 13/9, người lao động trong lĩnh vực giao thông vận tải và siêu thị đi làm trở lại buộc phải xét nghiệm Covid-19 1-2 lần mỗi tuần. Chi phí cho tất cả các xét nghiệm do chính phủ trợ cấp, gồm cả những trường hợp đã và chưa được tiêm vaccine cho đến cuối năm nay.
Sắp tới, chính phủ Singapore dự kiến thiết lập thêm nhiều cơ sở xét nghiệm trên cả nước, tạo điều kiện cho người dân test Covid-19 thường xuyên và dễ dàng hơn. Đảo quốc xem việc xét nghiệm Covid-19 thường xuyên là trách nhiệm xã hội của mỗi công dân. Đó cũng là lý do nước này quyết định phát bộ kit test nhanh đến từng hộ gia đình từ 28/8 đến 27/9 và khuyến khích mọi người tự test định kỳ.
Với công tác tiêm chủng, để duy trì khả năng miễn dịch cho người tiêm đủ hai mũi vaccine Covid-19 từ nhiều tháng trước, Singapore đã bắt đầu triển khai tiêm nhắc lại cho các nhóm đối tượng nguy cơ cao: nhóm suy giảm miễn dịch ở mức độ trung bình đến nghiêm trọng; nhóm ngoài 60 tuổi; người đang cư trú tại các cơ sở chăm sóc người cao tuổi. Người suy giảm miễn dịch sẽ tiêm liều ba với vaccine Covid-19 cùng loại sau hai tháng kể từ ngày tiêm liều hai.
Thư ký hưu trí Ronnie Lee tiêm nhắc lại vaccine Covid-19 tại Câu lạc bộ Cộng đồng Teck Ghee. Ảnh: Kevin Lim
Bộ Y tế Singapore cho biết nhóm người trên 60 tuổi đã tiêm mũi hai vào khoảng tháng 3 sẽ đủ điều kiện tiêm mũi ba trong tháng 9. Từ ngày 4/10, Singapore triển khai tiêm nhắc lại cho nhóm 50-59 tuổi, sau khi đã tiêm mũi hai trên 6 tháng.
Là một trong những nước tiên phong trong chiến lược sống chung với Covid-19, Singapore vẫn đang từng bước học hỏi và điều chỉnh để có thể đưa ra quyết định kịp thời, phù hợp trong công tác chống dịch. Đây cũng là bài học kinh nghiệm để các quốc gia khác có thể tham khảo và áp dụng trong hoàn cảnh phù hợp.
Singapore phục hồi kinh tế cùng những rủi ro
Kinh tế Singapore đang trên đà phục hồi từ tình trạng suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử nước này do dịch bệnh COVID-19 gây ra nhưng vẫn tồn tại những rủi ro tiềm tàng.
Đây là nội dung bài viết đăng trên báo The Straits Times số ra gần đây.
Người dân thực hiện giãn cách xã hội phòng lây nhiễm COVID-19 khi xếp hàng bên ngoài một hiệu bánh ở Singapore ngày 22/5/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 26/7, phóng viên TTXVN tại Singapore dẫn bài viết cho biết hiện có 4 mối đe dọa nền kinh tế Singapore, trong đó mối đe dọa về một biến thể mới của virus gây bệnh COVID-19 nguy hiểm hơn đang hiện hữu do phần lớn dân số thế giới chưa được tiêm vaccine. Biến thể Delta hoành hành đã khiến nhiều nước siết chặt lại các biện pháp phòng dịch an toàn trong năm nay và điều này vẫn đang ảnh hưởng đến nhiều người dân Singapore. Nhà kinh tế thuộc Tập đoàn UOB Barnabas Gan nhận định triển vọng kinh tế của Singapore sẽ phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh COVID-19 và bất kỳ ổ dịch nào được phát hiện gần đây mà có diễn biến nghiêm trọng đều có thể gây rủi ro cho sự tăng trưởng toàn diện của nước này.
Trong khi đó, chính sự phục hồi kinh tế cũng đang cho thấy hai mối đe dọa tiềm tàng khác, đó là lạm phát và sự giảm sút nhu cầu trên toàn cầu đối với đồ điện tử vốn là "chìa khóa" cho xuất khẩu và lĩnh vực sản xuất của Singapore. Tác giả bài viết nhận định khi tăng trưởng lấy được đà thì nguy cơ lạm phát tăng vọt. Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy khi những hạn chế đi lại được nới lỏng, đặc biệt là ở những nền kinh tế lớn, tiên tiến, người tiêu dùng đang chuyển từ các thiết bị điện tử họ cần để làm việc tại nhà sang những khoản mua sắm đắt tiền. Lạm phát cao hơn dự kiến có thể thúc đẩy các ngân hàng trung ương lớn đảo ngược việc cắt giảm lãi suất xuống những mức thấp nhất trong lịch sử, theo đó các chính sách thắt chặt tiền tệ có thể gây ra sự suy giảm về nhu cầu và các dòng đầu tư toàn cầu.
Tỷ giá cao hơn và sự chậm lại theo chu kỳ trong xuất khẩu có thể cản trở sự phục hồi kinh tế của Singapore hay ít nhất làm chậm lại tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ hiện nay. Các nhà cung cấp thông tin thị trường International Data Corporation and Gartner gần đây đã công bố dữ liệu vận tải đường biển máy tính cá nhân trên toàn cầu trong quý II/2021 cho thấy tốc độ tăng trưởng đã giảm đáng kể so với quý trước đó. Hiện xuất khẩu chất bán dẫn và các thiết bị linh kiện điện tử cao cấp khác của Singapore đã và đang tăng trưởng với tốc độ ấn tượng với xuất khẩu hàng điện tử trong tháng 6 tăng 25,5%. Tuy nhiên, điện tử là ngành mang tính chu kỳ cao. Những dấu hiệu về việc nhu cầu giảm có thể nhanh chóng khiến các nhà sản xuất hàng điện tử cắt giảm sản lượng và từ đó sử dụng ít vi mạch và các bộ phận khác trong một thiết bị hay máy tính. Ngoài ra, ngay cả khi nhu cầu vẫn được duy trì, sự thiếu hụt nguồn cung chất bán dẫn trên toàn cầu cũng có thể hạn chế sự gia tăng sản lượng hàng điện tử.
Trong bối cảnh tình trạng nguồn lao động không chắc chắn do dịch bệnh COVID-19, lĩnh vực xây dựng phải đối mặt với thiếu hụt nguồn nhân lực cũng như nguyên vật liệu. Theo tác giả bài viết, có thể Singapore đã dập tắt được sự bùng phát COVID-19 trong các khu ký túc người lao động nhập cư và dần mở cửa, nhưng các nước cung cấp nguồn nhân lực và nguyên vật liệu cho ngành xây dựng nước này lại không được như vậy. Cụ thể, Giám đốc điều hành công ty xây dựng Soilbuild, ông Ganessaraj Soocelaraj cho biết phần lớn nguồn cung vật liệu của công ty là từ Malaysia nhưng hiện đang bị gián đoạn lớn do tình hình dịch bệnh tại Malaysia đang diễn biến phức tạp. Không chỉ nguyên vật liệu, công ty này còn phụ thuộc lớn vào nguồn lao động nhập cư mà vấn đề này lại nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp.
Singapore ghi nhận số ca mắc mới cao nhất trong hơn 1 năm qua Ngày 7/9, Bộ Y tế Singapore thông báo đã ghi nhận 328 ca mắc mới COVID-19 lây nhiễm trong cộng đồng. Đây là số ca mắc mới trong ngày cao nhất mà "đảo quốc Sư tử" này ghi nhận được trong hơn 1 năm qua. Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Singapore. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN Số ca mắc mới...